Triều Tiên diễu binh lớn lần thứ 2 chỉ trong hơn một tháng
Triều Tiên hôm nay đã tổ chức cuộc diễu binh lớn thứ 2 chỉ trong hơn một tháng qua để kỷ niệm 65 năm ngày quốc khánh. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chứng kiến lễ diễu binh, với sự tham dự hàng ngàn binh sĩ, các đoàn quân nhạc và các vũ khí hạng nhẹ.
Toàn cảnh cuộc diễu binh trên quảng trường Kim Nhật Thành ngày 9/9.
Mở màn buổi lễ, hàng chục nghìn binh sĩ đã diễu hành thành từng khối qua quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Hàng nghìn người khác đứng cầm hoa xếp thành hình quốc kỳ khổng lồ của Triều Tiên.
Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức cấp cao xuất hiện tại cuộc duyệt binh, những tràng pháo tay đã vang lên cùng các khẩu hiệu “ Muôn Năm”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức cấp cao tham dự buổi lễ.
Đây là cuộc diễu binh lớn thứ 2 tại Triều Tiên chỉ trong hơn 1 tháng qua. Tuy nhiên, không giống cuộc duyệt binh hoành tráng hôm 27/7 nhân kỷ niệm 60 năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, cuộc diễu binh này có tương đối ít khí tài quân sự được đem trưng bày. Các đơn vị xe tăng và tên lửa tầm xa không xuất hiện trong buổi lễ hôm nay.
Một số bệ phóng tên lửa cũng có mặt trong cuộc diễu binh. Tuy nhiên, nổi bật trong buổi lễ là các xe diễu hành yêu nước, chân dung khổng lồ của các nhà cố lãnh đạo và hàng nghìn người dân cầm cờ hoa.
Một bức chân dung khổng lồ của cố lãnh đạo Kim Jong-un tại quảng trường Kim Nhật Thành.
Video đang HOT
Các bài phát biểu nhân dịp này cũng chủ yếu mang giọng điệu chào mừng hơn là đe dọa, mặc dù vẫn kêu gọi quận đội duy trì “tình trạng chiến tranh chặt chẽ, bảo vệ ban lãnh đạo và trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un”.
Cuộc diễu binh hôm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã dịu bớt sau khi lên cao suốt vài tháng liền do vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên hồi tháng 2.
Hôm 6/9, Triều Tiên đã nối lại đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc, vốn bị gián đoạn do căng thẳng leo thang hồi đầu năm nay.
Các phụ nữ xếp hình quốc kỳ Triều Tiên.
Theo Dantri
Lén nhìn Triều Tiên qua 'lỗ khóa'
Một phóng viên của CNN có chuyến công tác 5 ngày tại Triều Tiên trong sự kiểm soắt rất chặt chẽ. Tuy nhiên, qua 'lỗ khóa' được những người giám sát chừa ra, những điều thú vị về đất nước này trong dịp kỷ niệm lớn vẫn được ghi nhận.
Một quảng trường ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: CNN
Loại nhạc duy nhất được bật trên suốt chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên chính là những bài hát ca ngợi tình yêu nước của nhân dân nước này. Những bài hát được mở to đến mức mà kể cả bạn có đeo tai nghe thì những thanh âm của chúng vẫn đeo bám theo bạn, kể cả trong buồng vệ sinh. Ngay cạnh bồn rửa mặt, một cái loa phát đi bài tán dương về "thiên đường của con người".
Những giai điệu ám ảnh trên chuyến bay của hãng Air Koryo chính là một phép ẩn dụ thích hợp cho chuyến công tác 5 ngày vừa qua của Ivan Watson tại Bình Nhưỡng. Đó là một chuyến công tác bị nhà nước kiểm soát và giới hạn chặt chẽ với đủ các biện pháp khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung là hầu như không cho phép Watson tiếp cận đến cuộc sống thực sự của những người dân bình thường.
Đối với một nhà báo nước ngoài, điều đó giống như cố gắng nhìn xuyên qua một lỗ khoá và chỉ có thể tự mình đoán xem thế giới ẩn ở phía bên kia cánh cửa như thế nào.
