Triều Tiên “con cờ” lật đổ thế kiềng ba chân ở châu Á?
Trung Quốc đã từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh trong năm nay với Nhật Bản và Hàn Quốc theo dự kiến sẽ diễn ra vào một thời điểm có tính chất thể hiện sự cố gắng giải quyết mối bất hòa cho cả ba nước.
Mặc dù châu Á là khu vực năng động nhất thế giới hiện nay, nó có một số lượng quá ít ỏi các cơ chế để giải quyết hay giảm thiểu những tranh chấp quốc tế – điều đang ngày càng gia tăng căng thẳng trong khu vực. Vì thế, các hội nghị thượng đỉnh cung cấp hy vọng thực sự cho việc tạo ra một cuộc đối thoại được thể chế hóa cho bộ ba nước lớn của vùng đông bắc châu Á. Việc Trung Quốc không sẵn sàng tham gia trong năm nay biểu hiện một hiện trạng không hề khả quan cho tương lai ổn định của khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường là dịp để các nước cùng nhau đưa ra được các thỏa thuận để cải thiện mối quan hệ của họ với nhau, bất chấp khó khăn có thể xảy ra. Nhưng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, do vướng mắc vào thời điểm căng thẳng ngày càng tăng giữa cả ba nước, ba nhà lãnh đạo có thể bị thu hẹp tầm nhìn tại lúc này để tìm kiếm nâng cao sự ổn định chiến lược trên toàn Đông Bắc Á. Thêm vào đó, các căng thẳng có khả năng tiếp tục dai dẳng kéo dài.
Bước đầu tiên trong việc đưa quan hệ trên về một nền tảng ổn định hơn là mỗi nhà lãnh đạo phải thừa nhận – và nhấn mạnh cho công dân của họ – sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của ba nền kinh tế. Thương mại, đầu tư, và dây chuyền sản xuất hiện tại có sự gắn kết giữa Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc trong những cách mà không ai có thể tưởng tượng cách đây 20 năm.
Giống như lịch sử châu Âu từ năm 1945 đã chứng minh, lợi ích kinh tế được chia sẻ có thể cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc xây dựng cả an ninh khu vực, và mở ra một trang lịch sử mới.
Hơn nữa, mối đe dọa lớn nhất của khu vực – kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiênhiện đang gây nguy hiểm cho cả ba nước. Trong khi các mối đe dọa có thể không ảnh hưởng đến họ như nhau, không ai có thể đủ khả năng để chống đỡ một sai lầm dù là nhỏ nhất. Vì vậy, thậm chí lợi ích an ninh có thể là tác nhân quan trọng để thúc đẩy hợp tác lớn hơn, nếu các nhà lãnh đạo của các nước thảo luận và phát triển một phương pháp sẽ được phổ biến rộng rãi.
Tuy nhiên, nghịch lý buồn là khi mà sự hội nhập kinh tế giữa Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc đang ngày càng sâu sắc thêm, và thậm chí là nguy cơ bảo mật của họ đã đôi khi sáp nhập, thì quan hệ ngoại giao của họ đang ngày càng xấu đi. Tất nhiên, không ai hoàn toàn có thể giao sự an toàn của mình cho những người khác. Liên minh Nhật Bản và Mỹ có lẽ là lần duy nhất trong lịch sử khi mà một cường quốc châu Á đã làm điều đó. Mỗi quốc gia chắc chắn sẽ theo đuổi – và tìm kiếm các cách thức để đảm bảo lợi ích riêng của mình.
Nhưng điều đó không có nghĩa xung đột là không thể tránh khỏi. Ở châu Á ngày nay, không thể quản lý những tham vọng của đối thủ thông qua quyền bá chủ, mở rộng diện tích quốc gia của các nước liên quan và cấu trúc các liên minh của họ. Vì vậy, cả ba quốc gia phải học cách sống chung với nhau một cách thân thiện.
Nỗi lo sợ an ninh quốc gia
Đây là bước đầu tiên là tương đối đơn giản: cả ba quốc gia phải cung cấp một khối lượng lớn tiền tài để chi tiêu vào tính toán ngoại giao và lo ngại an ninh quốc gia của những nước khác. Họ cũng cần phải thừa nhận rằng lời nói và hành động nhằm vào công chúng trong nước, không ít hơn so với chính sách thực tế, có thể gây ra sự nghi ngờ.
