Triều Tiên: “Đừng có mà giễu cợt lãnh đạo!”
Ở Bắc Triều Tiên, việc chế nhạo nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un dường như đồng nghĩa với việc tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa.
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và một số lãnh đạo quân đội nước này. Ảnh Reuters
Một thí dụ điển hình là hồi tháng Tư, các viên chức Bắc Triều Tiên đã tạt qua một hiệu hớt tóc ở London, vì cửa hiệu này đã treo tấm áp phích quảng cáo chế nhạo kiểu tóc của Kim Jong Un, theo VOA.
Trước đây trong tháng này, Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên hiệp quốc Ja Song Nam đệ đơn chính thức thúc giục cơ quan này buộc Hoa Kỳ ngăn chặn cuốn phim &’The Interview’ (Phỏng Vấn) sắp được phát hành
Bộ phim – do 2 ngôi sao điện ảnh Seth Rogen và James Franco thủ vai trong một âm mưu ám sát Kim Jong Un – chế nhạo nhà cai trị Bắc Triều Tiên.
Đơn khiếu nại nói rằng &’cho phép sản xuất và phát hành một cuốn phim về vụ ám sát nguyên thủ của một nước nên bị xem như một hình thức bảo trợ khủng bố công khai cũng như là một hành động chiến tranh.”
Trong tuần qua, Bắc Triều Tiên lại yêu cầu Trung Quốc chận đứng sự lan truyền một video châm biếm Kim Jong Un. Theo nhật báo Chosun Ilbo ở Nam Triều Tiên, miền bắc nói rằng video – cho thấy Kim Jong Un trong nhiều tình huống ngớ ngẩn, trong đó có cảnh bị Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hạ đo ván – “làm tổn hại nghiêm trọng đến địa vị và quyền thế của ông Kim.”
Mặc dù phản ứng của Bắc Triều Tiên đối với việc nhạo báng Kim Jong Un dường như quá khích, đối với những người xem Bắc Triều Tiên thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Video đang HOT
Bà Katherine H.S. Moon, chủ tịch tổ chức SK Korea Foundation nghiên cứu về Triều Tiên thuộc Viện Brookings trong thủ đô Washington nhận định:
“Đó là một hình thái văn hóa chính trị không thể chịu nổi sự thiếu kính trọng các nhà lãnh đạo của họ hay nước họ. Cho dù chúng ta có thể tìm thấy sự hài hước trong đó như một trò giải trí thông minh, và không có vấn đề chế nhạo và cùng cười với các nhà lãnh đạo chính trị của chính chúng ta – thì người Bắc Triều Tiên xem những người nhà họ Kim như thần thánh. Vì vậy đối với họ đó là phạm thương.”
Bà Moon nói rằng Bắc Triều Tiên có lẽ cảm thấy bắt buộc phải phản ứng đối với các vụ này để giữ thể diện. Bà nói:
“Giữ im lặng sẽ là hèn nhát, và thua cuộc – &’vi phạm’ tính thần thánh của gia đình họ Kim và giới lãnh đạo nhân dân Bắc Triều Tiên thì cũng OK. Họ không có sự lựa chọn.”
Bà Moon nói bà không xem quan trọng mấy sự tranh cãi của Bắc Triều Tiên rằng phim &’The Interview’ có thể khích động các mưu toan ám sát. Bà nói:
“Ông ấy được bảo vệ rất chặt chẽ. Tuy nhiên, mối quan tâm thực tiễn hơn là việc làm giảm tiếng tăm và tính chính đáng của ông ấy. Ông ta còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự tiếp xúc và sự thân hữu với các nhà lãnh đạo nước ngoài, đặt ông ấy ở một vị thế bấp bênh. Ông ấy phải tìm sự kính trọng và tin tưởng của các nhà lãnh đạo quân đội lớn tuổi hơn, và Đảng Công nhân Triều Tiên.”
Video của Trung Quốc cho thấy thêm một bất ngờ mới vì nó xuất phát từ một đất nước trước nay là nước thân hữu.
Bà Moon nói: “Kim và nhóm lãnh đạo nhỏ của ông ta biết rằng Trung Quốc xem thường ông và đất nước của ông, và chán phải đối phó với chế độ ngoan cố,” trong lúc đó thì Bắc Triều Tiên “lại không tự xem mình như một nước chư hầu của Trung Quốc – vì vậy cho dù được hưởng lợi ích kinh tế và chính trị từ sức mạnh của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên không bao giờ hành động khúm núm hay quỳ lụy đối với Trung Quốc.”
