Triều Tiên đổ lỗi thất bại đàm phán liên Triều là vì Tổng thống Park
Cuộc họp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc không mang lại kết quả sau 2 ngày đàm phán, Bình Nhưỡng đổ lỗi cho Seoul khiêu khích, xuyên tạc chính thể Triều Tiên.
Một cuộc đàm phán Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra ở thành phố Kaesong, Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Bình Nhưỡng ngày 13.12 đưa ra những chỉ trích và đổ lỗi cho Seoul là nguyên nhân gây ra sự thất bại cho cuộc đàm phán giữa 2 nước, theo Yonhap.
Cuộc họp cấp thứ trưởng của Triều Tiên và Hàn Quốc kết thúc hôm qua 12.12 sau 2 ngày đàm phán nhưng không mang lại kết quả gì, cũng như chẳng hứa hẹn cuộc gặp tiếp theo trong tương lai của 2 nước này. Cuộc gặp lần đầu tiên được tổ chức giữa giới chức cấp cao của 2 nước ở thành phố Kaesong (Triều Tiên) gần biên giới với Hàn Quốc.
Cuộc họp được nói là tiếp nối cho cuộc gặp trước đó của 2 nước nhằm dàn xếp vụ căng thẳng hồi tháng 8.2015, khiến cả 2 huy động lực lượng quân sự qui mô lớn dọc biên giới. Cuộc đàm phán được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội tránh đối đầu quân sự cho cả Bình Nhưỡng và Seoul trong tương lai. Tuy nhiên, theo hãng tin Yonhap nhận định, sự thất bại là “một áng mây che phủ cuộc đàm phán liên Triều”.
Video đang HOT
“Vu khống và bôi nhọ bên đối lập là nguyên nhân làm hỏng cuộc đối thoại cố gắng hàn gắn mối quan hệ giữa 2 nước”, Uriminzokkiri, website tuyên truyền của Triều Tiên tuyên bố.
“Seoul cần kiềm chế phát biểu và hành động của mình nếu như muốn cuộc đối thoại giữa miền bắc và miền nam thành công”, website Uriminzokkiri nói tiếp, hàm ý nói đến phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng 12.2015 khi đề cập đến mối đe dọa của Triều Tiên về hạt nhân và vi phạm nhân quyền.
“Bây giờ là lúc những kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp đến mối quan hệ liên Triều phải cẩn trọng với phát biểu và hành động của mình”, Uriminzokkiri chỉ trích.
Đụng độ quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hồi tháng 8.2015 bắt nguồn từ vụ đặt mìn trên phần đất của Hàn Quốc, làm 2 sĩ quan nước này bị thương. Seoul chỉ trích vụ đặt mìn do Bình Nhưỡng thực hiện trên phần đất của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, căng thẳng thực sự bắt đầu khiến 2 nước huy động quân đội và vũ khí dọc biên giới khi Seoul triển khai trở lại hệ thống loa phóng thanh dọc biên giới, điều mà Bình Nhưỡng cho rằng phục vụ việc tuyên truyền xuyên tạc chính quyền Triều Tiên.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới với Triều Tiên
Seoul hôm nay xúc tiến kế hoạch như đã định gần biên giới trên biển Hoàng Hà dù Bình Nhưỡng lên tiếng đe dọa trước đó.
Một cuộc tập trận của Hàn Quốc năm ngoái. Ảnh: AFP
Quân đội Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận khoảng 4h chiều nay, Yonhapdẫn lời các quan chức giấu tên của nước này cho biết.
Theo Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok, cuộc tập trận là một phần diễn tập quân sự thường kỳ và nếu Triều Tiên có bất kỳ hành động khiêu khích nào, Seoul sẽ đáp trả ngay lập tức.
Phát ngôn viên Tham mưu trưởng Hàn Quốc Jeon Ha-kyu nói Triều Tiên chưa thể hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nói thêm quân đội đang theo dõi sát tình hình. Bình Nhưỡng hôm qua cảnh báo sẽ trả đũa "tàn nhẫn" nếu Seoul bắn pháo về phía vùng biển của mình.
Cuộc tập trận diễn vào ngày Hàn Quốc kỷ niệm 5 năm sau khi Triều Tiên nã pháo ở đảo Yeonpyeong. Yeonpyeong là một trong nhóm đảo gần Đường giới hạn phía Bắc, đường biên giới trên biển do Liên Hợp Quốc đưa ra nhưng Triều Tiên không công nhận. Vụ tấn công xảy ra đúng ngày này năm 2010, làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng, trong đó có hai thường dân và gây nên lo ngại về cuộc chiến toàn diện. Đó là một trong những sự cố nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Hàn Quốc từng thực hiện một số cuộc tập trận bắn đạn thật gần biển Hoàng Hải trong dịp kỷ niệm để thể hiện sức mạnh.
"Tôi muốn quân đội của chúng ta xây dựng được lực lượng sẵn sàng chiến đấu hoàn hảo, để họ có thể đối phó với bất kỳ nguy cơ hay sự khiêu khích nào mà không chần chừ", AFP dẫn lời Tổng thống Hàn Park Geun-Hye nói trong đoạn tin nhắn qua video gửi tới lễ kỷ niệm.
Lễ kỷ niệm được tổ chức tại đài tưởng niệm chiến tranh tại Seoul, có hàng nghìn quan chức chính phủ, binh sĩ và các thành phần khác tham dự.
Hai miền Triều Tiên dự kiến ngày 26/11 sẽ thảo luận việc thiết lập đối thoại cấp cao mà có thể tạo nền tảng để cải thiện quan hệ bền vững. Cuộc đối thoại tại làng đình chiến Panmunjom sẽ là cuộc gặp liên chính phủ đầu tiên kể từ khi quan chức hai bên gặp gỡ hồi tháng 8.
Khánh Lynh
Theo VNE
Hàn Quốc mua hàng chục trực thăng Mỹ đối phó Triều Tiên Hàn Quốc sẽ mua 36 chiếc trực thăng hiện đại AH-64E Apache (của hãng Boeing, Mỹ) nhằm tăng cường công tác tuần tra, giám sát ở khu vực biên giới với Triều Tiên. Hàn Quốc mua hàng chục trực thăng Apache của Mỹ để đối phó Triều Tiên - Ảnh minh họa: AFP Việc mua trực thăng sẽ được khởi động khoảng đầu...