Triều Tiên có hệ thống phòng không nào để “nghênh” Mỹ?
Để đối phó với máy bay ném bom tàng hình B-2, chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay lượn trên bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng có những hệ thống phòng không nào trong trường hợp Chiến tranh Triều Tiên bước vào “hiệp 2″?
Triều Tiên được cho là một trong những nước có mạng lưới phòng không dày đặc nhất trái đất. Nhưng chúng hầu hết là những tên lửa và radar do Liên Xô thiết kế những năm 1950, 60, 70. Đây là những lại vũ khí quân đội Mỹ đã tìm cách đánh bại trong nhiều thập niên qua, bằng việc kết hợp làm nhiễu radar, tên lửa chống radar và công nghệ tàng hình.
Trên thực tế B-2 và F-22 được thiết kế vào những năm 1980 và 1990, đặc biệt nhằm lấn lướt những hệ thống phòng không trên và chiếc máy bay “cổ” B-52 cũng chỉ đơn giản bắn tên lửa hành trình AGM-86 nhắm vào Triều Tiên, vượt qua tầm với của hệ thống phòng thủ của nước này.
Dưới đây là các tên lửa trong hệ thống phòng không Triều Tiên sở hữu, từng được cho là đã hạ được chiến đấu cơ Mỹ trong các cuộc xung đột khắp toàn cầu từ năm 1990. Tất cả các hệ thống đều “gốc gác” Liên Xô, một số được phát triển hoàn toàn ở Liên Xô và một số khác được phép sản xuất ở Triều Tiên. (Đó là chưa kể đến những radar, súng phòng không và một số tên lửa vác vai cũ Triều Tiên đang sở hữu).
SA-2 Guideline: SA-2 nổi tiếng đã bắn hạ máy bay do thám U-2 của Gary Powers trên bầu trời Nga vào năm 1960 và hàng chục máy bay khác của Mỹ trong Chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam. Triều Tiên có tới 1.950 tên lửa loại này. Mặc dù cũ, nhưng những chiếc SA-2 của Iraq đã tìm cách bắn hạ được một chiếc máy bay F-14A và một chiếc F-15E Strike Eagle của hải quân Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. SA-2 được quân đội nhiều nước sở hữu trong Chiến tranh Lạnh và có tầm xa khoảng 45km, độ cao tối đa trên 8.000m. Nhưng thậm chí với những phiên bản cải tiến, tên lửa loại này cũng không quá hiệu quả đối với máy bay Mỹ.
SA-6 Gainful: Các nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết Triều Tiên sở hữu các tên lửa loại này, nhưng không rõ số lượng. SA-6 đôi khi còn có biệt danh là “ba ngón thần chết” bởi chúng có 3 tên lửa được đặc cạnh nhau trên một bệ phóng. SA-6 cũng là thiết kế cũ có từ những năm 1960 (được đưa vào phục vụ từ những năm 1970), có thể dễ dàng đánh bại bằng hệ thống làm nhiễu sóng cùng tên lửa hiện đại. Tuy nhiên, SA-6 đã từng bắn hạ một chiếc F-16 của không quân Mỹ trên bầu trời Iraq năm 1991 và một chiếc F-16 khác ở Bosnia vào năm 1996. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết trong cuộc không chiến Kosovo năm 1999, lực lượng Nam Tư đã bắn 477 quả SA-6 mà không hạ được bất kỳ chiếc máy bay nào.
Video đang HOT
SA-3 Goa : Đây là một loại tên lửa khác do Liên Xô thiết kế từ những năm 1960, có thể bắn hạ một số chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Triều Tiên được cho là có tới 32 hệ thống tên lửa loại này ở ít nhất 6 địa điểm, được đặt ở các hầm bê tông để bảo toàn cho tên lửa và radar của chúng. Một hệ thống SA-3 đã bắn hạ một chiếc F-16 của Mỹ ở Iraq vào năm 1991. Trong cuộc chiến Kosovo, một hệ thống SA-3 của Nam Tư đã làm nên lịch sử khi chỉ tiêu diệt được 1 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-117 Night Hawk của Mỹ khi cửa thả bom của chiếc máy bay mở, khiến cho trạng thái tàng hình của máy bay không còn. Cuối năm đó, một hệ thống SA-3 khác đã bắn hạ 1 chiếc F-16 của Mỹ trên bầu trời Serbia.
