Triều Tiên chỉ trích Mỹ cố tình gây sức ép
Hãng thông tấn Yonhap ngày 26-11 đưa tin, trong bài xã luận đăng trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, nước này đã chỉ trích Mỹ cố tình gây sức ép về quyền con người để buộc Bình Nhưỡng có sự nhượng bộ trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.
(Nguồn: Global Research)
Bên cạnh đó, tờ Rodong Sinmun nhấn mạnh, dù giải quyết được vấn đề hạt nhân – vốn được Mỹ coi là một trở ngại trong quan hệ song phương – thì Washington vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng thông qua những vấn đề khác. Triều Tiên yêu cầu Mỹ chấm dứt những hành động trên và có cách hành xử phù hợp. Trước đó, truyền thông nước này cũng lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc khi Seoul thông qua một nghị quyết mới về nhân quyền của Liên hợp quốc chống lại Bình Nhưỡng…
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington vẫn sẽ kiên nhẫn với Triều Tiên chừng nào Bình Nhưỡng không tái diễn các vụ thử tên lửa và hạt nhân, đồng thời khẳng định duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế để buộc quốc gia Đông Bắc Á này tích cực hơn trong đàm phán.
Minh Hiếu
Theo hanoimoi
Bi kịch cuộc chiến chống Yemen do Arab Saudi dẫn đầu
Làn sóng phẫn nộ của cộng đồng thế giới đối với vụ hạ sát một nhà báo bất đồng chính kiến với vương quốc...
Video đang HOT
Cậu bé Wadah Askri Mesheel 11 tháng tuổi và chỉ nặng 2,5 kg vừa qua đời ngày 26/10vì suy dinh dưỡng nặng tại một trung tâm y tế tại Aslam
Làn sóng phẫn nộ của cộng đồng thế giới đối với vụ hạ sát một nhà báo bất đồng chính kiến với vương quốc dầu mỏ đã châm ngòi cho sự chú ý tới hành động của Arab Saudi ở những nơi khác. Nổi bật là cuộc chiến tàn khốc kéo dài hơn 3 năm qua tại Yemen.
"Chúng tôi đang bị hủy diệt"
Đó là lời cầu khẩn của nữ bác sĩ Mekkia Mahdi, người đang bám trụ tại một phòng khám sức khỏe ở Aslam, thị trấn Tây Bắc nghèo khổ của Yemen, nơi tập trung của những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc giao tranh do Arab Saudi dẫn đầu ở Hudaydah.
Xung quanh cô la liệt những đứa trẻ đang thoi thóp trong các bộ khung xương. Bác sĩ Mahdi không thể hiểu tại sao thế giới chỉ tập trung hướng dư luận vào vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị hạ sát ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ mà không đoái hoài gì tới thực tế kinh khủng đang diễn ra ở đất nước cô.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi vụ Khashoggi nhận được rất nhiều sự chú ý, trong khi hàng triệu đứa trẻ Yemen đang phải chịu đựng cảnh đói khát. Không ai cho chúng một cái gì hết", Mekkia Mahdi nói.
Các chuyên gia viện trợ và quan chức Liên hợp quốc nói rằng, một dạng chiến tranh còn nguy hiểm hơn cả bom đạn đang được tiến hành tại Yemen.
Đó là chiến dịch tác động từ từ vào nền kinh tế, gây ảnh hưởng diện rộng tới người dân và đẩy đất nước Trung Đông này vào nạn đói thảm khốc.
Dưới sự lãnh đạo của Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman (hay còn gọi là MbS), liên minh do Saudi dẫn đầu và các đồng minh Yemen đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm làm suy yếu phiến quân Houthi, lực lượng trước đó đã đối đầu với Chính phủ Yemen và giành quyền kiểm soát Thủ đô Sana'a.
Nhưng những hành động, bao gồm phong tỏa định kỳ, hạn chế nhập khẩu lương thực và giữ lại tiền lương của khoảng 1 triệu công chức đã đè nặng lên người dân Yemen, khiến nền kinh tế bị tàn phá và đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói.
Theo ông Mark Lowcock, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề về nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp, mối nguy hiểm ngày càng rõ ràng hơn khi một nạn đói lớn sắp xảy ra và có thể nhấn chìm Yemen trong tuyệt vọng.
"8 triệu người Yemen đang phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực khẩn cấp để tồn tại. Con số này sẽ sớm tăng lên 14 triệu, hoặc một nửa dân số của Yemen", ông Lowcock nói trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tuần trước.
Còn theo ông Alex de Waal, tác giả của cuốn Mass Starvation (Nạn đói trên diện rộng), vấn đề không chỉ nằm ở việc thiếu thức ăn.
Tại Yemen, cuộc chiến đánh vào nền kinh tế đang khiến ngay cả các giáo sư đại học không được trả lương, các bác sĩ và giáo viên buộc phải bán vàng, đất đai hoặc ô tô để nuôi gia đình.
Câu trả lời của Arab Saudi
Tờ New York Times cho hay, Đại sứ quán Arab Saudi tại Washington đã không trả lời các câu hỏi về chính sách của đất nước này với quốc gia láng giềng Yemen. Trong khi đó, các quan chức của vương quốc vẫn luôn bảo vệ hành động của mình.
Người Saudi chỉ ra rằng, họ cùng với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là những nhà tài trợ hào phóng nhất cho nỗ lực cứu trợ nhân đạo tại Yemen. Hai đồng minh đã cam kết tài trợ 1 tỷ USD cho Yemen vào đầu năm 2017.
Còn vào tháng 1/2018, Arab Saudi đã chuyển 2 tỷ USD vào Ngân hàng Trung ương Yemen để trợ giá cho đồng tiền của quốc gia đang gặp khủng hoảng kinh tế.
Nhưng những nỗ lực nêu trên lại không thấm tháp vào đâu vì một loạt các chính sách của liên minh Saudi được tạo ra nhằm tấn công trực diện vào nền kinh tế Yemen, bao gồm việc từ chối trả lương cho công chức trong các khu vực do Houthi kiểm soát; phong tỏa nhập khẩu từng phần đẩy giá lương thực tăng lên; in một lượng lớn tiền mặt (ít nhất 600 tỷ riyal) gây ra lạm phát và giảm giá trị đồng tiền của Yemen.
Thêm vào đó, cuộc tấn công nhằm tái chiếm Hudaydah từ tháng 6, một thành phố cảng quan trọng, đã đe dọa đường dây nhập khẩu hàng hóa chính vào toàn bộ miền Bắc Yemen, khiến 570.000 người phải rời bỏ nhà cửa và đẩy nhiều thường dân hơn tới gần thảm họa chết đói.
Ngoài ra, chiến tranh kinh tế cũng được thể hiện ở những hình thái khác. Thực tế cho thấy, các cuộc không kích của liên minh Saudi thường nhằm vào các mục tiêu như cầu, đường giao thông, nhà máy, tàu đánh cá, đồng đất canh tác nhằm phá hủy việc sản xuất và phân phối thực phẩm tại các khu vực do phiến quân Houthi kiểm soát, nơi tập trung tới 80% dân số của Yemen.
Thùy Dương
Theo baogiaothong
Nóng: Putin ký lệnh đặc biệt trừng phạt Ukraine Tổng thống Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt liên quan đến hành động không thân thiện của Ukraine chống lại công dân Nga, theo nội dung thông báo trên trang web của Điện Kremlin. Tổng thống Nga Putin. Cần lưu ý rằng một số nghị quyết đã được ban hành "để đáp trả với...