Triều Tiên dùng bài của Trung Quốc để ‘thoát Trung’?
Kim Jong Un đang đưa Triều Tiên thoát dần khỏi cái bóng của Trung Quốc và ông này sử dụng chính bài của Trung Quốc để thực hiện mục tiêu ấy.
Truyền thông Zimbabwa đưa tin, chính phủ Triều Tiên đã mua một lượng lớn đất đai màu mỡ nhất của Zimbabwe, ở các tỉnh Đông Mashonaland và Trung Mashonaland, để trồng lúa nhằm giải quyết vấn nạn thiếu lương thực tại Triều Tiên.
Dù Bộ Nông nghiệp Zimbabwe vẫn chưa có bình luận gì về thông tin này nhưng nó phù hợp với những động thái gần đây của Triều Tiên. Tháng trước, một quan chức chính phủ Triều Tiên được biết đã bày tỏ quan tâm đến việc đầu tư vào nông nghiệp và công-nông nghiệp tại tỉnh Malanje, bắc Angola.
Triều Tiên cũng tỏ ra quan tâm đến đầu tư nông nghiệp tại Gambia, khi vào tuần trước, tờ Daily Observer của đất nước châu Phi này đưa tin về cuộc gặp giữa đại sứ Triều Tiên ở Gambia Hong Son Phy và Tổng thống Gambia Dr. Yahya Jammeh.
Nông dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng
Lâu nay Triều Tiên luôn trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng. Báo cáo ghi nhận sản lượng gạo của Triều Tiên trong vài năm trở lại đây đã giảm sút đáng kể so với mức 6 triệu tấn trong những năm 80 của thế kỷ trước. Nguyên nhân sụt giảm một phần đến từ tình trạng xói mòn đất và lũ lụt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ước tính, Bình Nhưỡng cần khoảng 5,37 triệu tấn gạo trong năm 2014, theo báo cáo của Viện Kinh tế nông thôn và Viện Phát triển Triều Tiên. Con số này được dựa trên giả định rằng Triều Tiên có 24,8 triệu dân và mỗi người dùng bình quân 175 kg gạo trong năm 2013.
Phần lớn lương thực của Triều Tiên nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất, nhà cung cấp lớn nhất và cũng là nước có ảnh hưởng nhất với Bình Nhưỡng. Triều Tiên chiếm gần một nửa viện trợ ra quốc tế của Trung Quốc. Năm 2010, trong số 64 triệu USD ngũ cốc nhập khẩu của Triều Tiên, Trung Quốc chiếm tới 94%. Còn lại là lương thực viện trợ của Mỹ, Canada cùng một số mua lại từ Ukraine và Thái Lan.
Tuy nhiên, từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, quan hệ đồng minh thân thiết giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã xuất hiện nhiều rạn nứt. Nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong nửa đầu năm 2014, Triều Tiên mới chỉ nhập khẩu 58.387 tấn ngũ cốc các loại từ Trung Quốc, giảm 53% so với mức 124.228 tấn của năm trước đó.
Theo đó, đứng đầu danh sách nhập khẩu là bột mỳ với 40.142 tấn, tương đương 68,8%, tiếp theo là gạo và ngô với 13.831 tấn và 3.420 tấn.
Giảm nhập khẩu lương thực từ Trung Quốc đồng nghĩa với việc Triều Tiên phải đa dạng hóa các đối tác kinh tế nước ngoài, tìm kiếm các nguồn cung lương thực khác.
Để làm được điều đó, Triều Tiên đã hướng tới chính đối tác truyền thống của Trung Quốc là châu Phi và dùng chính chiêu bài của Trung Quốc để “ thoát Trung”, đó là mua đất ở nước ngoài để trồng lương thực.
Trung Quốc thường có chính sách là thu mua, thuê đất nông nghiệp để mở trang trại sản xuất sau đó biến những người địa phương thành người làm công ăn lương cho mình nhằm hỗ trợ về an ninh lương thực cho quốc gia này, mặt khác có thể bành trướng được phạm vi ảnh hưởng.
Hãng Reuters cho biết, trong năm 2009, Trung Quốc chỉ có tổng cộng hơn 2 triệu hécta đất nông nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, con số này ngày càng tăng lên bởi nhu cầu lương thực mỗi ngày một lớn của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Tại châu Phi, Trung Quốc thuê hoặc mua đất xây dựng các làng nông nghiệp, từ đó đưa nông dân Trung Quốc sang sinh sống, khai thác đất đai và canh tác nông nghiệp. Tại Mozambique, số người Trung Quốc đến châu thổ Zambaydi định cư lên đến 10.000 người. Tại đây, họ xây dựng các hệ thống tưới tiêu, kênh rạch; xây dựng, quản lí các nông trại lớn, điều hành và bảo quản các thiết bị nông nghiệp; dạy tiếng Hoa trong các trường học…
Việc Triều Tiên mua đất nông nghiệp màu mỡ ở nhiều nước châu Phi cho thấy nước này đang cố gắng tự chủ về lương thực, giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Glyn Davies từng phát biểu trong phiên điều trần trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hồi tháng 7/2014, việc phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu, thực phẩm của Trung Quốc chính là gót chân Achilles của Triều Tiên.