SA-13 Gopher: Đây là hệ thống tên lửa phát hiện nhiệt, di động, tầm thấp, được thiết kế vào những năm 1970, nhằm bảo vệ các lực lượng mặt đất của Liên Xô khỏi các cuộc hỗ trợ sát mặt đất của máy bay phương Tây. SA-13 đã bắn hạ 2 máy bay A-10 Warthog của không quân Mỹ trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991. Và có nhiều nguồn tin chưa được chứng thực cho biết Triều Tiên sở hữu loại tên lửa này. Do máy bay A-10 bay ở tầm thấp và chậm khi “săn” mục tiêu dưới mặt đất, vì vậy SA-13 chính là “sát thủ” đối trọng với chúng. (SA-13 được cho là đã tiêu diệt tổng cộng 27 máy bay liên quân trong cuộc chiến Vùng Vịnh, bắn hạ 14 chiếc máy bay kiểu cũ trong chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam).
SA-16 Gimlets: Triều Tiên được cho là sở hữu hàng trăm tên lửa phát hiện nhiệt, vác vai kiểu cũ những năm 1980 này. SA-16 giống với SA-3, được thiết kế nhằm bảo vệ binh sỹ dưới mặt đất khỏi các vụ tấn công tầm thấp. Lực lượng Iraq đã bắn hạ 3 chiếc A-10 Warthogs trong chiến tranh vùng Vịnh nhờ sử dụng Gimlet. (SA-16 đã cải tiến thành SA-24 Grinch, một trong những hệ thống tên lửa đất đối không vác vai đáng gờm nhất)
Cuối cùng, dưới đây là vài hệ thống tên lửa Triều Tiên có thể, hoặc không thể bắn hạ được máy bay Mỹ, nhưng vẫn rất đáng chú ý.
The SA-4 Ganef: Hệ thống tên lửa di động trông “gớm ghiếc” này có từ những năm 1960, được thiết kế nhằm bắn hạ các máy bay ném bom bay ở tầm cao. SA-4 có tầm xa khoảng 54km và có thể đạt độ cao khoảng 24.000m. Tuy nhiên, hầu hết những nước sở hữu loại tên lửa này đã cho nó “về hưu” và hiện chỉ còn vài nước cộng hòa Liên Xô cũ và có thể là Triều Tiên còn sử dụng.
SA-5 Gammon: Triều Tiên có thể có tới 40 hệ thống có thiết kế cũ này. Hệ thống tên lửa SA-5 được thiết kế nhằm bắn máy bay ném bom tầm cao, với tầm xa rất lớn. SA-5 được “trình làng” vào giữa những năm 1960 và phần lớn là một hệ thống được cố định, có nghĩa là rất khó để giấu chiến đấu cơ Mỹ được trang bị các tên lửa chống radar, dù Triều Tiên được cho là giấu các bệ tên lửa này trong hầm bê tông. Hệ thống cố định này khiến máy bay tấn công dễ dàng có thể tránh được hỏa lực của nó. Song một trong những điểm mạnh của SA-5 là hệ thống có thể được gắn với nhiều loại radar, nâng cao được khả năng tìm mục tiêu của nó. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, cả Syria và Libya đều triển khai loại tên lửa này, nhưng không giúp được nhiều cho ông Muammar al-Qaddafi chống lại chiến dịch không quân của NATO năm 2011, và chúng không cản được Israel phá hủy một cơ sở hạt nhân Syria năm 2007.