Bà nói, “Trung Quốc đã để cho những biểu lộ chống Kim và chống Bắc Triều Tiên được tự do bày tỏ trên mạng, và ở mức độ ít hơn trong tin tức báo chí. Và Bắc Triều Tiên mới đây công khai chỉ trích Trung Quốc gay gắt, một phần do lệnh cấm vận dầu hỏa không chính thức, và một phần vì xem thường Bắc Triều Tiên qua việc đối xử hửu nghị hơn với Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye.”
Bà nói rằng Bắc Triều Tiên mới đây cũng truy quét việc sử dụng đồng nguyên của Trung Quốc. Bà nhận định:
“Có sự ngờ vực và bất mãn lẫn nhau, nếu không nói là thù địch, giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.”
Một lý do khác về sự đả kích của Bắc Triều Tiên có thể chỉ đơn giản là sự thiếu an tâm của Kim Jong Un. Bà nói:
“Kim Jong Un bị nhiều trò hề nhắm vào ông ta – từ kiểu tóc, đến giày, rồi phim ảnh, phụ nữ, cân nặng. Nhưng ông ấy là người kế thừa trực tiếp của &’Lãnh tụ Vĩ đại’ và ông ấy có nhiều thập kỷ để rút tỉa kinh nghiệm và sự ủng hộ về chính trị.”
Bà nhận xét: “Ông Kim (Jong Un) tỏ ra không có óc hài hước, và không thoải mái”.
Theo Tri Thức
Triều Tiên sử dụng diễn đàn ARF nghe ngóng, Trung-Nhật có thể tiếp xúc
Rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị.
Tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong lần đầu tiên tham dự diễn đàn ARF.
Bưu điện Hoa Nam ngày 8/8 dẫn lời giới phân tích nhận định, rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị. Các hoạt động ngoại giao trong khuôn khổ diễn đàn có thể cung cấp gợi ý về cách giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực.
Trong khi Biển Đông sẽ tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong diễn đàn này, các nhà phân tích cũng đang tìm hiểu về sự xuất hiện lần đầu tiên của tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong và khả năng tiếp xúc song phương giữa Ngoại trưởng 2 nước Nhật Bản, Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ kêu gọi đóng băng tự nguyện tất cả các hành động leo thang khiêu khích ở Biển Đông, động thái mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ gây ra phản ứng kịch liệt từ Trung Quốc.
Tuy nhiên theo giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc, diễn đàn ARF hàng năm giữa ASEAN và các đối tác quan trọng khác sẽ rất ít khả ăng để giải quyết các tranh chấp. Các Ngoại trưởng ASEAN vẫn có thể ra một tuyên bố nhấn mạnh mối quan tâm, kêu gọi giải quyết với sự nồng nhiệt lặp đi lặp lại mỗi kỳ họp và không có hiệu lực ràng buộc.
Nhưng với Myanmar đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay có thể gặp phải vấn đề, theo Rodolfo Severino, cựu Tổng thư ký ASEAN và đang là một nhà nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Trung Quốc là nước láng giềng sát nách của họ và tiếp tục là một nguồn đầu tư lớn. Myanmar đang phải tự cân bằng trước sự canh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực.
Oh Ei Sun, một nhà phân tích từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajartnam cho biết, nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc cũng sẽ bị cắt xén do thiếu ảnh hưởng của Myanmar. Các nhà ngoại giao khác sẽ sử dụng cuộc đối thoại kéo dài 2 ngày để thúc đẩy các lợi ích của đất nước họ.
Phái đoàn Bắc Triều Tiên được dự kiến là sẽ thu thập thông tin và "có được cảm giác về những gì đang xảy ra" vì Bình Nhưỡng tiếp tục xem xét việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, theo Adam Cathcart, một nhà phân tích đại học Leeds cho biết.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida được cho là cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm một cuộc tiếp xúc vói người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong ngày mai, theo Kyodo News. Bắc Kinh đã tỏ ra miễn cưỡng để sắp xếp một cuộc gặp với phía Nhật Bản vì 2 bên vẫn chưa tạo ra môi trường đối thoại.
Theo Giáo Dục
Triều Tiên đang dần 'tránh xa' Trung Quốc? Dường như mối quan hệ giữa Triều Tiên - Trung Quốc đang có những trục trặc nghiêm trọng. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm tới hơn 50% trong nửa đầu năm nay. Khu công nghiệp Keasong - biểu tượng của sự hợp tác 2 miền Triều Tiên. Mới đây, có thông tin cho rằng Triều Tiên đã quyết định mở...