Thật không may, các thế lực lớn tại cả ba quốc gia cho rằng cuộc đua làm chủ khu vực khiến cho những lời nói về sự hợp tác không chỉ ngây thơ, mà còn lỗi thời. Một số nhà tư tưởng chiến lược của Nhật Bản và Hàn Quốc tin rằng Trung Quốc có ý định không chỉ buộc Mỹ phải rời khỏi vị trí như là sức mạnh hàng đầu châu Á, mà còn trên cả sự thống trị kinh tế của khu vực. Họ nhìn thấy một Trung Quốc đang tìm cách thiết lập lại chính nó như là quốc gia ngồi trên ngôi vua, các nước láng giềng sẽ trở thành các quốc gia chư hầu và triều cống.
Trong khi năng lực quân sự của Trung Quốc chưa bắt kịp được với Mỹ, hiện nay, quân đội nước này đang được xây dựng để trở nên lớn mạnh, bởi vì Trung Quốc xem đó là cách để phủ nhận lợi thế quân sự của Mỹ. Nếu Trung Quốc thành công, các nước láng giềng – các quốc gia đang ngày càng trở nên lo sợ sự gắn bó với nền kinh tế nước này, có thể điều chỉnh chính sách của mình để xoa dịu Trung Quốc. Một Châu Á Trung tâm có thể xuất hiện mà không có bất kỳ tiếng súng nào phải khai hỏa.
Nhưng trong mắt của Trung Quốc, tình hình khu vực này lại khác hẳn. Còn một nước Mỹ đang suy thoái cũng phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đang cố gắng để nói thứ ngôn ngữ của sự hợp tác, nhưng thực ra nước này đang cố gắng cản đường Trung Quốc. Vì vậy, bất kỳ sự hợp tác lâu dài của Mỹ với các đồng minh trong khu vực – Nhật Bản và Hàn Quốc – sẽ chỉ giúp Mỹ kìm hãm Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc một cách công khai lại đang đối đầu với những người hàng xóm bằng những tuyên bố tranh chấp chủ quyền.
Với những tầm nhìn khác nhau về thực tại của Châu Á, liệu có thể là sự tìm kiếm hợp tác ở Đông Bắc Á của bộ ba?
Nếu bị thách thức, cả ba chắc chắn sẽ làm những gì họ phải làm để bảo vệ an ninh của mình. Nhưng thông qua cuộc đối đầu chiến thuật sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Bất kỳ cuộc xung đột giữa họ sẽ để lại cho họ những hậu quả còn tồi tệ hơn. Và, khi hòa bình lập lại, họ sẽ thấy mình trở lại với con số 0, vẫn còn cần phải xây dựng một trật tự khu vực, trong đó những quốc gia khác sẽ đóng vai trò lớn.
Video đang HOT
Tình hình hiện nay ở Đông Bắc Á không yêu cầu bất kỳ của ba nước từ bỏ tuyên bố quốc gia của mình. Nhưng các nhà lãnh đạo của họ phải phân biệt giữa những nước có nguyện vọng và những nước thực hiện nguyện vọng, và họ phải bắt đầu giải thích cho công dân của họ sự khác biệt này.
Các quốc gia không nên cắt giảm các chương trình ngoại giao hay quan hệ an ninh bằng trò chơi tuyên bố chủ quyền với những hòn đảo hay vùng đất biên giói nào. Cũng như Trung Quốc không cần phải tỏ ra quá căng thẳng với những gì còn tồn tại sau chiến tranh trong lịch sử như sự thống nhất của hai miền Triều Tiên hay thời kỳ phục hưng của Nhật Bản như là một mối đe dọa chiến lược.
Quản lý khủng hoảng có thể không bao gồm việc duy trì các mối quan hệ gần gũi về mặt kinh tế nhưng không nên đổ dồn những lời tuyên bố chủ quyền cay đăng hay tranh chấp lịch sử. Miễn là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nên xem mỗi cuộc gặp gỡ vói nhau như là một cơ hội để giải quyết các điểm hoặc đạt được một số lợi thế chiến lược. Chính sách “bên bờ vực chiến tranh” đến nay vẫn đang chi phối số phận của vùng Đông Bắc Á. Và trên tất cả, “kẻ thụ hưởng” lớn nhất trong mối quan hệ căng thẳng của bộ ba chính là Triều Tiên.