SA-17 Gadfly: Đây là hệ thống có biệt danh “4 ngón tay thần chết” bởi, nó có 4 tên lửa đặt cạnh nhau trên bệ phóng. Người Triều Tiên có thể có hàng trăm tên lửa loại này (mặc dù thông tin chưa được xác nhận và một số cho rằng họ không có tên lửa nào loại này). Tên lửa do Liên Xô phát triển vào những năm 1970 và phần lớn được “ra trận” vào những năm 1980. SA-17 được cho là có tầm xa khoảng 30km và độ cao gần 14.000m. Cả bệ phóng và hệ thống radar của nó đều di động, nghĩa là có thể tránh được máy bay ném bom của kẻ thù. Hệ thống SA-17 được rất nhiều nước sử dụng như Trung Quốc, Ấn Độ và Iran. Gruzia cũng có thể đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Nga, trong đó có máy bay ném bom/do thám chiến lược TU-22M, bằng SA-17 trong cuộc chiến ngắn năm 2008. Trong khi đó, hồi tháng 1 năm nay, Israel đã thu giữ một đoàn xe chở SA-17 bị cho là được chuyển cho Hezbollah.
Theo Dantri
Mỹ có thể sử dụng bom "thông minh" chống Trung Quốc
Mỹ có thể sử dụng một loại bom thông minh chống Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột, trang web quân sự Strategy Page tại Mỹ đưa tin.
Một chiến đấu cơ F-22 đang thử nghiệm ném bom JDAM.
Theo chiến lược "xoay trục" sang châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Obama, không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ hiện đang phát triển các kỹ thuật mà các nhà hoặc định miêu tả là "ném bom Bắc Kinh", theo Strategy Page.
Loại bom thông minh trong chiến lược không gian của Mỹ chống lại Trung Quốc là Vũ khí tấn công phối hợp trực tiếp (JDAM), được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS.
Việc cho ra đời loại bom thông minh JDAM và các thiết bị dẫn đường mục tiêu bằng tia laser kể từ những năm 1990 đã dần giảm bớt gánh nặng của các phi công ném bom Mỹ. Được trang bị các quay, radar hồng ngoại và khả năng quan sát ban đêm chất lượng HD, các thiết bị dẫn đường mục tiêu bằng tia laser cho phép các phi công nhìn thấy những gì đang xảy ra dưới mặt đất từ độ cao 6.000m. Bay an toàn ngoài vùng hỏa lực phòng không, các phi công không chỉ có thể cung cấp thông tin chính xác cho các lực lượng dưới mặt đất, mà còn có thể tiến hành một vụ tấn công chống lại các mục tiêu đối phương bằng bom JDAM hoặc dẫn đường bằng laser.
JDAM đã được phát triển ngay sau khi Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được kích hoạt và đã được sử dụng lần đầu tiên nhằm chống lại các mục tiêu ở Kosovo năm 1999. Bom thông minh đã giảm số các lần xuất kích của các máy bay ném bom nhằm tấn công các mục tiêu.
Sau khi Mỹ phát động cuộc chiến tại Iraq, không quân Mỹ đã tăng nhu cầu bom JDAM lên 5.000 lần/tháng. Trong năm 2005, tổng cộng khoảng 30.000 quả bom JDAM đã được sử dụng, mặc dù chỉ một phần nhỏ thực sự được bắn đến và phần lớn trong số đó được dùng trong các cuộc huấn luyện. Khoảng 100.000 quả bom JDAM được dự trữ để phòng trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Nhưng không giống với các mục tiêu tại Kosovo, Afghanistan và Iraq, không quân Mỹ sẽ đối mặt với sự chống trả mạnh mẽ từ không quân Trung Quốc. Được trang bị các máy bay hiện đại, các binh sĩ Trung Quốc có thể bắn hạ các máy bay ném bom trước khi chúng có thể triển khai vũ khí.
Mỹ cũng đang đưa ra các kế hoạch chiến lược tương tự nhằm đề phòng các quốc gia khác như Iran và Triều Tiên.
Theo Dantri
Singapore muốn mua hàng loạt chiến đấu cơ F-35 Bộ quốc phòng Singapore cho hay nước này đang trong giai đoạn đánh giá cuối cùng về khả năng mua các chiến đấu cơ hiện đại F-35 để thay thế cho các máy bay chiến đấu cũ hơn. Một chiếc F-35 do Mỹ chế tạo. Theo đó, F-35 đã được xem xét để thay thế các máy bay F-5 của Singapore, vốn đang...