Triều Tiên dọa triển khai quân tới khu công nghiệp Kaesong
Ngày 25-7, trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Park Chol-su cho biết, nước này sẽ triển khai quân đội tại khu công nghiệp chung Kaesong, nếu các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra với Hàn Quốc về việc mở lại khu công nghiệp này thất bại.
Ông tuyên bố như vậy sau khi phái đoàn 2 bên kết thúc vòng đàm phán thứ 6 tại Kaesong, mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào và cũng không thống nhất được thời gian tổ chức các cuộc đàm phán tới.
Ngay khi rời phòng đàm phán, ông Park Chol-su đã bất ngờ tới phòng báo chí tại Kaesong và nói với các phóng viên Hàn Quốc rằng cuộc đàm phán cấp làm việc này “có nguy cơ đổ vỡ.”
“Nếu số phận của khu công nghiệp chung Kaesong cũng bị đổ vỡ theo cách này, thì sẽ khó tránh khỏi việc các doanh trại quân đội được khôi phục tại đây,” ông cho biết, đề cập đến khả năng sẽ đóng cửa vĩnh viễn tuyến đường bộ qua biên giới tại khu vực phía tây này.
Cửa khẩu Kaesong đang bị phong tỏa
Video đang HOT
Trong khi đến phòng báo chí, phái đoàn Triều Tiên đã trao cho các phóng viên Hàn Quốc các bản thảo copy về tất cả các đề xuất mà họ đã đưa ra trong cuộc đàm phán này.
Trưởng phái đoàn đàm phán Triều Tiên nhấn mạnh rằng, nước này có thể tự vận hành khu công nghiệp chung này mà không cần sự giúp đỡ từ Seoul.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng, tuyên bố của Triều Tiên về sự đổ vỡ thực sự của các cuộc đàm phán này là “vô cùng đáng tiếc.”
Hàn Quốc đã từ chối bỏ cuộc và cảnh báo rằng họ sẽ buộc phải có “những hành động kiên quyết” trừ khi Triều Tiên chấp nhận yêu cầu của họ, đảm bảo chắc chắn rằng khu công nghiệp này sẽ không bao giờ bị đơn phương đóng cửa lần nữa.
Theo ANTD
Triều Tiên từ chối đối thoại cấp bộ trưởng với Hàn Quốc
Hôm nay (7/6), Triều Tiên đã khôi phục hoạt động đường dây nóng chính thức với Hàn Quốc nhưng lại từ chối đề xuất mở các cuộc đối thoại cấp bộ trưởng tại Seoul vào tuần tới.
Hy vọng tái khởi động khu công nghiệp Kaesong đang được nhen nhóm trở lại khi Triều Tiên - Hàn Quốc đồng thuận đàm phán
Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình của Triều Tiên (CPRK) cho biết đường dây nóng vốn bị cắt đứt sau khi căng thẳng quân sự leo thang hồi tháng Ba, đã được khôi phục từ lúc 5 giờ sáng nay (giờ GMT).
Việc khôi phục đường dây Chữ Thập Đỏ phục vụ truyền thông liên chính phủ sẽ tạo điều kiện để 2 bên trao đổi đề xuất tiến hành các cuộc đối thoại chính thức. Đây được xem là bước tiến tích cực của Triều Tiên và Hàn Quốc trong nỗ lực làm dịu tình hình căng thẳng sau cuộc khủng hoảng quân sự từ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, phát ngôn viên CPRK khẳng định các cuộc đối thoại nên được thực hiện trong lãnh thổ Triều Tiên và quy mô cuộc họp ở cấp thấp hơn so với cấp bộ trưởng như Seoul đề xuất.
"Theo quan điểm của chúng tôi mối liên hệ nhân sự trong chính quyền Triều Tiên và Hàn Quốc là quan trọng hơn so với việc tổ chức các cuộc đối thoại cấp bộ trưởng như Seoul đề nghị", hãng truyền thông trung ương KCNA dẫn lời phát ngôn viên CPRK.
Ngoài ra, thay vì thủ đô Seoul, địa điểm tổ chức các cuộc đối thoại nên diễn ra tại Kaesong - khu công nghiệp chung của Triều Tiên - Hàn Quốc, vốn nằm trong lãnh thổ của Triều Tiên, phát ngôn viên CPRK nói.
Tổ hợp công nghiệp chung Kaesong được thành lập vào năm 2004 và từng là biểu tượng của tinh thần hợp tác liên Triều, đã buộc phải đóng cửa hoạt động sau khi căng thẳng quân sự leo thang tới mức đỉnh điểm trên bán đảo Triều Tiên trong những tháng qua. Ngay hồi đầu tháng Tư, Triều tiên đã cho rút toàn bộ 53.000 công nhân về nước. Ngay sau đó, Hàn Quốc cũng đưa các nhà quản lý và quan chức ra khỏi Kaesong.
Hiện nay, việc tái khởi động khu công nghiệp chung Kaesong được xem là một trong những chủ đề chính trong các cuộc đối thoại sắp tới. Phát ngôn viên CPRK đưa ra đề xuất các cuộc đối thoại sẽ được tổ chức vào ngày 9/6 - sớm hơn 3 ngày so với thời gian Seoul đưa ra. Phản ứng lại tuyên bố của Triều Tiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết họ "đang nghiên cứu" đề nghị của quốc gia láng giềng.
Đề xuất của Triều Tiên trong việc thảo luận các vấn đề liên quan tới thương mại, nhân đạo, tái mở cửa khu công nghiệp Kaesong và tổ chức đoàn tụ cho công dân 2 nước, được tuyên bố trước thời điểm diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Trung Quốc. Theo đó, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ - Barack Obama sẽ tham gia cuộc họp được tổ chức tại California từ ngày 14 - 15/6, và Triều Tiên sẽ trở thành đề tài chính trong phiên thảo luận.
Trung Quốc - đồng minh thân cận và nhà đối tác thương mại chính của Triều Tiên, đang phải chịu áp lực lớn từ phía Mỹ nhằm kiềm chế quốc gia láng giềng, cũng đã bày tỏ sự vui mừng khi nhận được thông tin Triều Tiên - Hàn Quốc đồng thuận đàm phán.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - Ban Ki-moon cũng hoan nghênh đề xuất của Triều Tiên. "Đây là bước tiến đáng khích lệ nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng và thúc đẩy hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên", phát ngôn viên của ông Ban Ki-moon nói.
Theo vietbao
Cắt đường tiếp tế, Trung Quốc sẽ phải rút lui Ngày 3/5, Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ Bikram Singh đã hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ và các Bộ trưởng trong nội các, để trình bày phương án xử lý sự kiện quân đội Trung Quốc xâm nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ ở khu vực Ladakh. Ngày 15-4 vừa qua, quân đội Trung Quốc đã xâm nhập sâu...