Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc đẩy bán đảo đến “tình trạng chiến tranh”
Theo The Guardian ngày 9-1, một quan chức cấp cao của CHDCND Triều Tiên cảnh báo về nguy cơ chiến tranh trong bài phát biểu của mình vào hôm nay. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc tiếp tục chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng qua biên giới nhằm trả đũa cho vụ thử hạt nhân thứ tư của Triều Tiên.
Phát biểu trước đám đông ở quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng, ông Kim Ki Nam – thư ký đảng Lao động Triều Tiên nhấn mạnh chiến dịch phát loa tuyên truyền của Seoul, cùng với đó là việc nước này đối thoại với Mỹ về khả năng triển khai máy bay ném bom hạt nhân ở Hàn Quốc – đã đẩy bán đảo Triều Tiên “đến bờ vực chiến tranh”.
Ông Kim cũng khẳng định Hàn Quốc đang “ghen tị” với tuyên bố thử nghiệm thành công bom hydro của Triều Tiên. Trước đó, Seoul thông báo đã bắt đầu nối lại chiến dịch tuyên truyền bằng loa ở khu vực biên giới với Triều Tiên ngày 8-1. Đây là lần khởi động đầu tiên sau năm tháng Hàn Quốc tạm ngưng chiến dịch tuyên truyền sau khi có báo cáo hai binh sĩ nước này đã bị tấn công khi đang đi tuần tra gần khu vực biên giới liên Triều. Bình Nhưỡng đã không ngừng chỉ trích chiến dịch của Seoul và đưa ra cảnh báo nguy cơ chiến tranh nếu tiếp tục.
Người dân nhảy múa gần sân vận động trong nhà Bình Nhưỡng hôm thứ Sáu để ăn mừng vụ thử hạt nhân. (Ảnh: AP)
Trong một diễn biến khác có liên quan, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc thông báo quân đội Hàn Quốc gần 11 địa điểm đặt các loa phóng thanh, đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ nhất. Tờ Yonhap cho biết Seoul đã triển khai tên lửa, pháo binh và các hệ thống vũ khí khác gần biên giới để nhanh chóng đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích nào của Triều Tiên. Hiện Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn chưa xác nhận thông tin trên.
Tuyên bố thử nghiệm bom hydro của Triều Tiên đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước lớn trên thế giới. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Trung Quốc – đồng minh duy nhất và là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Triểu Tiên, phải chấm dứt “giao thương như bình thường” với Bình Nhưỡng. Các nhà ngoại giao tại một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đã cam kết sẽ nhanh chóng đề ra biện pháp trừng phạt mới. Theo đó, hợp tác và tác động lớn hơn đến Trung Quốc được xem là chìa khóa để triển khai lệnh trừng phạt hiệu quả. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ và Hàn Quốc cũng đã thảo luận về việc triển khai “các vũ khí chiến lược” của Mỹ. Seoul từ chối đề cập chi tiết nhưng các tài sản có thể sẽ là B-52, F-22 máy bay chiến đấu tàng hình và tàu ngầm hạt nhân. Rất có thể sẽ phải mất hằng tuần hoặc lâu hơn nữa để xác nhận hay bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên rằng nước này đã thử nghiệm thành công một quả bom hydro. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thật, đây sẽ là bước ngoặt bất ngờ trong tham vọng hạt nhân vẫn còn hạn chế của nước này.
Minh Tuệ
Video đang HOT
Theo_PLO
Ông Obama rơi nước mắt khi phát biểu về súng
Tổng thống Mỹ Barack Obama rơi nước mắt trong một bài phát biểu xúc động tại Nhà Trắng về vấn đề kiểm soát súng hôm 5-1.
Được bao quanh bởi những người ủng hộ các biện pháp siết chặt kiểm soát súng đạn và thành viên gia đình các nạn nhân của bạo lực súng đạn, ông Obama nói: "Mỗi lần nghĩ về những đứa trẻ, tôi như phát điên".
Đây là phát biểu liên quan tới vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut vào tháng 12-2012, khiến 20 trẻ em và 6 người lớn thiệt mạng. Gọi quãng thời gian xử lý vụ thảm sát là giai đoạn khó khăn nhất trong nhiệm kỳ của mình, ông Obama nhấn mạnh: "Điều này đã thay đổi tôi. Tôi hy vọng có thể làm thay đổi đất nước".
