Triều Tiên: Chuyện người phải ăn rác để sống
Nạn đói ở Triều Tiên những năm 1990 đã bùng nổ một cuộc đấu tranh giành lấy sự sống tự nhiên và cố gắng bảo vệ tầng lớp người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bị phân tầng giai cấp mạnh mẽ ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới này.
Triều Tiên là một quốc gia kỳ lạ, dù đói nghèo nhưng thường từ chối các khoản trợ cấp và luôn cấm đoán người nước ngoài tới thăm đất nước. Nước này đã từng trải qua một nạn đói kéo dài trong những năm 1990, đã khiến khoảng 900.000 – 3,5 triệu người phải chết.
Một nhân chứng đã từng chứng kiến nạn đói ấy đã trốn chạy khỏi Triều Tiên từ năm 14 tuổi. Ông Ji Seong Ho, 31 tuổi, bị mất tay trái và chân khi cố gắng ăn cắp than từ một con tàu trong những năm đói kém khốn khổ nhất ở Triều Tiên. Giờ đây, người đàn ông này đang kể lại câu chuyện ít người biết, về quốc gia bí ẩn và khắc khổ nhất thế giới ngày nay.
“Người dân phải sống trong sự khốn cùng ở Triều Tiên. Nhiều người còn sống dưới mức sống của xã hội loài người”, ông Ji chia sẻ. Ji cũng cho biết, những người khuyết tật phải đối mặt với sự kỳ thị, bị xem là “vô dụng” đối với xã hội – điều rất phổ biến ở quốc gia này.
“Khi tôi còn trẻ, trước khi xảy ra tai nạn, tôi thường được sử dụng để mua vui cho người lớn vì khuyết tật của mình”, Ji kể lại.
Ở Triều Tiên, nhiều người phải sống dưới mức sống của xã hội loài người
Trong nạn đói 1994-1998, người dân Triều Tiên đã phải tập trung tất cả sức lực của mình để nhặt rác ăn và tồn tại. Thực phẩm rất khan hiếm, không có nhiều để chia sẻ cho mọi đối tượng người dân, đặc biệt là những người không thể tự bảo vệ mình như trẻ con, người già và người khuyết tật.
“Có nhiều người biến mất trong thị trấn của chúng tôi. Nhưng kể cả khi tình hình lương thực được cải thiện chút ít vào cuối những năm 1990, chúng tôi vẫn không thấy họ xuất hiện. Điều đó có nghĩa là họ đã chết”.
Vào tháng 3/1996, Ji Seong Ho đã cố gắng ăn cắp than trên một chuyến tàu để đổi lấy thực phẩm, ông đã bị rơi vào bánh xe và nó đã cắt đứt tay trái và chân. Ông đã được đưa tới bệnh viện chữa trị mà không hề có một chút thuốc gây mê nào.
Do phải đi lại bằng nạng, không có khả năng tìm việc làm, ông Ji đã vượt biên trái phép vào Trung Quốc năm 2000 trong một nỗ lực tìm kiếm thức ăn cho gia đình. Cảnh sát đã bắt ông ta trở lại, và trong suốt một tuần lễ sau đó, theo lời ông kể, ông đã bị đánh đập nặng nề. “Họ hét vào mặt tôi, gọi tôi là thằng tàn tật và nói rằng tôi mang nỗi xấu hổ về Triều Tiên vì những gì tôi đã làm”.
Ông Ji cuối cùng cũng đã rời khỏi Triều Tiên năm 2006, tới định cư ở Hàn Quốc, nơi hiện nay ông nghiên cứu về luật pháp và sẵn sàng kể về những nỗi đau và cuộc sống ở Triều Tiên.
Video đang HOT
Tương tự như Ji Seong Ho, Kim Hyuk, 32 tuổi, cũng đã trải qua một cuộc đời khắc khổ ở Triều Tiên. 17 tuổi, mẹ qua đời, Kim Hyuk đã trở thành một “ggotjebi” – thuật ngữ mà người Triều Tiên gọi những trẻ em đường phố, chủ yếu là trẻ em mồ côi, những người ăn xin, nhặt rác và ăn cắp để tồn tại.
Theo lời của Kim, nạn đói đã khiến mọi thứ trở nên khủng khiếp. Khi trẻ em bắt đầu chết trên đường phố, các đơn vị cảnh sát đặc biệt đã được thiết lập, “thu gom” các ggotjebi và gửi chúng đến các nơi trú ẩn và trại trẻ mồ côi, nhưng nhiều người vẫn chết vì đói.