Mối quan hệ phức tạp giữa bộ ba có thể càng trở nên căng thẳng hơn khi buộc phải đứng về phía đồng minh của mình và đảm bảo an ninh cho họ ( Trung Quốc và Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản). Vì lý do này, các nhà lãnh đạo nên tìm một cách để đáp ứng nhanh chóng tình hình và cam kết tìm kiếm hợp tác chính thức, cũng như xây dựng cơ chế cho phép họ hòa giải tầm nhìn và lợi ích của họ với các quốc gia khác.
Theo vietbao
Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ?
Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 20% tổng chi các dự án phát triển hải quân trong vòng 20 năm tới.
Châu Á - Thái Bình Dương tập trung mạnh cho hải quân
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 26% (tương đương với gần 200 tỷ USD) tổng chi cho các dự án hải quân trong vòng 20 năm tới nhằm đối phó với thách thức trong khu vực và đặc biệt là sự đe dọa từ Trung Quốc.
Theo Phó chủ tịch Tổ chức phân tích hải quân AMI International Bob Nugent cho hay, các dự án mới trong khu vực này sẽ gồm: 6 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục, 115 khinh hạm, 82 tàu tuần tra ven biển, 34 tàu quét mìn, 128 tàu đổ bộ, 21 tàu hậu cần, 255 tàu tuần tra và 116 tàu ngầm.
Cũng theo ông Bob Nugent, thị trường tàu tuần tra ven biển (OPV) sẽ rất sôi động, giai đoạn 2013-2030 có thể đạt mức doanh thu 4,6 tỷ USD.
"Mặc dù các tàu OPV không thể thay thế khu trục trong các hạm đội, nhưng OPV có lượng giãn nước 1.500 tấn trở lên có thể đảm nhận nhiệm vụ của tàu hộ tống và khinh hạm khi thực thi pháp luật trên biển", ông này nói.
Hiện, các loại tàu OPV rất thịnh hành tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhưng đối với Đông Bắc Á thì ngược lại.
Các nước Đông Bắc Á như Nhật, Hàn tập trung phát triển tàu chiến Aegis. Ảnh minh họa
Theo chuyên viên nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng hải (Đại học Công nghệ Nanyang Singapore) Sam Bateman thì, khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) nhắm tới chế tạo tàu khu trục Aegis, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu ngầm tấn công phi hạt nhân... nhằm đối phó với Hải quân Trung Quốc.
Còn theo ông Nugents quyết định về những chương trình này đã được đưa ra trước khi Hải quân Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính. Trước đó, Nhật đã có Nga là mối đe dọa cũng như Hàn Quốc có mối đe dọa từ Triều Tiên.
Chuyên gia tới từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng Singapore Sam Batman nhận định, sự thật là tất cả các tàu chiến đấu mặt nước đều dễ bị không kích khi đi vào tầm hoạt động của các căn cứ máy bay chiến đấu.
"Câu hỏi đặt ra là có nên bỏ nhiều tiền vào lực lượng tác chiến mặt nước, nhưng điều này dường như không được các quốc gia trong khu vực châu Á quan tâm", ông Bateman nói.
Các nhà phân tích đến từ Washington cho rằng, cuộc chạy đua trang bị hải quân ở châu Á xuất phát từ mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc. Nhưng ông Batman cho rằng, qua xem xét tình hình một số quốc gia như Nhật Bản, Philippines thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.
"Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, còn có một số nguyên nhân khác bảo gồm yêu cầu hiện đại hóa quân đội, nhu cầu về tài nguyên biển để phát triển kinh tế (an ninh năng lượng) là những lý do chính khiến các quốc gia tăng cường hải quân", ông Batman nói.
Nhật Bản quyết bảo vệ tuyến đường biển
Nhật Bản sẽ tăng cường bảo vệ các tuyến đường biển, cùng với việc ngăn chặn mối đe dọa của Trung Quốc trong tương lai đối với quần đảo Nansei kéo tài từ phía Nam Kyushu tới Đài Loan.
Trong ngân sách quốc phòng 2013-2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chú trọng vào việc bảo vệ quần đảo Nanseil và các vùng biển thuộc lãnh thổ nước này.
Chuyên gia hải quân ở Đại học King's College London Alessio Patalano nhận định: "Nhật Bản là một quốc gia biển nên việc bảo đảm an ninh hàng hải là yếu tố then chốt đối với sự ổn định của nước này".