Triều Tiên mời hơn một chục đài truyền hình từ khắp nơi trên thế giới tới tham dự lễ kỷ niệm cực kỳ hoành tráng của nước này, nhân dịp 60 năm ngày ký hiệp ước đình chiến kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Trong một sự kiện kỷ niệm lịch sử, Bình Nhưỡng đề cập đến điều này như là "chiến thắng vĩ đại chống lại đế quốc Mỹ trong công cuộc giải phóng Tổ quốc".
Đây là hình ảnh các nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn giới thiệu với thế giới bên ngoài: một cuộc diễu hành vĩ đại của các binh sĩ và khí tài chiến tranh, cùng với sự ủng hộ to lớn của người dân dành cho Kim Jong-un, nhà lãnh đạo trẻ tuổi kế thừa vị trí đứng đầu đất nước khi cha ông qua đời vào cuối năm 2011.
Một số người cho rằng người cháu trai tuy không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại có một số nét tương đồng với ông nội Kim Nhật Thành, người sáng lập nên Triều Tiên.
"Họ đang cố gắng kết nối Kim Nhật Thành với Kim Jong-un", Han Park, một giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Georgia cho biết. Park trao đổi với CNN sau khi Kim Jong-un khánh thành một bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên vĩ đại với những bức chân dung và tượng khổng lồ của Kim Nhật Thành thời trẻ.
Chuyến thăm Bình Nhưỡng này chính là lần tác nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp làm báo mà Watson bị kiểm soát một cách chặt chẽ như vậy. Tại đây, mức độ kiểm soát và giới hạn cao hơn hẳn những chuyến công tác tại Iran, và thậm chí còn hơn cả tại Libya khi chính quyền Moammar Gadhafi cố gắng chống đỡ một chiến dịch ném bom của NATO nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
Watson và các đồng nghiệp không được phép ra khỏi phạm vi Khách sạn Quốc tế Yanggakdo, trừ khi được đưa đi bằng xe khách của chính phủ. Trong năm ngày Watson ở Triều Tiên, các nhà chức trách thậm chí còn không cho phép anh được xem hình dạng của đồng tiền nước này trông như thế nào.
Hai người giám sát của chính phủ, một già và một trẻ, lúc nào cũng lịch sự. Họ đã được chỉ định ở lại với nhóm công tác truyền hình ba người mọi lúc mọi nơi. Ngoại trừ lúc đến và rời đi tại sân bay, Watson cho rằng đoàn xe của anh chỉ di chuyển trong khu vực khoảng 8 km2 quanh trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng.
Trong phạm vi bó hẹp này là những công trình tưởng niệm lấp lánh của gia đình họ Kim, những khu căn hộ kiểu Liên Xô, những đường phố lớn sạch sẽ nhưng lại vắng bóng xe cộ và những bãi cỏ được cắt tỉa cẩn thận. Đôi khi, Watson cũng thấy người lao động Triều Tiên quỳ gối cắt tỉa những bãi cỏ đó bằng tay.
Vào ban đêm, thành phố tối một cách kỳ lạ. Điện dường như không đủ để cung cấp. Trong màn đêm tối đen như mực, trên đường từ sân bay đến khách sạn, nhờ ánh sáng của đèn xe thi thoảng chúng tôi thấy được một vài người đi bộ đi trong đêm tối mà không có đèn pin để chiếu sáng.
Các nhà chức trách đã không hề đùa khi nói rằng không cho phép Watson và các đồng nghiệp quay phim tự do. Người giám sát lớn tuổi hơn thường xuyên hướng dẫn những địa điểm được phép dừng lại tác nghiệp. Ông là một trong những người ít ỏi có đặc quyền tiếp cận những gì thế giới bên ngoài nói về Triều Tiên.
Trong năm ngày, các phóng viên nước ngoài được tham dự một loạt các nghi lễ kỷ niệm của chính phủ: khánh thành nghĩa trang liệt sỹ mới, lễ đồng diễn Arirang - một màn diễn hoành tráng với sự tham gia dàn dựng và biểu diễn của hàng nghìn người. Tuy nhiên, sự kiện kỳ thú nhất chính là Lễ hội hoa Kimjongilia và Kimilsungia.
