Triều Tiên đủ sức chế tạo 7 quả bom hạt nhân mỗi năm
Triều Tiên đủ khả năng chế tạo 7 quả bom hạt nhân mỗi năm và sẽ làm chủ khả năng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân vươn tới Mỹ trong một thập kỷ tới, Giáo sư người Mỹ nhận định.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Giáo sư Siegfried Hecker, thuộc trường Đại học Stanford (Mỹ) là một trong số những nhà khoa học quốc tế hiếm hoi được trực tiếp khảo sát cơ sở hạt nhân phức hợp Yongbyon của Triều Tiên năm 2010.
Ông Hecker nói lần thử hạt nhân thứ 5 tuần trước của Bình Nhưỡng rất đáng lo ngại. “Không chỉ vì khả năng cụ thể mà Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ, mà đây là một phần trong nỗ lực xây dựng kho vũ khí hạt nhân”.
“5 lần thử hạt nhân của Triều Tiên trong 10 năm qua, mỗi lần đều cảnh báo những mối đe dọa ngày càng to lớn hơn. Bình Nhưỡng hoàn toàn có đủ khả năng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân vươn đến Mỹ trong vòng một thập kỷ tới nếu không bị kiềm chế”.
Giáo sư Hecker nhận định, Triều Tiên đủ khả năng sản xuất 7 quả bom hạt nhân mỗi năm tại cơ sở phức hợp Yongbyon. Với nguyên liệu plutonium và uranium làm giàu hiện tại, Bình Nhưỡng có thể chế tạo tối đa 20 quả bom hạt nhân.
“Sau 2 lần thử nghiệm thành công liên tiếp trong năm nay, chúng ta phải thừa nhận rằng Triều Tiên đã thiết kế và phát triển đầu đạn hạt nhân, với khả năng đưa vào đầu đạn tên lửa tầm ngắn và tầm trung”, ông Hecker nói.
Video đang HOT
Giáo sư Siegfried Hecker, đến từ Đại học Stanford (Mỹ).
Vấn đề đáng lo ngại là sau hàng loạt những vụ thử tên lửa, hạt nhân, Bình Nhưỡng có thể đánh giá sai tình hình và quá tự tin đến mức làm thay đổi cán cân an ninh trong khu vực.
“Khả năng Triều Tiên sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn vươn tới bất cứ đâu trong lãnh thổ Hàn Quốc, Nhật Bản hay thậm chí là các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương rõ ràng sẽ làm phức tạp thêm bức tranh quân sự tổng thể.
Giáo sư Mỹ cũng bày tỏ lo ngại, rằng Triều Tiên càng sở hữu nhiều bom hạt nhân, sẽ càng tạo ra những thách thức trong việc bảo đảm an toàn cho số bom này, trong trường hợp xung đột nội bộ hoặc chuyển giao quyền lực trong hỗn loạn.
Ngoài ra, tài chính kiệt quệ cũng có thể thúc đẩy nhà lãnh đạo Triều Tiên bán nguyên liệu hạt nhân hoặc các thiết bị phục vụ chương trình hạt nhân cho các nước khác, thậm chí là các tổ chức phi chính phủ.
Ông Hecker kết luận, lần thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên cho thấy lệnh trừng phạt hay việc chờ đợi Bắc Kinh thuyết phục Bình Nhưỡng đã không mang lại kết quả. “Điều mà Mỹ chưa làm được là đàm phán với chính quyền Triều Tiên, thông qua kênh ngoại giao”.
Theo Đăng Nguyễn – Korea Herald (Dân Việt)
Triều Tiên muốn biến "vùng thảm họa" thành "vùng thần tiên"
Chính quyền Bình Nhưỡng đã thừa nhận hàng chục ngàn căn nhà và tòa nhà đã bị phá hủy trong vụ lũ lụt vừa qua nhưng lại cũng thông báo một chương trình vĩ đại mới.