“Không ở đâu có thực phẩm”, Kim nói về các trại trẻ mồ côi, nơi ông đã sống trong suốt 3 năm, “chỉ có bột vỏ ngô khiến bạn bị táo bón. Tôi bị bắt ăn thậm chí cả thằn lằn, rắn, chuột và cỏ”.
“Trong số 75 trẻ mồ côi, 24 chết. Các quan chức cho biết đó là do bệnh, nhưng đó là vì đói. Họ trở nên quá yếu không thể đi vững. Thi thể của họ được chôn ở sân sau”, Kim nói.
Kim đã bỏ trốn, nhưng sau đó bị bắt vì đã làm việc cho bọn buôn lậu qua biên giới với Trung Quốc. Kim đã sống 20 tháng trong một trại cải tạo, nơi mà điều kiện sống không khác gì trại trẻ mồ côi trước đó. “Có 24 người trong chúng tôi phải vào trại cùng một ngày. Chỉ còn hai người sống sót”, ông nói.
Ra tù, Kim vượt sông Đồ Môn vào Trung Quốc trong tháng 12/2000 và đến Seoul vào năm sau đó. Giờ đây, ông Kim đang làm việc cho Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Theo Minh Anh (Infonet.vn)
"Soi" kinh tế Triều Tiên qua vệ tinh
Đối với một nước bí ẩn như Triều Tiên thì việc hiểu được điều gì đang thực sự xảy ra đòi hỏi phải cực kỳ sáng tạo. Các nhà nghiên cứu biết cách thu được thông tin đáng giá về nền kinh tế Triều Tiên thông qua các bức ảnh vệ tinh dễ dàng được tìm thấy trên mạng.
Phân tích Triều Tiên bằng cách đến thăm đất nước này là cực kỳ khó khăn vì người nước ngoài luôn bị giám sát chặt chẽ. Những sự kiện không thể lường trước có thể khiến mọi thứ đảo lộn hết cả, nhưng lý do chủ yếu vẫn là du khách khó có thể tiếp cận với những hoạt động của người dân Triều Tiên. Phân tích Triều Tiên qua số liệu công bố lại càng khó hơn, vì nước này không công khai ngân sách và hiếm khi tiết lộ số liệu kinh tế xã hội nào có ý nghĩa.
Phân tích kinh tế Triều Tiên đòi hỏi phải cực kỳ sáng tạo
Khi Trung Quốc và Nga chấm dứt bao cấp cho Triều Tiên vào những năm 1990, nền kinh tế chính thức sụp đổ, nạn đói hoành hành và thị trường truyền thống của nông dân mọc lên để bù lấp khoảng trống. Tầng lớp lãnh đạo của Triều Tiên vẫn khó chịu trước sự phát triển của những khu chợ này vì chúng hoạt động ngược lại với thể chế kinh tế của nhà nước, và hơn cả là do chợ phá vỡ sự độc quyền của chính phủ khi trở thành nơi lưu thông của hàng ngoại trái phép.
Tuy nhiên, chúng vẫn được phép tồn tại, vì đây là yếu tố kinh tế cần thiết cho người dân, và giờ đây còn làm nhiệm vụ tạo nguồn thu cho nhà nước.
Theo một cuộc khảo sát những người bỏ trốn khỏi Triều Tiên năm 2011, 69% người trả lời nói rằng quá nửa thu nhập của họ là từ buôn bán ở chợ, thay vì nhận lương từ chính phủ hay các công ty nhà nước. Chỉ có 4% người trả lời cho biết thu nhập của họ không liên quan gì đến chợ búa.
Tuy nhiên, đa số đối tượng được khảo sát là người tị nạn từ các tỉnh đông bắc Triều Tiên. Vậy, dân số còn lại của đất nước thì sao? Hình ảnh vệ tinh cho thấy kết quả khảo sát trên có thể đúng trên phạm vi toàn quốc.
Ảnh vệ tinh cho thấy khu chợ Chaeha-dong ở Sinuiji, Triều Tiên, ngày càng rộng ra trong giai đoạn 2002-2011. Nhưng hình ảnh mới nhất vào tháng 10/2012 cho thấy khu chợ đã bị giải tỏa
Xương sống của nền kinh tế
Các nhà phân tích tìm ra hơn 300 khu chợ trên khắp Triều Tiên. Nhiều khu chợ có diện tích rộng hơn cả sân bóng đá. Ảnh chụp từ vệ tinh cũng cho thấy những khu chợ này đang ngày càng rộng ra.