Lễ hội trưng bày hai loại hoa màu đỏ và màu tím được đặt tên theo tên hai nhà lãnh đạo trước đây của Triều Tiên. Ban tổ chức đã dựng lên gian hàng hoa, xếp hoa xen kẽ với hình ảnh của hai nhà lãnh đạo, tên lửa, xe tăng và những khí tài chiến tranh khác của Triều Tiên.
"Khi ngắm nhìn những bông hoa, chúng tôi lại nhớ và biết ơn sâu sắc những nhà lãnh tụ của chúng tôi," cô Ri Su-jong, một hướng dẫn viên chính thức tại lễ hội chia sẻ. Cô cho biết có hơn 20.000 chậu hoa tại triển lãm. Khi tôi hỏi cô thích loại hoa nào hơn, cô ngay lập tức trả lời: "Tôi yêu cả hai".
Watson hơi buồn vì không có một cuộc chuyện trò thực sự cởi mở với bất kỳ một người dân Triều Tiên nào trong suốt thời gian ở đó. Kỷ luật và kiểm soát của chính phủ ở Bình Nhưỡng là tuyệt đối. Đó là một sự tương phản sắc nét với những trải nghiệm của chính Watson tại Liên Xô trong những năm cuối thập niên 80, khi du khách nước ngoài dễ dàng bắt gặp những thương lái chợ đen muốn mua thuốc lá, kẹo cao su và quần jean phương Tây ngay bên ngoài khách sạn chính phủ.
Ở Bình Nhưỡng, các cuộc phỏng vấn với các cựu chiến binh và người đến xem diễu hành đều nhanh chóng biến thành những sự lên án đối với Mỹ, trước khi các phóng viên được đưa đi chỗ khác bởi những người giám sát của chính phủ.
Watson trò chuyện với các trẻ em Triều Tiên. Ảnh: CNN
Một nhóm học sinh, được đưa đến trước nơi an nghỉ cuối cùng của hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, đã chia sẻ rằng chúng rất thích bơi lội trên biển và trượt patin. Nhưng khi được hỏi về chương trình truyền hình yêu thích, một cậu bé 12 tuổi trả lời: "Phim hoạt hình và phim tài liệu về Kim Nhật Thành".
Có thể tất cả học sinh tại Triều Tiên đều yêu mến và sùng bái vị lãnh tụ đã sáng lập nên nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nhưng người giám sát trẻ tuổi hơn cho rằng một số người dân Triều Tiên cũng có những quan tâm khác ngoài tiểu sử của các nhà lãnh đạo.
"Anh thích ngôi sao điện ảnh nào?", giám sát viên 21 tuổi hỏi Watson trong một bữa trưa mang đậm hương vị Triều Tiên, với bia ủ địa phương và mì kiều mạch lạnh. Thanh niên này thì thích Brad Pitt. Cậu tiếp tục nói với Watson rằng cậu được cho phép xem một số phim Hollywood trong lớp tiếng Anh ở đại học. Ngoại trừ phim kinh dị "Bảy tội ác giết người" và bộ phim hài "Ông bố vĩ đại", thì chủ yếu là những phim lịch sử như: "Cuộc chiến thành Troy", "Võ sĩ giác đấu", và "Giai điệu hạnh phúc". Cậu hỏi: "Anh có biết bài hát &'Eidelweiss'?".
Giám sát viên trẻ tuổi rất vui sướng khi có thể mượn chiếc iPhone của Watson. Hiện nay, một số người Triều Tiên có thể sử dụng điện thoại di động, nhưng việc sử dụng Internet, e-mail hay thậm chí gọi điện quốc tế vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, cậu biết cách sử dụng di động của Watson và nhanh chóng đắm mình trong một số trò chơi của iPhone. "Máy anh có Bluetooth không?" cậu hỏi, vì Watson có thể không gửi những bức ảnh chụp cậu qua e-mail được.
Theo VNE
Vì sao Kim Jong-un thách thức siêu cường Mỹ? Với việc "tung" ra liên tiếp những lời đe dọa và động thái làm thổi bùng ngọn lửa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un muốn thể hiện rằng, ông đang nắm chắc quyền kiểm soát đất nước Triều Tiên, có khả năng thách thức một cường quốc hùng mạnh như Mỹ và là một người...