Triều Tiên công bố loạt ảnh cảnh báo Mỹ-Hàn
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 17/3 xác nhận nước này đã thực hiện cuộc diễn tập phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 nhằm phát tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ hơn nữa đến kẻ thù.
Cận cảnh vụ phóng ICBM mới của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Ông Kim Jong-un trực tiếp giám sát vụ phóng. Ảnh: KCNA
Theo KCNA, trước tình hình nghiêm trọng khi môi trường an ninh bất ổn nhất đang được tạo ra trên bán đảo Triều Tiên do các cuộc tập trận chiến tranh quy mô lớn mang tính khiêu khích và hiếu chiến do Mỹ và Hàn Quốc tiến hành, Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) đã chỉ thị thực hiện diễn tập phóng ICBM Hwasong-17 hôm 16/3.
“Cuộc diễn tập phóng vũ khí chiến lược nhằm đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ hơn đối với những kẻ thù cố tình leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và bất chấp cảnh báo nghiêm khắc của Triều Tiên”, KCNA nêu rõ.
Cũng theo KCNA, cuộc tập trận đồng thời cho thấy rõ lo ngại về xung đột vũ trang đã trở thành hiện thực đe dọa, đồng thời thể hiện rõ hơn ý chí thiết thực của Đảng và Chính phủ Triều Tiên là phản công bằng các biện pháp tấn công áp đảo bất cứ lúc nào.
ICBM Hwasong-17 được phóng tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng trong 4.151 giây trước khi hạ cánh chính xác xuống khu vực định sẵn ở vùng biển ngoài khơi phía Đông của Triều Tiên.
Vụ phóng được thực hiện ngay khi Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành tập trận. Ảnh: KCNA
Video đang HOT
ICBM Hwasong-17 được phóng tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng.
Ông Kim Jong-un cùng con gái giám sát vụ phóng. Ảnh: KCNA
Ông Kim Jong-un đã trực tiếp chỉ đạo cuộc diễn tập phóng ICBM. Đáng chú ý, ông tiếp tục đưa theo cô con gái nhỏ giám sát vụ phóng lần này.
KCNA nhấn mạnh, cuộc tập trận nhằm khẳng định khả năng cơ động, hoạt động bình thường và độ tin cậy của lực lượng răn đe chiến tranh hạt nhân của Triều Tiên. Cuộc tập trận không có tác động tiêu cực đến an ninh của các nước láng giềng.
Trước đó, Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC) ngày 16/3 cho biết Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng ICBM từ khu vực Sunan ở Bình Nhưỡng lúc 7h10 (giờ địa phương) và tên lửa được bắn theo góc nghiêng, bay khoảng 1.000 km trước khi lao xuống biển.
NSC đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp, với tuyên bố của Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết Seoul sẽ có hành động đáp trả tương xứng với những động thái của Triều Tiên.
Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, gần 7 tỷ người có thể tử vong
Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân... đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp.
Tính từ thập niên 1980 thì thời điểm hiện nay, nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao hơn khi nào hết. Nga - quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, đang trực tiếp tham gia một cuộc xung đột vũ trang công khai với Ukraine. Thời gian qua, Nga đã nhiều lần ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Triều Tiên - quốc gia mới đây nhất sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng công khai khả năng họ sử dụng thứ vũ khí đặc biệt này.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng đã xếp xung đột hạt nhân vào "trường khả thi".
Một vụ thử hạt nhân. Ảnh: 19fortyfive.
Chuyện gì xảy ra ngày nay nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra?
Các nhà dự báo đánh giá rằng nguy cơ vũ khí hạt nhân phát nổ không phải do thử nghiệm (mà là dùng trực tiếp trong xung đột) đã tăng lên khoảng 10%. Trước đó, nguy cơ như vậy chỉ khoảng 1%. Như vậy xác xuất vũ khí hạt nhân bị đem ra sử dụng đã tăng tới 10 lần.
Một nghiên cứu của Đại học Rutgers (Mỹ) cho rằng ngay cả một cuộc xung đột hạt nhân "giới hạn" cũng để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại.
Chẳng hạn, một cuộc chiến hạt nhân hạn chế giữa Ấn Độ và Pakistan, theo nghiên cứu trên, có khả năng san phẳng các nguồn cung ứng thực phẩm toàn cầu, dẫn tới tử vong hàng loạt trên thế giới. Nhóm nghiên cứu của trường Rutgers phát hiện ra rằng chỉ một cuộc đụng độ "nhẹ", sử dụng chưa tới 3% kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới, cũng đủ giết chết 1/3 dân số thế giới chỉ trong vòng 2 năm.
