Triều Tiên cảnh báo về kế hoạch mua máy bay chiến đấu của Hàn Quốc
Tờ Rodong Sinmun – Cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên – ngày 20/1 đã chỉ trích kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu tàng hình của Seoul, cảnh báo rằng một hành động khiêu khích như vậy có thể “dội gáo nước lạnh” vào bầu không khí hòa bình đang lan toa trên Bán đảo Triều Tiên.
Máy bay F-35A Lightening II. Ảnh: AFP/TTXVN
Bai xa luân cua tờ Rodong Sinmun đề cập đến những thỏa thuận đạt được giữa các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên hồi năm ngoái va cho răng động thái của giới chức quân sự Hàn Quốc nhằm tăng cường năng lực quân sự đi ngược lại Tuyên bố Panmunjom và Tuyên bố Bình Nhưỡng tháng 9. Bài báo này nói thêm rằng trong qua khư, những cơ hội tôt đê đàm phán và cải thiện quan hệ liên Triêu đa biên mât ma không tạo ra đôt pha cung chinh vì “nhưng hành vi khiêu khích quân sự như vậy”.
Nhưng tuyên bô trên đê câp tơi kế hoạch mua máy bay chiến đấu tàng hình của Hàn Quốc từ tháng 3 tới. Hồi năm 2014, Hàn Quốc đã đồng ý mua 40 máy bay F-35A cua My với giá khoảng 7.400 nghìn tỷ won (6,6 tỷ USD). Được biết, 2 máy bay F-35A sẽ đến Hàn Quốc vào cuối tháng 3 tới và khoảng 10 máy bay sẽ được triển khai trước cuối năm nay.
Rodong Sinmun cung kêu gọi Seoul ngừng tiến hành các cuộc tập trận chung với các lực lượng bên ngoài và tuyên bố không có khí tài chiến lược nước ngoài nào được phép đưa đến Bán đảo Triều Tiên, tái khẳng định yêu cầu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong bài phát biểu Năm mới.
Uriminzokkiri, một trang web tuyên truyền của Triều Tiên, cũng chỉ trích kế hoạch triển khai máy bay tàng hình của Hàn Quốc là một hành động “không thể chấp nhận được”.
Video đang HOT
Trươc đo cung ngay, các hãng truyền thông Triều Tiên đã hối thúc Hàn Quốc không nên bận tâm tới dư luận bên ngoài và có hành động để tái khởi động 2 dự án hợp tác kinh tế xuyên biên giới vốn đang bị đình trệ theo lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Truyên thông từ Bình Nhưỡng cho rằng Seoul quá bận tâm đến ý kiến của các nước khác, ám chỉ lập trường của Hàn Quốc về việc tham vấn cộng đồng quốc tế (trong đó có Mỹ), nhằm tháo gỡ các biện pháp trừng phạt được cho là cần thiết để tái khởi động các dự án này.
Minh Ngoc (TTXVN)
Theo Tintuc
Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ "bán đứng", lộ bí mật vũ khí cho Mỹ?
Bloomberg vừa dẫn hai nguồn tin cho biết một thông tin gây sốc, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã gợi ý các chuyên gia kỹ thuật của Mỹ nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mà Ankara mua của Nga để "hạn chế tổn thất" trong mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gây ra từ hợp đồng mua S-400.
Hệ thống tên lửa S-400
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không cực mạnh S-400 của Nga là nguồn cơn gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa Ankara và đồng minh Washington. Mỹ lo ngại hệ thống S-400 sẽ giúp Nga do thám được những dữ liệu nhạy cảm của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình tối tân F-35 mà Mỹ sắp bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga lo Mỹ vẫn nhúng tay can thiệp vào Syria dù rút quân
Tuy nhiên, với thông tin mới nhất, có lẽ Nga sẽ phải lo ngại vì có thể chính Nga mới là nước bị mất bí mật quân sự nằm trong hệ thống tên lửa phòng không lừng danh S-400.
Tuy nhiên, Nga dường như đặt sự tin tưởng vào đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Bình luận về thông tin gây giật mình nói trên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, hợp đồng ký giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có những điều khoản quy định rõ ràng về việc Ankara không được phép tiết lộ những dữ liệu nhất định liên quan đến S-400 và ông Peskov cũng nhấn mạnh Moscow tin tưởng đối tác Ankara.
"Như thường lệ, trong mối quan hệ hợp tác quân sự và quốc phòng giữa Nga và các nước khác luôn bao gồm những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc về việc không tiết lộ những thông tin nhất định, những dữ liệu nhạy cảm liên quan đến mối quan hệ hợp tác này. Trong trường hợp với Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy, cũng có những nghĩa vụ như thế... Chúng tôi không thấy có lý do nào để không đặt sự tin tưởng vào các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ", ông Peskov nhấn mạnh.
Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chính trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Chính phủ Mỹ nhiều lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và Mỹ không muốn bàn giao những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Ankara vì lo ngại công nghệ nhạy cảm có thể bị lộ hoặc được sử dụng để cải thiện hệ thống phòng không của Nga nếu Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay cả hai vũ khí này.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nước này sẵn sàng từ bỏ hợp đồng S-400 với Nga nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thỏa thuận 3,5 tỉ USD trong đó cho phép Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống tên lửa Patriot. Không rõ đây có phải là nỗ lực cuối cùng của Washington nhằm phá hợp đồng S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Nga vẫn tự tin khẳng định, hợp đồng S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ đang được tiếp tục thực hiện đúng như kế hoạch.
Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.
Những lời cảnh báo, đe dọa của Mỹ và phương Tây đến nay vẫn không có tác dụng. Ankara kiên quyết đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng mua S-400 của Nga.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Theo Kiệt Linh (VNMedia)
Nhật Bản sắp có tàu sân bay đầu tiên, Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Nhật Bản đang chuẩn bị triển khai tàu sân bay đầu tiên của mình kể từ sau Thế chiến II khi tàu chiến lớp Izumo của nước này được cải tạo để có thể chở theo máy bay chiến đấu F-35B. Theo kế hoạch quốc phòng 10 năm của Nhật Bản, 42 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, phiên bản có thể...