Nếu Triều Tiên hóa giải được điểm yếu kia thì thứ vũ khí Trung Quốc dùng để chi phối Triều Tiên bấy lâu nay sẽ mất đi và khả năng “thoát Trung” của quốc gia này không chỉ là giấc mơ xa vời.
Theo Đất Việt
Đột nhập quán cà phê hạng sang ở Bình Nhưỡng
Trong khi đa số người dân đang sống trong cảnh thiếu đói, ở thủ đô Triều Tiên vẫn có những quán cà phê hạng sang chỉ dành cho giới thượng lưu.
Thưởng thức những ly cà phê có giá bằng cả tháng lương của công dân bình thường tại những quán cà phê cao cấp đang trở thành thứ "mốt" thời thượng nhất trong giới thượng lưu ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Theo ông Andray Abrahamian ở sàn giao dịch Chosun Exchange, nơi chuyên đào tạo nghề cho các sinh viên Triều Tiên, ngày càng nhiều người dân Bình Nhưỡng sẵn sàng bỏ ra 3,5 USD để thưởng thức một tách cà phê.
Quán cà phê hạng sang ở thủ đô Bình Nhưỡng
Ông Abrahamian đã uống thử vài tách cà phê tại một cửa hàng ở khách sạn Bình Nhưỡng, nơi khách hàng có thể nhìn ra phong cảnh ở sông Daedong. Tại cửa hàng này có máy xay, hạt cà phê tươi và các thiết bị đắt tiền khác chẳng khác gì một quán cà phê ở các quốc gia tư bản.
Danh sách đồ uống ở cửa hàng này có những đồ uống "cắt cổ" như cà phê bánh quế và cà phê caramen hay món cocktail có tên là "Nụ hôn Dừa" với giá cao ngất ngưởng. Một chai Coca-Cola được nhập khẩu từ Trung Quốc có giá tới 5 USD.
Ông Abrahamian viết trên website của kênh truyền hình France 24 của Pháp rằng cà phê phin ở Bình Nhưỡng có vị hơi lạ vì bột cà phê để quá hạn, tuy nhiên cà phê espresso và cappucino lại rất tuyệt vời.
Trong khi đó, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 16 triệu người trong tổng số dân 25 triệu của Triều Tiên đang phải sống trong cảnh đói ăn kinh niên.
Theo khampha
Triều Tiên: Chuyện người phải ăn rác để sống Nạn đói ở Triều Tiên những năm 1990 đã bùng nổ một cuộc đấu tranh giành lấy sự sống tự nhiên và cố gắng bảo vệ tầng lớp người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bị phân tầng giai cấp mạnh mẽ ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới này. Triều Tiên là một quốc gia kỳ lạ, dù đói...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

Hàng loạt hãng hàng không tiếp tục dừng bay đến Israel

Mỹ 'bỏ rơi' châu Âu trong cuộc chiến thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội, được nhắc đến và check in nhiều nhất
Du lịch
09:21:51 15/05/2025
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này
Sức khỏe
09:19:06 15/05/2025
Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phim âu mỹ
09:14:24 15/05/2025
Có gì trong MV debut của nhóm nhạc bước ra từ "Anh trai vượt ngàn chông gai"?
Nhạc việt
09:11:09 15/05/2025
Mỹ nam 18.000 tỷ giàu nhất Hàn Quốc: Nhan sắc hồ ly mê hoặc chúng sinh, đóng phim không màng cát-xê
Hậu trường phim
09:08:30 15/05/2025
G-Dragon 'nổ hint' đến Hà Nội, dân mạng Việt thi nhau 'nở' 1 thứ đón 'anh Long'
Sao châu á
09:06:54 15/05/2025
Son Ye Jin 20 tuổi đẹp kinh diễm trong tạo hình kỹ nữ: Thoáng lộ gáy thôi mà khán giả đã xuyến xao
Phim châu á
09:06:08 15/05/2025
Những vụ hàng giả gây ám ảnh liên tiếp bị triệt phá trong tháng 4
Pháp luật
09:00:44 15/05/2025
Đám cưới kín bưng của phú bà - tổng tài Vbiz: Khách mời tham dự phải ra "ám hiệu", bại lộ vì 1 sự cố không ai ngờ
Sao việt
08:57:06 15/05/2025
Sốc: Selena Gomez bị "bóc trần" không phải là tỷ phú, còn nợ nần chồng chất?
Sao âu mỹ
08:50:36 15/05/2025