Vậy nếu xung đột hạt nhân quy mô lớn nổ ra giữa Mỹ và Nga thì sao? Cuộc chiến này có khả năng xóa sổ 3/4 dân số thế giới trong vòng 2 năm. Tác giả của nghiên cứu - nhà khoa học môi trường Alan Robock, nói: "Cần phải cảnh báo rằng việc sử dụng bất cứ vũ khí hạt nhân nào cũng là thảm kịch cho thế giới".
Đòn tự sát hạt nhân sẽ làm Trái Đất thay đổi vĩnh viễn
Nghiên cứu của Robock là nghiên cứu đầu tiên xem xét kỹ lưỡng những rối loạn mà chiến tranh hạt nhân gây ra cho khí hậu và nguồn cung thực phẩm. Kết quả thật đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ vũ khí hạt nhân được kích nổ sẽ kéo theo các trận bão lửa khổng lồ dẫn tới lớp muội phủ dày đặc và che kín ánh mặt trời. Khi mặt trời bị che mất như vậy, khí quyển sẽ lạnh đi. Sự lạnh xuống của khí quyển sẽ tác động lên mọi thứ từ các vụ mùa cho đến việc đánh bắt cá.
Tóm lại, sau khi xảy ra các vụ nổ hạt nhân trong xung đột vũ trang, hàng chục triệu người sẽ chết tức thời tại vùng chiến sự, nhưng sau đó sẽ còn hàng trăm triệu người nữa trên toàn thế giới bị tử vong do nạn đói.
Robock nói: "Theo ý kiến của tôi, nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh về vũ khí hạt nhân, nó cho thấy chúng ta không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu quý vị sử dụng chúng thì quý vị không khác nào một kẻ đánh bom tự sát. Quý vị cố tấn công người khác nhưng rốt cuộc, chính quý vị sẽ chết vì đói".
Nguy cơ xung đột hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan cao hơn
Đội nghiên cứu của Robock chú ý đặc biệt đến hậu quả của một cuộc chiến hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan. Lý do của sự chú ý ấy là, mặc dù dư luận nói nhiều về nguy cơ xung đột Nga-Mỹ, trên thực tế nguy cơ xung đột hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn cao nhất thế giới do hai nước này chung biên giới và có tranh chấp lãnh thổ, lại sở hữu kho hạt nhân ngang hàng nhau.
Theo nghiên cứu của trường Đại học Rutgers, nếu hai nước này sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công vào các trung tâm đô thị của nhau, thì các xung nổ, lửa từ vụ nổ, và phóng xạ phát sinh sẽ giết chết 127 triệu người ở Nam Á. Ngoài ra, 37 triệu tấn muội sẽ bị thổi vào khí quyển, nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh đi hơn 5 độ C - cấp độ chưa từng xảy ra kể từ kỷ Băng Hà cuối cùng.
Nhiệt độ tụt sâu sẽ phá hủy hoạt động sản xuất lương thực đến mức độ "lượng calo do các vụ mùa và hoạt động đánh bắt cá cung cấp" sẽ giảm tới 42%, kéo theo nạn đói làm hơn 2 tỷ người trên toàn cầu tử vong.
Xung đột hạt nhân giữa Mỹ và Nga tuy khó xảy ra nhưng nếu nổ ra sẽ gây ra thảm kịch lớn hơn nữa: Ước tính 5 tỷ người sẽ chết trên toàn thế giới, con số cao nhất có thể lên tới 6,7 tỷ người.
Alex Wigglesworth trên tờ Los Angeles Times phản ánh thêm: Bất cứ nước nào trong số 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cũng có đủ hỏa lực hạt nhân trong tay để gây ra đau khổ và chết chóc trên toàn cầu.
Hàn Quốc 'bình thường hóa hoàn toàn' Hiệp định bảo mật thông tin quân sự với Nhật Bản Theo hãng tin Yonhap, ngày 16/3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết ông đã nhất trí "bình thường hóa hoàn toàn" thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự với Nhật Bản. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) và phu nhân lên máy bay trong chuyến thăm Nhật Bản tại căn cứ không quân ở Seongnam,...