Triều Tiên đồng ý thanh tra vào các điểm thử nghiệm hạt nhân
Đó là tin vui mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố sau cuộc gặp của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cuối tuần qua.
Theo ông Pompeo, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đồng ý cho các thanh tra viên vào một điểm thử nghiệm hạt nhân then chốt mà Triều Tiên tuyên bố giải thể, như một phần trong cam kết hủy bỏ hạt nhân của nước này.
Lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un, gặp gỡ Ngoại trưởng Mike Pompeo cuối tuần qua tại Bình Nhưỡng
Thanh tra sẽ vào Punggye-ri
Sau 2 tháng trì hoãn, cuối cùng ông Pompeo cũng đã có mặt tại Bình Nhưỡng và thảo luận với lãnh đạo Triều Tiên về “hội nghị thượng đỉnh sắp tới” giữa ông Trump và ông Kim, đồng thời tinh chỉnh các lựa chọn về thời gian và địa điểm của cuộc họp sắp tới. Hiện nay, thời gian và địa điểm cho cuộc hội nghị thượng đỉnh này chưa được công bố.
Mặc dù, Mỹ và Triều Tiên đã đồng ý tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh mới giữa các nhà lãnh đạo hai nước càng sớm càng tốt, nhưng các quan chức Mỹ tỏ ra lưỡng lự khi chưa nhìn thấy các bước đi quan trọng của Triều Tiên, nhất là trong việc tháo dỡ và vận chuyển ra khỏi đất nước này vũ khí hạt nhân và vật liệu và tên lửa tầm xa.
Trái ngược hẳn với sự nhiệt tình của ông Trump khi ông hào hứng tuyên bố trong một sự kiện chính trị rằng ông và nhà độc tài Triều Tiên đã “yêu nhau mất rồi”, ông
Pompeo tỏ ra thận trọng trong việc mô tả cuộc gặp gỡ với ông Kim. Ông Pompeo cũng không phát biểu gì về việc có những đột phá đáng kể, ngoại trừ thỏa thuận của Bắc Triều Tiên cho phép thanh tra viên vào Punggye-ri, một mạng lưới đường hầm dưới lòng đất, nơi Bắc Hàn tiến hành tất cả các thử nghiệm hạt nhân, trong đó có lần thử nghiệm thành công một trái bom hydro.
Cuộc gặp kéo dài hai tiếng đồng hồ của ông Pompeo với ông Kim và bữa ăn trưa 90 phút sau đó đã đề cập đến bước đầu tiên hướng tới việc phi hạt nhân hóa, liên quan đến kho vũ khí hạt nhân, các điểm lưu trữ, thử nghiệm và tên phóng tên lửa của Triều Tiên.
Video đang HOT
Washington đã biên soạn danh sách riêng của mình, dựa trên các nguồn thông tin tình báo và lập kế hoạch phá dỡ. Phía Mỹ cho rằng, danh sách này sẽ tạo cơ sở để xác định liệu Triều Tiên có trung thực hay không.
Chưa rõ kế hoạch thanh tra
Triều Tiên đã bác bỏ đề nghị lập danh sách này, với e ngại đây có thể là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thu thập các mục tiêu tiềm năng nếu Mỹ tìm cách tấn công các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng; thay vào đó, Triều Tiên đã yêu cầu bắt đầu tiến trình phi hạt nhân hóa với một tuyên bố hòa bình, chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Đề xuất đó đã được Hàn Quốc chấp nhận, nhưng không phải bởi chính quyền Trump – mặc dù ông Trump được cho là đã nói với ông Kim ở Singapore rằng, ông sẽ tiến lên với ý tưởng này.
Việc kiểm tra các điểm thử nghiệm hạt nhân có thể là một điều đáng ghi nhận trong quá trình phi hạt nhân hóa ở Triều Tiên. Triều Tiên đã phá hủy các đường hầm
Punggye-ri vào cuối tháng 5 và chụp ảnh hiện trường. Tuy nhiên, những hình ảnh không làm rõ mức độ phá hủy đường hầm này.
Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ không cho biết ai sẽ tiến hành thanh tra các điểm thử hạt nhân của Triều Tiên. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế – cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc – đã kiểm kê nhiên liệu hạt nhân và các thiết bị sản xuất nhiên liệu, nhưng họ không chuyên về vũ khí hạt nhân hoặc các địa điểm thử nghiệm.
Mỹ muốn gửi các chuyên gia vũ khí hạt nhân của riêng mình, nhưng Triều Tiên e rằng các chuyên gia của Mỹ có thể lấy mẫu từ bên trong, tiết lộ các chi tiết quan trọng của chương trình của Triều Tiên, bao gồm các thử nghiệm bomuranium hay plutonium, cũng như khiến nước này “lộ tẩy” về tuyên bố đã kích nổ một quả bom hydro trước đó.
Nếu các thanh tra không đến từ Mỹ, gần như chắc chắn họ sẽ phải đến từ một trong bốn nước khác, đó là: Anh, Pháp, Nga hoặc Trung Quốc.
Kiều Trinh (TH)
Theo giaoducthoidai
Từ bỏ "kỷ nguyên vàng", Anh theo đuổi tự do hàng hải ở Biển Đông?
Anh đang nhắc đến "kỷ nguyên vàng" hợp tác với Trung Quốc, song điều này có thể sẽ không đến khi London theo đuổi mục tiêu tự do hàng hải ở Biển Đông.
"Kỷ nguyên vàng" hậu Brexit
Anh đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc thời kỳ hậu Brexit- sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), vốn được mô tả sẽ là "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ song phương giữa London và Bắc Kinh. Tuy nhiên, "kỷ nguyên vàng" này liệu có đến khi Anh cũng đang nỗ lực thiết lập một mặt trận chung với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông?
T àu HMS Albion. (Ảnh: Getty Images)
Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi Hải quân Hoàng gia Anh đưa tàu đổ bộ tới Biển Đông cuối tháng trước. Theo đó, ngày 31/8, tàu tấn công đổ bộ HMS Albion 22.000 tấn của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Theo nguồn tin Reuters, tàu HMS Albion đã không tiến vào vùng 12 hải lý xung quanh quần đảo Hoàng Sa, tuy nhiên, hành động của tàu Anh lại khẳng định rằng London không công nhận bất cứ tuyên bố hàng hải quá đáng nào. Hành động này diễn ra khi HMS Albion đang trong hành trình cập cảng tại TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào ngày 3/9 vừa qua.
Cũng theo Reuters, Trung Quốc thời điểm đó đã điều một tàu khu trục nhỏ và 2 máy bay trực thăng tới thách thức tàu đổ bộ của Anh, song cả hai bên không hề gây cản trở lẫn nhau.
Sự việc tàu HMS Albion tiến gần Hoàng Sa và gây căng thẳng với Trung Quốc diễn ra đúng một tháng sau khi Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tới thăm Bắc Kinh để thúc đẩy "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ giữ hai nước. London đã đồng ý với sáng kiến của Bắc Kinh và cân nhắc triển vọng bắt đầu các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do song phương sau khi Anh rời khỏi EU.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Trung Quốc cho rằng, căng thẳng HMS Albion đã "thổi bay" sáng kiến này.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik của Nga, chuyên gia Wang Yiwei tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nhắc lại chỉ trích của Bắc Kinh rằng, tàu đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến vào vùng lãnh hải của Trung Quốc hôm 31/8 mà không được sự cho phép, qua đó phản ánh tham vọng hàng hải của London cũng giống như cách Washington đang thực hiện để gây căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông.