Theo một số nguồn tin, Nhật đã chi khoảng 720 triệu USD để đóng một tàu khu trục đa năng có lượng giãn nước 5.000 tấn nhằm cải thiện khả năng chống tàu ngầm. Loại tàu này có thể là nhằm đối phó với tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Nhật nỗ lực duy trì, đảm bảo đủ số lượng tàu khu trục. Với ngân sách hạn chế hơn một thập kỷ, nước này đã cố kéo dài tuổi thọ 14 tàu trong bốn lớp khác nhau.
Nhật đang chế tạo thêm 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay. Ảnh minh họa
Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã chi 540 triệu USD trong năm nay để chế tạo một tàu ngầm tấn công phi hạt nhân thế hệ mới. Đồng thời, họ cũng nỗ lực kéo dài tuổi thọ hạm đội tàu ngầm và tăng số lượng từ 16 lên 22 chiếc.
"Đây là một trong những tài sản quan trọng nhất của JMSDF, vì nó không chỉ cung cấp khả năng trinh sát trong nhiệm vụ tuần tra, mà còn là vũ khí "tàng hình" trong cuộc chiến thông thường", ông Patalano nói.
Cùng với đội tàu khu trục đa năng, Nhật Bản cũng đang tích cực triển khai đóng thêm 2 tàu khu trục chở trực thăng có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn. Có những nguồn tin cho rằng, loại tàu này có thể chuyển đổi để thích ứng với việc cất hạ cánh của máy bay tiêm kích tàng hình F-35B.
Quốc gia biển AESAN mua sắm tàu chiến, máy bay
Nhằm bảo vệ vùng biển, đảo rộng lớn, mặc dù gặp không ít khó khăn về ngân sách nhưng nhiều quốc gia biển ở Đông Nam Á cũng nỗ lực phát triển không quân, hải quân.
Năm 2011, Philippines đã thông qua một chiến lược quốc phòng mới, trong đó nhấn mạnh hợp tác an ninh trên biển với quân đội Australia.
Đối phó với Trung Quốc, Philippines nỗ lực mua sắm thêm tàu chiến, máy bay. Ảnh minh họa
Nước này cũng đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân vốn dĩ đã rất lạc hậu. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã quyết định chi ngân sách lên tới 60 triệu USD để mua thêm 1 tàu tuần tra và 6 trực thăng để phục vụ bảo vệ các dự án dầu khí ở Malampaya.
Năm 2012, Manila bổ sung một chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá 900 triệu USD nhằm tân trang các khinh hạm, máy bay C-130 và trực thăng.
Philippines đang tiến gần với một hợp đồng mua tiêm kích hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc. Đây có thể là những chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của không quân nước này sau gần 10 năm không có máy bay chiến đấu trong biên chế.
Malaysia đã ký thỏa thuận mua 6 tàu tuần tra ven biển hiện đại lớp Gowind của hãng DCNS Pháp, nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ biển.
Singapore thì đang có toan tính mua tiêm kích tàng hình F-35 tối tân từ Mỹ để tiếp tục nâng cao sức mạnh không quân hiện đại nhất khu vực này.
Việt Nam cũng không ngừng cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân và không quân nhằm bảo vệ Biển Đông và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Kilo Project 636. Loại tàu này được đánh giá là có độ ồn khi hoạt động rất thấp và trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Dự kiến, chiếc đầu tiên sẽ được chuyển cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2013.
Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Kilo 636 trong năm nay.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua thêm 2 khinh hạm Gepard 3.9 với một số cải tiến.
Đối với lực lượng không quân, năm 2012, phía Nga đã chuyển giao 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2 cho Việt Nam. Với 4 chiếc này, Việt Nam đã có trong biên chế 24 tiêm kích Su-30MK2. Những chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên mặt đất và đặc biệt là mang được vũ khí chống tàu siêu thanh Kh-31A.
Gần đây, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin thông tin rằng, Việt Nam có thể mua các máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3 Orion từ Mỹ.
Theo vietbao
Triều Tiên: Từ hoàng kim đến...khổ nạn Một thời,Triều Tiênđược mệnh danh là nước công nghiệp mạnh có thể sánh ngang hàng vớiNhật Bản,vượtHàn Quốc.Đâu là nguyên nhân khiến quốc gia Đông Bắc Á này đi vào chặng đường khổ nạn như hiện nay? Năm 2010, Triều Tiên tuyên bố mở cánh cửa "cường quốc", cuối năm 2012, quốc gia này lại tranh thủ thời điểm phóng vệ tinh nhân...