Triều Tiên đe dọa tấn công Nhà Trắng
Triều Tiên ngày 21/12 đe dọa sẽ tấn công Nhà Trắng cũng như các mục tiêu khác để đáp trả Mỹ, nếu bị Washington áp đặt các lệnh cấm vận sau khi cáo buộc Bình Nhưỡng tiến hành tấn công trên mạng vào một doanh nghiệp Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) kiểm tra máy tính tại một bộ chỉ huy quân sự
Cơ quan quân sự cao nhất của Triều Tiên là Ủy ban quốc phòng (NDC) trong ngày hôm qua một lần nữa phủ nhận sự liên quan của mình trong vụ tấn công qua mạng đối với hãng phim Sony Pictures. Công ty này đã phải ngừng việc công chiếu một bộ phim mới, bị Bình Nhưỡng xem là bôi nhọ nhà lãnh đạo nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày thứ Sáu khẳng định Triều Tiên chính là những người đã thực hiện vụ đột nhập. “Chúng ta sẽ đáp trả tương xứng và sẽ đáp trả vào thời gian và địa điểm cũng như cách thức do chúng ta lựa chọn”, ông Obama tuyên bố.
Trong thông cáo của mình, NDC khẳng định quân đội và nhân dân nước này “hoàn toàn sẵn sàng đối đầu với Mỹ tại mọi không gian chiến tranh, bao gồm cả chiến tranh trên mạng để làm nổ tung những thành lũy đó”.
“Hành động phản kháng mạnh nhất của chúng ta sẽ được thực hiện một cách dữ dội nhằm vào Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và toàn bộ đại lục Mỹ, hầm chứa của chủ nghĩa khủng bố, bằng cách vượt xa “hành động phản kháng tương xứng” mà ông Obama tuyên bố”, thông cáo viết.
Video đang HOT
Triều Tiên, trước đây cũng từng có những đe dọa tấn công lục địa Mỹ, cáo buộc chính quyền nước này “tham gia sâu” vào việc dựng bộ phim hài “Cuộc phỏng vấn”, trong đó có một âm mưu hư cấu rằng CIA sẽ ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nước này một lần nữa ca ngợi “hành động chính trực” của nhóm tin tặc, những người tự nhận mình là Người bảo vệ hòa bình, nhưng khẳng định không biết nhóm người này đến từ đâu.
Trong khi đó FBI đã nêu ra “sự trùng hợp đáng kể” giữa cuộc tấn công và “các hoạt động trên mạng đáng ngờ” khác cói liên hệ trực tiếp tới Bình Nhưỡng, bao gồm một cuộc tấn công vào các ngân hàng Hàn Quốc, bị quy trách nhiệm cho Triều Tiên.
Triều Tiên trong ngày Chủ nhật khẳng định chưa từng tìm cách hoặc thực hiện một vụ tấn công mạng nào nhằm vào Hàn Quốc. “Ai cũng hiểu rằng phương pháp chiến tranh mạng là hầu như tương tự nhau trên toàn thế giới”, thông báo cho biết thêm.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Vụ tấn công Sony: FBI kết tội Triều Tiên, ông Obama "sẽ đáp trả"
Trong tuyên bố ngày 19-12, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khẳng định đứng sau vụ tấn công mạng hãng phim Sony Pictures là Triều Tiên.
Theo FBI, các công cụ và hạ tầng được sử dụng trong vụ tấn công Sony tương tự các hành động từ Triều Tiên trước đây và có sự nhúng tay của chính phủ Bình Nhưỡng.
Vụ tấn công khiến Sony phải hoãn chiếu bộ phim hài "The Interview", dự kiến công chiếu ngày 25-12. Với chi phí 44 triệu USD, phim kể về kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo Triều Kim Jong-un của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), khiến Bình Nhưỡng tức giận gọi đây là "hành động khủng bố".
Ông Kim Jong-un trong bức ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố ngày 17-10-2014. Ảnh: REUTERS
...và hình ảnh trong bộ phim "The Interview"
Sau tuyên bố của FBI, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng ngày cho hay "sẽ đáp trả" Triều Tiên, đồng thời chê trách Sony rút phim tức là "chịu thua". "Chúng tôi sẽ đáp trả một cách tương xứng. Địa điểm, thời gian và cách thức đáp trả sẽ do chúng tôi lựa chọn" - ông Obama nói trong một cuộc họp báo.
Gọi việc Sony rút phim là sai lầm, ông Obama nói lẽ ra hãng phim nên thông báo cho ông trước. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: "Không thể có chuyện một nhà độc tài ở đâu đó lại có quyền kiểm duyệt trên đất Mỹ".
Giám đốc điều hành của Sony Pictures, ông Michael Lynton, khẳng định công ty không đầu hàng tin tặc và vẫn đang tìm cách công chiếu "The Interview". Ông Hemanshu Nigam của hãng tư vấn an ninh mạng SSP Blue ước tính toàn bộ khủng hoảng này có thể làm Sony Pictures thiệt hại 500 triệu USD doanh thu.
Trước đó, Sony bị tấn công bởi một nhóm tin tặc xưng tên là "Kẻ bảo vệ hòa bình" (GOP) hôm 24-11. Sau đó, hệ thống máy tính của hãng bị tê liệt, trong khi 5 bộ phim bị rò rỉ lên mạng trước khi công chiếu. Chưa hết, dữ liệu cá nhân của 47.000 nhân viên Sony bị tung lên mạng cùng nhiều tài liệu bí mật như kịch bản cho bộ phim "James Bond" tiếp theo.
Sony có thể thiệt hại hàng trăm triệu USD vì vụ khủng hoảng này. Ảnh: Reuters
Theo tổng thống Mỹ, Triều Tiên có vẻ hành động một mình. Washington cũng bắt đầu tham vấn Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga để nhờ các nước này hỗ trợ "kìm cương" Triều Tiên. Trong khi đó, nhà ngoại giao Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Kim Song tiếp tục phủ nhận: "Triều Tiên không dính líu đến vụ tấn công".
Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm 20-12 chỉ trích bộ phim là "sự ngạo mạn vô nghĩa về mặt văn hóa". "The Interview đem lãnh đạo một nước thù địch với Mỹ ra làm trò đùa. Chuyện này chẳng có gì đáng tự hào đối với Hollywood và xã hội Mỹ. (...) Không cần biết xã hội Mỹ nhìn nhận ra sao về Triều Tiên và Kim Jong-un, ông ấy vẫn là lãnh đạo một nước" - tờ Thời báo Hoàn cầu viết.
Theo NTD
Mỹ nổi xung với Triều Tiên, Nga mời Kim Jong Un Giữa lúc Mỹ đang sục sôi tức giận đòi trừng phạt Triều Tiên thì Nga lại tuyên bố mời Chủ tịch Kim Jong Un đến thăm Moscow trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít vào năm tới. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (19/12) đã lên tiếng thề sẽ đáp trả...