Triều Tiên đẩy nhanh hiện đại hóa các vùng nông thôn
Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), cuối tuần qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã triệu tập Hội nghị tham vấn về Dự án phát triển khu vực và đưa ra nhiều chỉ đạo về đẩy nhanh hiện đại hóa khu vực nông thôn trên cả nước.
Thu hoạch hoa quả tại Nông trang Kosan. Ảnh: Hãng thông tấn Triều Tiên
Tại hội nghị, nhà lãnh đạo Triều Tiên nhận định việc xây dựng các cơ sở y tế, khoa học và quản lý ngũ cốc ở các thành phố và quận, huyện là nhiệm vụ thiết yếu, cấp bách để đẩy nhanh phát triển khu vực.
Ông Kim Jong Un ra lệnh ưu tiên hoàn thành các cơ sở y tế hiện đại nhằm cải thiện cuộc sống, an ninh và sức khỏe của người dân địa phương. Ông cũng cho rằng cần sớm hoàn thiện các trung tâm phổ biến khoa học và công nghệ để giúp người dân ở mọi tầng lớp xã hội có cơ hội đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng công nghệ và kiến thức, đồng thời xây dựng các cơ sở chế biến gạo toàn diện để cải thiện hơn nữa chế độ ăn uống của người dân.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Đảng Lao động Triều Tiên chuẩn bị thông qua quyết định quan trọng, hướng tới đẩy nhanh phát triển nông thôn theo “Chính sách phát triển khu vực 2010″ của nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhằm mở các nhà máy hiện đại tại ít nhất 20 huyện xa xôi mỗi năm trong 10 năm tới.
Video đang HOT
Những hậu quả 'không lường trước' của cuộc xung đột Nga - Ukraine
Giá năng lượng và lương thực cao là kết quả "đã biết" của cuộc xung đột Nga - Ukraine trong khi những hậu quả tiếp theo sẽ dần bộc lộ theo thời gian.
Xung đột đã gây thiệt hại nặng nề không chỉ với các bên tham chiến mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Ảnh: Reuters
Theo nhận định mới đây của học giả, nhà báo chuyên về các vấn đề đối ngoại và ngoại giao quốc tế Tim Marshall trên tờ The National (thenationalnews.com, có trụ sở ở UAE), hầu hết những người trên 35 tuổi đều nhớ họ đã ở đâu khi lần đầu tiên nhìn thấy hình ảnh Tòa tháp đôi ở Mỹ sụp đổ vào ngày 11/9.
Hai thập kỷ trôi qua, chúng ta vẫn đang phải sống với những tác động của cuộc tấn công khủng bố đó và phản ứng của Mỹ. Rất ít người trong chúng ta sẽ có ký ức tương tự về ngày đầu tiên Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhưng những tác động từ sự kiện này có thể sẽ còn lan rộng khắp thế giới trong một thời gian dài.
Ông Marshall cho rằng chúng ta hiện đã thấy một số tác động trong số đó. Nga ban đầu đã bị bất ngờ trước phản ứng của các nước khác với dự kiến rằng phương Tây yếu kém và thiếu thiện chí để có hành động cứng rắn. Tuy nhiên, 3 năm sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng NATO đã "chết não", tổ chức này đã tìm lại được mục đích của mình.
Đức đã điều chỉnh mối quan hệ với Nga và nhận thấy tình trạng hạn chế của các lực lượng vũ trang nên cam kết đầu tư 100 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội của họ. Các nước vùng Baltic đang tăng cường phòng thủ trong khi Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO.
EU trở nên đoàn kết hơn về một số vấn đề so với vài năm trước mặc dù quyết tâm này sẽ được thử thách khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai. Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây dường như đã rạn nứt hoàn toàn.
Tổn thất về nhân mạng cũng rất lớn. Hàng nghìn binh sĩ của cả hai bên đã thiệt mạng, hàng nghìn dân thường Ukraine bị thương vong và 14 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Hàng nghìn người Nga cũng rời khỏi đất nước, gây ra tình trạng chảy máu chất xám trong nền kinh tế mà phương Tây đang tìm cách cô lập.
Nga sẽ vẫn tồn tại khi các quốc gia châu Âu dần dần độc lập khỏi nguồn cung cấp năng lượng của họ nhưng điều đó sẽ đòi hỏi đầu tư lớn vào việc điều hướng lại các đường ống tới những nơi khác và sẽ khó tìm được sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính của phương Tây.
Xung đột cũng đã đẩy lạm phát ở nhiều quốc gia lên mức cao nhất trong thế kỷ này. Trong 5 tháng, Ukraine, vựa ngũ cốc của châu Âu, đã không thể xuất khẩu chúng qua các cảng của mình. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực ở Kenya, Ethiopia và Somalia, đồng thời làm tăng giá bánh mì ở Ai Cập, Libya và Tunisia - những nước vốn thường nhận được 80% ngũ cốc từ Ukraine. Giá cả hiện đang ở mức cao nhất trong 14 năm, làm tăng thêm sức ép đối với nền kinh tế Tunisia.
Đó là một số "hậu quả đã biết" của cuộc xung đột và chúng ta có thể dự báo về một số vấn đề sắp xảy ra. Với việc Nga quay sang tăng cường quan hệ với Iran và Triều Tiên, Mỹ và châu Âu có lẽ không còn tin tưởng vào việc Moskva sẽ giúp họ gây sức ép buộc Tehran quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) hoặc Bình Nhưỡng hạn chế các vụ phóng tên lửa.
Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị và kinh tế của nước này, nhưng vẫn chưa rõ hậu quả cuối cùng sẽ là gì. Nền kinh tế Nga đã chứng kiến sự suy giảm khoảng 4% GDP và có thể sẽ giảm sâu hơn nữa.
Doanh số bán vũ khí của Nga giảm 25%, sản xuất ô tô giảm 90% trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10/2022. Với các bộ phận vi điện tử và vi mạch nằm trong danh sách hàng hóa bị trừng phạt, Moskva sẽ gặp khó khăn trong chế tạo vũ khí, ô tô hay máy bay mà họ muốn.
Xa hơn nữa là những "ẩn số chưa biết" và chiến tranh hay xung đột luôn gây ra những hậu quả khôn lường.
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ đối phó với hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên Theo ông Lee Seong Kwon từ Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc, quân đội đang thực hiện các biện pháp gia tăng khả năng phòng thủ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công khai. Binh sỹ Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 28/8, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) thông báo quân đội nước này đang nâng cấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô trong tháng 3