Bằng cách phân tích cả những bức ảnh chụp trong quá khứ, có thể thấy rằng những khu chợ này hồi đầu năm 2000 vẫn còn nhỏ, nhưng ngày càng rộng ra xung quanh. Có thể ước tính số lượng người buôn bán tại một số khu chợ - từ đó ước tính tương đối quy mô của tầng lớp buôn bán địa phương.
Điều mà các chuyên gia phân tích nhìn ra là từ chỗ đứng ngoài lề của xã hội Triều Tiên hồi những năm 1990, chợ búa hiện nay đã trở thành xương sống của nền kinh tế tiêu dùng ở đất nước này. Phân tích ảnh vệ tinh cũng làm sáng tỏ khả năng áp dụng các quy tắc thị trường ở những khu vực ngoài thủ đô.
Hình ảnh chợ Tongil ở Bình Nhưỡng chụp năm 2003
Trong nhiều trường hợp, khi Bình Nhưỡng ra lệnh đóng cửa khu chợ nào đó, có thể thấy hàng nghìn người đổ ra buôn bán tại các chợ tạm. Những khu chợ tự phát này cho thấy chính quyền thất bại đôi đường. Từ quan điểm ý thức hệ, người dân đang tham gia vào hoạt động mang tính tư bản tự định hướng. Từ quan điểm tài chính công, chợ tự phát cho thấy nhà nước đang mất đi một nguồn thu.
Bùng nổ ngành khai mỏ
Hình ảnh vệ tinh cũng làm sáng tỏ nền kinh tế Triều Tiên liên quan rất nhiều đến Trung Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy thương mại của Trung Quốc với Triều Tiên đạt hơn 5,6 tỷ USD (tăng 284% so với năm 2007), và xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc đạt gần 2,5 tỷ USD năm 2011 (tăng 424% so với năm 2007), đa phần là do xuất khẩu than và sắt.
Các nhà phân tích cho rằng ít nhất 80 khu mỏ ở Triều Tiên được bắt đầu khai thác trong 7 năm qua
Hình ảnh vệ tinh về Triều Tiên không đầy đủ. Nhiều khu vực của đất nước không thể quan sát được và chỉ có hình ảnh cũ trước đây. Tuy nhiên, có thể phát hiện không dưới 80 dự án khai mỏ mới đang được triển khai ở Triều Tiên trong 7 năm qua. Những dự án này gồm cả mỏ được tiếp tục khai thác và mỏ mới được đào. Quy mô đầu tư vào các mỏ này đòi hỏi dòng vốn ngoại lớn, trong khi Triều Tiên thiếu tiềm lực tài chính và năng lực để tự khai thác các mỏ này. Hình ảnh vệ tinh còn là công cụ quan trọng để các tổ chức phi chính phủ và nhóm nhân quyền theo dõi thay đổi trong hệ thống nhà tù chính trị của Triều Tiên.
Năm 2003, Ủy ban Nhân quyền Triều Tiên là tổ chức đầu tiên xuất bản báo cáo toàn diện về các nhà tù chính trị ở Triều Tiên. Sự tồn tại của những trại giam này được tổng kết từ thông tin do người trốn khỏi Triều Tiên cung cấp kết hợp với bản đồ vẽ tay, ảnh vệ tinh của các khu vực liên quan.
Từ năm 2003, Triều Tiên đang thực hiện nhiều thay đổi đối với hệ thống nhà tù. Lời khai của người chạy trốn và hình ảnh vệ tinh xác nhận Triều Tiên đã đóng cửa trại giam 22 ở Hoeryong và trại giam 18 ở Pukchang. Nhưng không thể có thông tin để khẳng định điều xảy ra với những nhà tù cũ này.
Ảnh vệ tinh trở thành nguồn thông tin mới và dễ tiếp cận cho những người muốn phân tích Triều Tiên. Bất kỳ ai có máy tính kết nối mạng đều có thể quan sát những ngóc ngách xa xôi nhất hoặc theo dõi các dự án bí mật của đất nước bí ẩn nhất thế giới.
Theo 24h
"Mổ xẻ" kinh tế Triều Tiên Ở Triều Tiên, chợ đen là thị trường chính của người dân, với USD là đồng tiền được sử dụng phổ biến trong giao dịch. Người dân ở Bình Nhưỡng được coi là quý tộc, trong khi 1/4 dân số vẫn thiếu lương thực thường xuyên. Hãng tin CNN (Mỹ) vừa trích số liệu từ hồ sơ của Cục tình báo trung ương...