Triều Tiên có thể sở hữu tới 3.000 cơ sở hạt nhân và tên lửa
Giới chức Mỹ cho rằng quá trình thanh sát hàng nghìn cơ sở hạt nhân của Triều Tiên sẽ mất rất nhiều thời gian.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 hồi tháng 4/2017. Ảnh: KCNA.
Giới chức Mỹ ước tính Triều Tiên hiện có khoảng 3.000 cơ sở liên quan đến hoạt động tên lửa và hạt nhân, tờ Munhwa Ilbo của Hàn Quốc hôm nay dẫn một bản đánh giá do các quan chức tình báo Mỹ thực hiện.
Bản báo cáo này tính đến nhiều cơ sở “đáng ngờ” được tình báo Mỹ phát hiện thông qua ảnh vệ tinh, trong đó có một số nhà máy sản xuất các bộ phận cho tên lửa và các viện nghiên cứu của Triều Tiên.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa có cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 12/6 và nhất trí hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ cho biết với số lượng cơ sở hạt nhân lớn như vậy, quá trình thanh sát và đàm phán giải trừ hạt nhân sắp tới giữa hai nước sẽ mất rất nhiều thời gian. Trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thừa nhận sẽ phải mất nhiều năm mới có thể giải giáp hết kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
Tờ Washington Post ngày 14/6 đưa tin kho vũ bí mật của Triều Tiên là một trở ngại khó khăn cho tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo. Triều Tiên hiện có 20 hoặc có thể lên tới 60 đầu đạn tên lửa của được cất giấu trong các hầm ngầm phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Đến nay, Triều Tiên chưa từng cam kết công khai phá hủy chúng hay cho phép các nhà điều tra tiếp cận hoặc thậm chí là tiết lộ nơi cất giữ chúng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Video đang HOT
Tranh cãi phong cách thân thiện của ông Trump khi tiếp "sứ giả" Triều Tiên
Bức ảnh chụp Tổng thống Donald Trump tươi cười khi đứng cạnh quan chức cấp cao của Triều Tiên tại Nhà Trắng khiến giới chức Mỹ lo ngại rằng Washington đã trao chiến thắng cho Bình Nhưỡng trước khi hai nước bước vào bàn đàm phán.
Cựu Tổng thống Bill Clinton giữ vẻ mặt nghiêm nghị khi chụp ảnh chung với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong cuộc gặp năm 2009 (Ảnh: KCNA)
Khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Triều Tiên năm 2009 trong sứ mệnh nhân đạo nhằm thuyết phục Triều Tiên thả hai nhà báo Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ, ông đã ra chỉ thị cho đội ngũ đi cùng trước cuộc họp với cố lãnh đạo Triều Tiên rằng: "Chúng ta không được cười".
Trong một số bức ảnh, bao gồm cả bức ảnh chính thức chụp cùng lãnh đạo nước chủ nhà ở Bình Nhưỡng, cựu Tổng thống Clinton và các trợ lý của ông vẫn giữ nguyên vẻ mặt như kế hoạch ban đầu, thể hiện sự nghiêm túc và kiên quyết, phù hợp với bối cảnh của chuyến đi.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump có cách tiếp cận hoàn toàn khác khi ông tiếp đón Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tới Nhà Trắng hôm 1/6. Được xem là "cánh tay phải" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông Kim Yong-chol là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên đặt chân tới Mỹ sau 18 năm.
Khác với cựu Tổng thống Clinton trước đây, Tổng thống Trump tươi cười rạng rỡ khi ông Kim Yong-chol trao cho ông chủ Nhà Trắng bức thư với kích cỡ lớn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Cả hai cùng nhau chụp ảnh lưu niệm tại Phòng Bầu Dục và ông Trump không giấu nổi sự tự hào khi cầm bức thư của ông Kim Jong-un trên tay. Nhà Trắng sau đó cũng nhanh chóng công khai bức ảnh này.
Thắng lợi cho Triều Tiên
Tổng thống Trump tươi cười khi cầm trên tay bức thư do ông Kim Yong-chol mang tới Nhà Trắng (Ảnh: White House)
Sự tiếp đón thân mật của nhà lãnh đạo Mỹ dành cho ông Kim Yong-chol đã khiến các cựu quan chức, những người từng đàm phán với Triều Tiên, lo ngại rằng Tổng thống Trump có thể đã trao cho Triều Tiên một thắng lợi nữa về ngoại giao trước khi hai nước đạt được sự đồng thuận về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, đây đích thị là hẹn hò tốc độ", Christopher R. Hill, nhà ngoại giao từng dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên dưới thời cựu Tổng thống George. W. Bush, nhận định.
Ông Hill cũng nhớ lại việc ông từng bị khước từ khi đích thân trao một bức thư của cựu Tổng thống Bush cho cố lãnh đạo Kim Jong-il dù đó chỉ là một bức thư với kích cỡ bình thường. Ngược lại, theo ông Hill, Triều Tiên đã nhận được "toàn bộ" lợi thế từ Tổng thống Trump trong trường hợp lần này.
Câu hỏi làm thế nào để tiếp cận với một đất nước đặc biệt như Triều Tiên vẫn luôn là một thách thức với mọi tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm của mối quan hệ này đã được đẩy lên cao khi Tổng thống Trump chuẩn bị gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6 tới. Chưa từng có tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ gặp mặt một nhà lãnh đạo Triều Tiên và những hình ảnh về cuộc gặp sắp tới sẽ ngay lập tức "phủ sóng" toàn thế giới.
