Triều Tiên “cấm cửa” đoàn doanh nhân Hàn Quốc vào Kaesong
Triều Tiên hôm nay đã không cho phép một phái đoàn doanh nhân Hàn Quốc chuyển đồ tiếp tế cho các công dân nước này tại khu công nghiệp liên Triều Kaesong.
Các phương tiện chở đầy hàng hóa được sản xuất tại Kaesong trên đường trở về Hàn Quốc.
Một phái đoàn gồm 10 doanh nhân đại diện cho 123 công ty Hàn Quốc tại Kaesong đã đề nghị được phép vào khu công nghiệp để mang lương thực và các đồ dùng thiết yếu khác cho các nhân viên và kiểm tra nhà máy của họ.
“Triều Tiên đã thông báo với chúng tôi rằng đề nghị vào khu công nghiệp đã bị từ chối”, phát ngôn viên Bộ thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-Seok cho hay.
“Rất đáng tiếc khi Triều Tiên từ chối đề nghị và không cho phép tiếp tế nhân đạo”, ông Kim nói thêm.
Video đang HOT
Bình Nhưỡng đã không cho phép người Hàn Quốc vào khu công nghiệp Kaesong – nằm cách biên giới liên Triều chỉ 10km – kể từ hôm 3/4 giữa lúc căng thẳng quân sự leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Khi đó, người Hàn Quốc được thông báo có thể rời Kaesong nếu họ muốn, nhưng tính tới hôm nay khoảng 200 người vẫn ở lại khu công nghiệp. Triều Tiên đã rút toàn bộ 53.000 công nhân và ngừng hoạt động khu công nghiệp hôm 8/4.
“Các vấn đề nhân đạo dự kiến sẽ xấu đi từng ngày”, ông Kim nói.
Oh Heung-Gi, 50 tuổi, một nhân viên công ty may mặc, cho hay tình hình ngày càng trở nên khó khăn với những người trụ lại khu công nghiệp. “Tình hình khó khăn, nhưng mọi người đều giúp đỡ nhau để giải quyết vấn đề thiếu lương thực”, Oh cho biết.
Khu công nghiệp Kaesong được thành lập vào năm 2004 như một biểu tượng của sự hợp tác liên Triều.
Hôm qua, Triều Tiên nói rằng Hàn Quốc đang tìm cách thoái thác trách nhiệm về việc khu công nghiệp Kaesong bị đóng cửa. Bình Nhưỡng nói rằng họ buộc phải đóng cửa khu công nghiệp do chính sách đối đầu và các tuyên bố theo hướng chiến tranh của Seoul.
Trong một nỗ lực nhằm làm giảm căng thẳng, tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye gần đây đã đề xuất đối thoại và “lắng nghe các suy nghĩ của Triều Tiên”. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã bác bỏ các đề xuất của bà, gọi đó là một “thủ đoạn xảo quyệt” nhằm che giấu các ý định khiêu khích của Seoul.
Theo Dantri
Ba tàu đổ bộ Hải quân Mỹ thăm Hong Kong - Trung Quốc
Ngày 15-4, ba chiếc tàu đổ bộ thuộc Biên đội đổ bộ số 3 của Hải quân Mỹ đã cập cảng Victoria, bắt đầu chuyến thăm Hong Kong và nhận tiếp tế trước khi trở về căn cứ San Diego.
Biên đội đổ bộ số 3, bao gồm tàu tấn công đổ bộ USS Peleliu (LHA-5), tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay (LPD 20) và tàu đổ bộ USS Rushmore (LSD-47), cùng Đơn vị Hải quân đánh bộ viễn chinh số 15, sẽ có chuyến thăm Hong Kong trong 4 ngày.
Đại tá Shawn Lobree, Tư lệnh Biên đội đổ bộ số 3, cho biết Biên đội đã hoàn thành đợt triển khai kéo dài 5 tháng tại Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ và ghé thăm Dubai trước khi đến Hong Kong.
Khi được hỏi chuyến đi này có mối liên hệ nào với tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hay không, Đại tá Lobree trả lời rằng đó chỉ là "một cuộc thăm viếng thông thường."
"Mục đích chuyến đi của chúng tôi là chỉ để nghỉ ngơi. Đây là một chuyến thăm thông thường đối với các thủy thủ và lính hải quân đánh bộ trên 3 chiếc tàu này, nó đã được lên kế hoạch từ rất lâu. Chuyến thăm này không có gì liên quan đến những vấn đề chính trị đang xảy ra".
Theo ông Lobree, tàu USS Peleliu sẽ tiếp đón phái đoàn Lục quân và Hải quân Trung Quốc lên tàu vào ngày 16-4. Trong buổi đón tiếp này, phía Mỹ sẽ giới thiệu với đại diện Trung Quốc về những khả năng cũng như sức mạnh của tàu.
Các loại trực thăng hải quân trên tàu LHA-5 Peleliu
Dự kiến, hơn 2.500 thủy thủ và lính hải quân đánh bộ trên cả 3 tàu sẽ tham gia vào các dự án dịch vụ cộng đồng, bao gồm tham quan, giao lưu với học sinh trường tiểu học, và giao đấu thể thao với các đội tuyển địa phương.
Tàu USS Peleliu, được đặt tên theo trận đánh Peleliu trong Thế chiến thứ II, là một tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa được biên chế hoạt động từ năm 1980. Tàu có chiều dài khoảng 250m, rộng 32,5m và có lượng giãn nước 39.438 tấn.
Theo Dantri
Singapore mua thêm 2 trực thăng săn ngầm S-70B Seahawk Ngày 20-1, tạp chí "Flightglobal" đưa tin, Singapore đã ký một hợp đồng mua thêm hai chiếc trực thăng hải quân S-70B Seahawk do hãng Sikorsky của Mỹ sản xuất. Theo kế hoạch, hai máy bay chống ngầm này sẽ được bàn giao cho Hải quân Singapore vào năm 2016 để triển khai trên các khinh hạm lớp Formidable. Một nguồn tin từ...