Iran thông báo 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán với Mỹ

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador
Có thể bạn quan tâm

'Tú ông' điều hành đường dây hơn 300 gái mại dâm, doanh thu hàng chục tỷ đồng
Pháp luật
07:02:30 16/04/2025
Vạn Hạnh Mall tổ chức lập trai đàn chẩn tế, tăng số lượng camera an ninh sau 2 sự việc đau lòng
Netizen
07:00:22 16/04/2025
Đánh giá nhanh Land Rover Defender: Đáng mua nếu tiền không phải vấn đề
Ôtô
06:58:47 16/04/2025
Steam chơi lớn, tặng miễn phí game thủ một bom tấn quá chất lượng, 90% rating tích cực
Mọt game
06:54:19 16/04/2025
Loạt nghệ sĩ, hoa hậu quảng cáo "lố": Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng
Sao việt
06:52:16 16/04/2025
Quyền Linh và Mái ấm gia đình Việt: 2 năm đồng hành kết thúc bằng tranh cãi
Tv show
06:49:15 16/04/2025
Sốc: Nam rapper nổi tiếng đột ngột qua đời ở tuổi 36
Sao châu á
06:44:34 16/04/2025
Xe máy điện VinFast: Giải pháp di chuyển "2 trong 1" cho học sinh, sinh viên
Xe máy
06:40:21 16/04/2025
Cristiano Ronaldo sẵn sàng khoác áo Man City
Sao thể thao
06:37:29 16/04/2025
Chuyện lạ trong ngôi miếu cổ ở TPHCM, khách đến lễ phải qua đò
Lạ vui
06:36:51 16/04/2025