Trước thềm cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên, các cựu quan chức Mỹ tỏ ra hoài nghi về ông Trump - vị tổng thống được cho là bốc đồng và hay thể hiện bản thân, người từng có những cái bắt tay thể hiện quyền uy, vẻ mặt giận dữ và kiểu tạo hình với ngón tay cái giơ lên cao. Các cựu quan chức lo ngại những nguy cơ có thể xảy ra khi ông Trump tiếp xúc với ông Kim Jong-un bên ngoài bàn đàm phán.
"Những bức ảnh chụp hai nhà lãnh đạo tươi cười đứng cạnh nhau sẽ được Triều Tiên lan truyền để thể hiện rằng cả hai nhà lãnh đạo đều ngang bằng nhau. Ông Trump nên tránh những hành động tuyên truyền như vậy, tránh những nụ cười và những cái ôm (với ông Kim Jong-un)", cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Bill Richardson, người từng có cơ hội gặp một số nhà lãnh đạo cứng rắn như Saddam Hussein và từng vài lần tới Bình Nhưỡng, nhận định.
Tuy vậy, Tổng thống Trump lại coi những bức ảnh chụp chung với ông Kim Jong-un như một chiến thắng, một biểu tượng cho thấy ông sẵn sàng từ bỏ các nghi thức ngoại giao từng cản trở những người tiền nhiệm trong mối quan hệ với Triều Tiên. Theo các trợ lý Nhà Trắng, quyết định bất ngờ của Tổng thống Trump hồi tháng 3 khi đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên xuất phát từ sự tự tin rằng, kỹ năng đàm phán của ông sẽ hiệu quả hơn so với các cuộc đàm phán cấp thấp thất bại trong suốt 30 năm qua.
Chiến lược của ông Trump
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về lãnh đạo Mỹ - Triều (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Jong-un không phải nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên Tổng thống Trump gặp mặt và dành sự thân thiện cho họ. Ông Trump từng mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ăn miếng bánh sô cô la tuyệt vời nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh xa hoa ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago năm 2017. Ông khen ngợi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vì đã thực hiện thành công một công việc khó tin trong cuộc chiến chống ma túy. Ông cũng gửi lời chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin sau cuộc bầu cử tại Nga hồi tháng 3, bất chấp cảnh báo không nên chúc mừng từ các trợ lý an ninh quốc gia Mỹ vì cho rằng cuộc bầu cử này bị can thiệp.
"Lập trường của ông Trump trong ngoại giao quốc tế cũng tương tự quan điểm của ông trong đàm phán bất động sản ở New York, bắt đầu bằng việc xây dựng mối quan hệ cá nhân gần gũi mang dấu ấn của riêng mình, sau đó là xây dựng lòng tin, không nói chuyện làm ăn mà thiết lập tình bạn và dùng sức hút để khiến đối phương chìm đắm trước khi làm cho họ xiêu lòng", Daniel Russel, quan chức phụ trách chính sách châu Á trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, nhận định.
Các trợ lý Nhà Trắng từng nói rằng mục tiêu của Tổng thống Trump là luôn mở cánh cửa để hợp tác với các nhà lãnh đạo "đối thủ" và cùng họ giải quyết những thách thức chung, bất chấp sự mâu thuẫn giữa hai bên. Việc Tổng thống Trump đón tiếp ông Kim Yong-chol cũng là hành động "đáp lễ" sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng hai lần đón Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng.
Tổng thống Trump đã đích thân tiễn ông Kim Yong-chol ra tận xe ô tô để rời Nhà Trắng hôm 1/6 (Ảnh: Reuters)
Đây không phải lần đầu tiên tổng thống Mỹ đón một quan chức Triều Tiên. Vào tháng 10/2000, cựu Tổng thống Bill Clinton từng đón ông Jo Myong Rok - quan chức quân sự cấp cao của Triều Tiên. Ông Jo khi đó cũng trao cho ông Clinton một bức thư của cố lãnh đạo Kim Jong-il, nhưng ông Clinton rốt cuộc đã từ chối lời mời của ông Kim Jong-il tới gặp mặt tại Bình Nhưỡng.
Giới chỉ trích gọi cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách đối ngoại là thiếu nhất quán, ngây thơ và trao cho các đối thủ chiến thắng ngoài mong đợi bằng cách cho phép "bản năng" của mình làm hỏng chiến lược của cả một chính quyền. Theo nhà sử học Robert Dallek, các tổng thống Mỹ thông thường rất cẩn trọng khi gặp các nhà lãnh đạo của các chế độ chuyên chế.
"Xét về chính trị trong nước, sẽ rất nguy hiểm nếu tổng thống Mỹ quá thân thiện với người là đối thủ mình... Có vẻ như ông Trump vẫn ít kinh nghiệm và chưa hiểu về những gì ông đang làm. Chắc chắn ông ấy biết là đang gặp một chính quyền chuyên chế, nhưng có vẻ như ông ấy đang bị thôi thúc bởi sự tán thưởng và thể hiện thành tựu của bản thân", nhà sử học Dallek nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri
Chuyện hậu trường thú vị khi chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Kim Rất nhiều yêu cầu tuy đơn giản nhưng quan trọng đã được đặt ra cho những người làm công tác chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Những yêu cầu có thể kể đến như phòng họp phải có nhiều lối vào hay loại đồ uống là gì, xe hộ tống thế nào. Khách sạn Shangri-La ở Singapore (Ảnh: EPA) Những ngày gần...