"Anh muốn duy trì ảnh hưởng toàn cầu của mình và cho rằng châu Á vẫn là một phần lợi ích của mình. Hơn thế nữa, Anh đã tham gia Chiến tranh Triều Tiên và Biển Đông là một khu vực chiến lược quan trọng để theo sát tình hình Bán đảo Triều Tiên. Do đó, một mặt Anh muốn tham gia vào một thỏa thuận hòa bình trong tương lai trên Bán đảo Triều Tiên, muốn bảo vệ quyền lợi của mình với một số các quần đảo trên Thái Bình Dương, trong đó, có nơi trước đây là thuộc địa của Anh và muốn chứng minh sự tồn tại của một lực lượng toàn cầu", chuyên gia Wang Yiwei nói.
Anh "chơi" nước đôi với Trung Quốc
Chuyên gia Wang Yiwei cho rằng, mặt khác, Mỹ hy vọng có thể lôi kéo Anh và Pháp. Do đó, tình hình sẽ không chỉ là Mỹ "tranh cãi" với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, mà là cả cộng đồng thế giới đang chống lại Trung Quốc trong vấn đề này. Cũng theo ông Wang Yiwei, Lodon đang "tự mâu thuẫn" trong những hành động của mình.
"Từ quan điểm lợi ích kinh tế, họ (Anh) thực sự cần thị trường Trung Quốc. Nhưng về mặt an ninh và ý thức hệ, Anh không thể hòa hợp với Trung Quốc. Đó là lý do chúng ta thấy Anh có những hành động mâu thuẫn", ông Wang Yiwei nhấn mạnh.
Dưới cái nhìn của bà Kira Godovanyuk, một chuyên gia các vấn đề châu Âu tại Học viện Khoa học Nga, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương luôn là một ưu tiên lớn trong chiến lược hàng hải của London. Sputnik dẫn lời bà Kira Godovanyuk nhận định, việc Hải quân Anh gia tăng các hoạt động trên Biển Đông bề ngoài là đảm bảo tự do hàng hải cho tuyến vận tải biển trị giá 3.000 tỷ USD mỗi năm, song còn một thực tế là nỗ lực đứng trên cùng một mặt trận với Mỹ trong vấn đề Biển Đông.
"Anh đang hành động cùng Mỹ và Australia, những nước phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc gia tăng vai trò trong khu vực này. Những lần điều tàu tới Biển Đông của Hải quân Anh nhằm khẳng định trên nguyên tắc lập trường của London trong vấn đề này", chuyên gia Kira Godovanyuk nhìn nhận.
Chuyên gia Kira Godovanyuk cũng có chung nhận định rằng Anh đang hành động "nước đôi" với Trung Quốc, điều khác hoàn toàn với Mỹ, vốn khẳng định Trung Quốc là đối thủ. "Anh vừa tuyên bố "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ song phương với Trung Quốc, song lại vừa thấy sự cần thiết phải kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, thông qua những hành động ăn ý với các đồng minh Nhật Bản, Australia và Mỹ", bà Kira Godovanyuk nói.
Không những vậy, theo vị chuyên gia này, kế hoạch tập trận Hải quân Anh-Nhật Bản được lên kế hoạch vào tháng 12 có thể coi là một sự cạnh tranh với chính đồng minh Mỹ tại khu vực này. Anh dường như muốn có vai trò trong các vùng biển chiến lược như Mỹ thậm chí là hơn Mỹ./.
Theo Hoàng Lê/VOV.VN
Các nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên đi đâu trong ngày phá hủy bãi thử Punggye-ri? Triều Tiên được cho là đã đưa các nhà khoa học hạt nhân tới một bệnh viện được canh phòng nghiêm ngặt để "cách ly" họ với các phóng viên quốc tế trong ngày Bình Nhưỡng tháo dỡ bãi thử hạt nhân duy nhất của nước này. Hình ảnh bãi thử hạt nhân Triều Tiên nổ tung ngày 24/5 (Ảnh: Reuters) Ngày 24/5,...