Trong khi khán giả vỗ tay tán thưởng, nhà lãnh đạo Mỹ liệt kê một danh sách dài các vụ xả súng trong trường học thời gian qua.
"Quyền bất khả xâm phạm của chúng ta để được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc đã bị tước đoạt khỏi những sinh viên ở Blacksburg và Santa Barbara, khỏi những học sinh ở Columbine, các em học sinh ở Newtown và từ mỗi gia đình - những người không bao giờ tưởng tượng được rằng người thân của họ sẽ lãnh một viên đạn" - ông Obama xúc động cho biết.
Ông Obama khóc khi phát biểu về luật sở hữu súng. Ảnh: Reuters
Số lượng súng bán ra tại Mỹ tăng lên trong những tuần gần đây trước dự báo Nhà Trắng sẽ thắt chặt kiểm soát súng. Bạo lực do súng đạn ở Mỹ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, với khoảng 30.000 người thiệt mạng mỗi năm.
Nước mắt đã lăn trên gò má vị tổng thống Mỹ khi ông nhắc lại những câu chuyện đau lòng. Trong một vài khoảnh khắc, ông đưa tay lên quệt nước mắt rồi tiếp tục bài phát biểu. Ở phía dưới, cả hội trưởng lặng đi.
Nhà lãnh đạo Mỹ sau đó công bố chi tiết kế hoạch siết chặt luật sở hữu súng, đồng thời lưu ý Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ tuyển thêm 230 đặc vụ để tham gia kiểm tra lý lịch những người liên quan, bao gồm bên mua và bán súng.
Bằng quyền hạn tổng thống của mình, ông Obama thông qua các biện pháp mà không cần quốc hội phê chuẩn.
Một số điểm chính trong quy định mới gồm: Kiểm tra bắt buộc nhân thân tất cả người mua súng, tăng cường hệ thống kiểm tra lý lịch người mua súng, tất cả người bán súng phải có giấy phép, mở rộng việc điều trị tâm lý, thông báo công khai các trường hợp mắc bệnh tâm thần, cải thiện luật kiểm soát súng đạn, nghiên cứu các công nghệ đảm bảo an toàn khi sử dụng súng, ngăn chặn các hành vi bạo lực trong nước. Quốc hội được yêu cầu chi 500 triệu USD để tăng cường khả năng chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Mỹ.
Ông Obama nhấn mạnh việc nới lỏng kiểm soát súng, đặc biệt là ở bang Missouri, có thể khiến bạo lực súng đạn gia tăng. Ông còn chỉ trích một số ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã lên án kế hoạch của ông và nói ông lạm dụng quyền hành vì không lấy ý kiến của Quốc hội.
"Trái ngược với tuyên bố của một số ứng cử viên tổng thống, đây không phải là một âm mưu nhằm tước súng của mọi người. Bạn vượt qua khâu kiểm tra lý lịch, bạn có thể mua một khẩu súng" - ông Obama khẳng định.
Tổng thống Mỹ phát biểu hôm 5-1 tại Nhà Trắng hôm 5-1. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ khẳng định sẽ chống lại các biện pháp của ông Obama. Tương tự, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan (thuộc đảng Cộng hòa) nhấn mạnh kế hoạch trên sẽ phải đối mặt thách thức tại tòa án.
Hành động của ông Obama còn tạo thành chủ đề tranh luận chính cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm nay. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ, lên tiếng ủng hộ trên Twitter: "Tổng thống Mỹ đã đúng. Chúng ta có thể bảo vệ Tu chính án số 2 lẫn các gia đình và cộng đồng trước bạo lực súng đạn. Và chúng ta phải làm thế".
Bên phía Cộng hòa, một ứng viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Ted Cruz phản ứng rằng các biện pháp của ông Obama đã vi phạm hiến pháp.
Tổng thống Mỹ gạt nước mắt trong bài phát biểu. Nguồn: YouTube
P.Nghĩa (Theo Business Insider)
Theo_Người lao động
Hé lộ kế hoạch phá hoại Crimea của Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực giúp thành lập một tiểu đoàn Tatar chuyên thực hiện các hoạt động du kích, phá hoại tại Crimea Thông tin trên được Lenur Islyamov, nhân vật đại diện nhóm "Hội đồng Tatar ở Crimea", đồng thời là nhân vật điều phối một kế hoạch phong tỏa trên bộ, cắt điện dẫn tới bán đảo này tiết...