Triều Tiên doạ giết kẻ tung tin ông Kim Jong-un học tập Hitler
Triều Tiên hôm nay đã giận dữ bác bỏ một bài báo nói rằng ông Kim Jong-un sử dụng một cuốn hồi ký của trùm phát xít Đức Adolf Hitler làm cẩm nang lãnh đạo và doạ giết các tác giả của thông tin thất thiệt này.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi thăm một nhà máy ở tỉnh Bắc Phyongan.
Bài viết của trang New Focus International, một cổng tin trực tuyến do những người Triều Tiên sống lưu vong quản lý, cho hay ông Kim Jong-un đã phát các bản sao cuốn hồi ký “Mein Kampf” của Hitler cho các quan chức cấp cao của Triều Tiên, yêu cầu họ nghiên cứu cuốn sách như một cẩm nang các kỹ năng lãnh đạo.
New Focus International dẫn lời một quan chức Triều Tiên giấu tên đang công tác tại Trung Quốc rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ phát các bản dịch cuốn hồi ký của trùm phát xít Đức cho một số quan chức nhân dịp sinh nhật của ông Kim Jong-un hồi tháng 1.
Thông tin trên đã được các tờ báo lớn tại Hàn Quốc đăng lại hôm nay.
Video đang HOT
Phản ứng trước bài viết trên, cơ quan cảnh sát Triều Tiên ngày 19/6 đã gọi thông tin đó là “tội ác đáng nguyền rủa 3 lần” nhằm làm giảm uy tín của nhà lãnh đạo nước này, và đe doạ giết những kẻ đứng sau bài viết.
“Chúng tôi kiên quyết thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm loại bỏ bằng vũ lực những kẻ cặn bã đang phạm tội phản quốc”, cơ quan cảnh sát Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên ( KCNA) đăng tải.
Cơ quan cảnh sát Triều Tiên cũng quyết phát động “sự trừng phạt công lý nghiêm khắc” đối với Mỹ và Hàn Quốc, cáo buộc hai nước khuyến khích những người Triều Tiên sống lưu vong nói xấu nhà lãnh đạo nước này.
Cuốn hồi ký mang tên lửa “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi) được viết vào năm 1924 trong khi Adolf Hitler bị giam giữ tại một nhà tù ở vùng Bavaria trước khi trở thành lãnh đạo Đức quốc xã
Theo Dantri
Tranh cãi xung quanh bức tượng Adolf Hitler quỳ gối
Bức tượng Adolph Hitler quỳ gối cầu nguyện trong sân của khu Warsaw Ghetto (khu sống tập trung của người Do Thái trước đây), nơi từng có hàng trăm ngàn người Do Thái bị Đức Quốc xã cưỡng bức phải sống trong những điều kiện vô nhân đạo trong suốt Thế chiến II đã làm không ít người bất đồng, tức giận bởi họ cho rằng việc đặt bức tượng Hitler ở đây là một sự xúc phạm.
Trung tâm Simon Wiesenthal, một tổ chức bảo vệ người Do Thái, đã mô tả quyết định để bức tượng ngay tại nơi ở tập trung của người Do Thái trước đây là một "sự kích động ngu xuẩn, làm tổn thương ký ức về những nạn nhân người Do Thái của Đức Quốc xã", tạp chí The Guardian viết.
Trước Thế Chiến II, Warsaw là nơi có cộng đồng người Do Thái lớn nhất ở Ba Lan và châu Âu, nhiều thứ hai trên toàn thế giới sau New York. Trong Thế Chiến II, có khoảng 300.000 người Do Thái trong khu sinh sống tập trung này đã chết, phần lớn vì đói và bệnh tật và sau khi bị gửi đến những trại tập trung, nơi họ sau đó sẽ bị giết chết.
Bức tượng Hitler quỳ gối cầu nguyện có thể nhìn thấy qua một khe hở trên cánh cổng gỗ
Theo AP, những người tổ chức lý luận rằng bức tượng trên nhằm mục đích kích thích suy nghĩ của người tham quan. Trong catalogue trưng bày có ghi rằng nghệ thuật "có thể buộc chúng ta phải đối mặt với sự xấu xa của thế giới".
Bức tượng được nghệ sĩ người Ý Maurizio Cattelan làm vào năm 2001, có tên "HIM", đã thu hút được sự chú ý của hàng ngàn người xem kể từ lúc nó được dựng lên ở Warsaw vào tháng trước.
Phần thân bức tượng là của một nam sinh đang quỳ gối cầu nguyện còn phần đầu được làm giống đầu của Hitler. Trước khi được dựng ở Ba Lan, bức tượng này đã được giới thiệu ở nhiều triển lãm, vị trí thường là ở cuối hành lang và phần lưng quay về phía người xem. Chỉ khi nào đến gần người xem mới thấy khuôn mặt của Hitler. Thời báo New York đã miêu tả bức tượng này sau khi nhận xét một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Guggenheim năm 2011 là "Hitler như một cậu học sinh đang quỳ gối cầu xin sự tha thứ".
Qua cánh cổng gỗ là hình hài một nam sinh đang quay lưng
quỳ gối cầu nguyện nhưng là khuôn mặt của Hitler khi nhìn từ phía trước
Cattelan đã tạo được hiệu quả tương tự ở khu Warsaw Ghetto, nơi bức tượng có thể nhìn thấy qua một lỗ trên chiếc cổng bằng gỗ. Cattelan làm việc và sinh sống tại New York được đánh giá là nghệ sĩ châm biếm nổi tiếng khi tạo ra một vụ tranh cãi khác không kém phần gay gắt tại Warsaw khi tạo ra tác phẩm hình nộm Giáo hoàng John Paul II đang bị một thiên thạch đè nát. Tác phẩm có tên "La Nona Ora" hay "Giờ thứ Chín" cũng được đem đi triển lãm tại Ba Lan, một quốc gia có rất đông tín đồ Thiên Chúa sinh sống.
Zofia Jablonska, 30 tuổi, chia sẻ với AP rằng cô thấy nơi dễ nhìn thấy bức tượng nhất là ở "chính nơi mà hắn sẽ giết người".
Michael Schudrich, giáo trưởng Hồi giáo tại Ba Lan, đã được báo cáo về vụ việc trên nhưng ông tin rằng nó có giá trị giáo dục rất cao. Ông nói "Thay vì thể hiện sự ủng hộ Hitler, bức tượng thể hiện ý nghĩa khác đó là thậm chí ma quỷ còn ẩn nấp trong hình hài một học sinh đáng yêu đang cầu nguyện".
Theo ANTD
Nghị sỹ Nga mua nhà cũ của Hitler để... phá Căn nhà cũ của gia đình Hitler ở Braunau, một thị trấn gần biên giới Áo-Đức đã trở thành tâm điểm bàn tán khi một nghị sỹ của Nga muốn gom tiền mua lại và phá hủy. Những thứ có liên quan đến phát xít không nên tồn tại trên đời này, đó là lý do mà "ông nghị" Frantz Klintsevich đưa ra...