Triều Tiên cảnh báo răn đe chiến tranh sau khi ông Trump nhậm chức
Triều Tiên đã phóng thử tên lửa hành trình chiến lược và gửi thông điệp cứng rắn tới Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào ngày 6/1 (Ảnh: Reuters).
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 26/1 đưa tin, Cơ quan phát triển tên lửa của Triều Tiên đã tiến hành vụ thử vào ngày trước đó như “một phần trong kế hoạch xây dựng năng lực phòng thủ quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chiến lược chống lại đối thủ tiềm tàng”.
Theo KCNA, các tên lửa đã bắ.n trúng mục tiêu chính xác sau khi bay theo quỹ đạo dài 1.500km trong khoảng thời gian từ 7.507 đến 7.511 giây, đồng thời cho biết vụ phóng không gây tác động tiêu cực đến an ninh của các nước láng giềng.
Khi giám sát vụ phóng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh “các phương tiện răn đe chiến tranh của lực lượng vũ trang Triều Tiên đang được hoàn thiện toàn diện hơn”, theo KCNA.
Ông Kim cũng khẳng định “Triều Tiên sẽ luôn nỗ lực hết mình một cách có trách nhiệm để thực hiện sứ mệnh và nghĩa vụ quan trọng của mình là bảo vệ hòa bình và ổn định bền vững, lâu dài trên cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn sức mạnh quân sự trong tương lai”.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm nay cũng tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ đưa ra đòn “đáp trả cứng rắn nhất” với Mỹ nếu Washington từ chối công nhận chủ quyền và lợi ích an ninh của Triều Tiên.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được đưa ra khi Bình Nhưỡng ch.ỉ tríc.h các cuộc tập trận không quân chung giữa Hàn Quốc và Mỹ.
“Thực tế nhấn mạnh rằng Triều Tiên nên phản ứng cứng rắn nhất với Mỹ từ A đến Z nếu họ từ chối chủ quyền và lợi ích an ninh của Triều Tiên và đây là lựa chọn tốt nhất để đối phó với Mỹ”, tuyên bố cho biết.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đề cập đến cuộc tập trận không quân chung kéo dài 4 ngày giữa Seoul và Washington được tiến hành tại một căn cứ không quân ở Wonju của Hàn Quốc vào tuần trước, cũng như một cuộc tập trận không quân chung 3 bên gần đây với sự tham gia của Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên gọi các cuộc tập trận này là “thách thức nghiêm trọng” đối với hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Vài ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi ông Kim Jong-un là “người thông minh” và bày tỏ ý định sẽ tiếp tục liên lạc với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump liên tục ca ngợi về mối quan hệ cá nhân của mình với nhà lãnh đạo Triều Tiên, làm dấy lên nhiều suy đoán rằng ông sẽ tìm cách khôi phục lại quan hệ ngoại giao trực tiếp với ông Kim Jong-un.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump đã có 3 cuộc gặp gỡ với ông Kim Jong-un, gồm hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore vào tháng 6/2018, hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vào tháng 2/2019 và cuộc gặp tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ở biên giới liên Triều tháng 6/2019.
Mỹ và Triều Tiên cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán hạt nhân tại Stockholm, Thụy Điển vào tháng 10/2019.
Ông Trump có thể đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể tìm cách đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau khi nhậm chức.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Khu phi quân sự (DMZ) vào năm 2019 (Ảnh: Reuters).
Trong cuộc họp kín với các nhà lập pháp hôm 13/1, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Hàn Quốc nhận định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể muốn lặp lại chính sách ngoại giao thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
"Ông Trump có thể tìm cách đối thoại với ông Kim, vì ông Trump coi các hội nghị thượng đỉnh trước đây với ông Kim là những thành tựu lớn trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình", các nhà lập pháp dẫn báo cáo của NIS cho biết.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc đã chỉ ra cơ hội để ông Trump tiếp xúc với ông Kim, trích dẫn việc tổng thống đắc cử Mỹ đề cử cựu đại sứ tại Đức Richard Grenell làm đặc phái viên tổng thống cho các nhiệm vụ đặc biệt và lựa chọn Alex Wong, một cựu quan chức phụ trách chính sách về Triều Tiên, làm cố vấn chủ chốt của Nhà Trắng.
"Nếu Mỹ tin rằng khó có thể mong đợi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong thời gian ngắn, thì một thỏa thuận nhỏ - các cuộc đàm phán quy mô nhỏ để đóng băng các chương trình hạt nhân của Triều Tiên hoặc giải trừ vũ khí hạt nhân - có thể khả thi", NIS nhận định.
Hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn tin vào tháng 11/2024 cho biết "một số" thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng "cách tiếp cận trực tiếp" của ông Trump có khả năng cao nhất phá vỡ tình trạng bế tắc trong mối quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã có 3 cuộc gặp với ông Kim, lần đầu tiên là tại Singapore vào năm 2018, sau đó là tại Việt Nam và làng đình chiến Panmunjom trên biên giới liên Triều vào năm 2019. Tuy nhiên, không có kết quả cụ thể nào đạt được từ các cuộc đàm phán về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Chính quyền tiếp theo của Tổng thống Joe Biden đã không tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên, trong khi Bình Nhưỡng tiếp tục mở rộng kho vũ khí của nước này.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ hai, ông Trump đã ám chỉ về chính sách theo đuổi hướng tiếp cận trực tiếp với ông Kim, đề cập đến mối quan hệ cá nhân của hai nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, sau khi ông Trump tái đắc cử, nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn chưa đề cập đến chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Một số ý kiến bày tỏ sự hoài nghi về triển vọng nối lại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim, viện dẫn các lý do như chương trình hạt nhân và tên lửa tiên tiến của Bình Nhưỡng, mối quan hệ chặt chẽ của Triều Tiên với Nga và những lo ngại an ninh cấp bách hơn đối với Mỹ, chẳng hạn cuộc xung đột ở Ukraine.
Triều Tiên thử nghiệm tên lửa phòng không mới trên biển Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên ngày 20/4 cho biết nước này đã tiến hành thử nghiệm đầu đạn tên lửa hành trình và phóng thử tên lửa phòng không mới ở khu vực Biển Tây ngày hôm qua (19/4). Vụ phóng thử mới này được Triều Tiên coi là "hoạt động thường xuyên". Ảnh minh họa Getty Images. Theo đó, Triều...