Hình ảnh một khu vực của Triều Tiên gần biên giới với Trung Quốc bị nước lụt nhấn chìm. Ảnh cho hãng thông tấn KCNA công bố hôm 21-8 - Ảnh: AFP
Hôm nay (11-9), cơ quan thông tấn chính thức của CHDCND Triều Tiên thông báo chính quyền đã cho điều chỉnh cho lực lượng vừa được huy động tăng cường sức mạnh kinh tế chuyển sang giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt ở vùng đông bắc đất nước và biến các khu vực thảm họa này thành "thế giới thần tiên".
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên không thông báo về số nạn nhân của vụ lũ lụt nhưng cho biết "hàng chục ngàn" ngôi nhà và tòa nhà công đã bị phá hủy; thêm vào đó là nhiều cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ, đường điện, các nhà máy và cánh đồng cũng bị phá hủy hoặc đang bị ngập lụt.
Hãng thông tấn chính thức này thừa nhận người dân của tỉnh Bắc Hamgyong đang phải "chịu nhiều khổ đau".
Theo AFP, hồi tuần rồi, tổ chức LHQ cho biết một trận lụt tồi tệ từ sông Tumen đã nhấn chìm nhiều khu dân cư ở Triều Tiên. Đây là sông đóng vai trò đường biên giới tự nhiên của Triều Tiên với Trung Quốc và Nga.
Vừa qua, dựa trên các thông tin từ Triều Tiên, Văn phòng Điều phối Hoạt động nhân đạo của LHQ cho biết có 60 người dân Triều Tiên thiệt mạng trong vụ lũ lụt vừa qua và khoảng 44.000 người đang rơi vào cảnh không nhà.
Vào đầu tháng 6 vừa qua, sau khi vừa kết thúc chiến dịch 70 ngày tăng cường năng lực sản xuất, chính quyền Bình Nhưỡng lại tiếp tục tiến hành chiến dịch mới nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước mang tên "Trận chiến 200 ngày".
Nhà cửa ở khu vực đông bắc của Triều Tiên bị sụp đổ do lũ lụt - Ảnh chụp màn hình
Hôm nay, trong thông báo phát đi, hãng thông tấn KCNA cho biết chiến dịch "Trận chiến 200 ngày" sẽ được điều hướng sang trợ giúp các vùng thảm họa ở đông bắc.
Bản tin của KCNA cho biết mục tiêu là "điều hướng mọi nỗ lực cho việc tái thiết nhà cửa nhằm đem lại tổ ấm cho những người bị lũ lụt và trong năm nay phải biến các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai thành thế giới thần tiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Triều Tiên".
Theo AFP, do cơ sở hạ tầng còn chưa tốt nên thiên tai thường gây thiệt hại vật chất nặng nề ở Triều Tiên. Các đợt lũ lụt tại đây cũng thường nghiêm trọng hơn do nạn phá rừng biến các vùng đồi núi thành đồi trọc không thể giữ nước.
Mùa hè năm 2012, các đợt lũ lụt và trượt lở đất do mưa kéo dài tại Triều Tiên đã làm thiệt mạng 169 người, khiến 400 người mất tích và 212.200 mất nhà cửa. Thông tin chính thức từ Triều Tiên còn cho biết thiên tai lần đó đã làm mất 650 km2 đất trồng trọt.
Thiên tai kéo dài cũng từng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nạn đói giai đoạn 1994-1998 làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Theo Tuổi Trẻ
Hàn Quốc đã lên kế hoạch để biến Bình Nhưỡng thành 'tro bụi' Hàn Quốc lên kế hoạch tấn công phủ đầu, hủy diệt Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra. Theo hãng tin Yonhap News, Hàn Quốc đã phát triển một kế hoạch để hủy diệt thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên bằng chiến lược dội tên lửa rải thảm. Một nguồn tin quân sự của Yonhap cho biết kế...