Triều Tiên bày tỏ lập trường cứng rắn trước động thái của Mỹ
Triều Tiên ngày 2/2 cho biết nước này sẽ có “phản ứng cứng rắn nhất” đối với bất kỳ nỗ lực quân sự nào của Mỹ theo nguyên tắc “ vũ khí hạt nhân đấu vũ khí hạt nhân và đối đầu toàn diện với đối đầu toàn diện”.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã đưa ra cảnh báo trên trong một tuyên bố được Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải.
Cuộc tập trận pháo binh của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại địa điểm không xác định, ngày 12/3/2020. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Tuyên bố nêu rõ: “CHDCND Triều Tiên sẽ có phản ứng cứng rắn nhất đối với bất kỳ nỗ lực quân sự nào của Mỹ theo nguyên tắc ‘vũ khí hạt nhân đấu vũ khí hạt nhân và đối đầu toàn diện với đối đầu toàn diện’. Nếu Mỹ tiếp tục đưa các khí tài chiến lược tới bán đảo Triều Tiên và khu vực xung quanh, CHDCND Triều Tiên sẽ thể hiện rõ ràng hơn các hoạt động ngăn chặn của mình tùy theo các loại khí tài này”.
Tuyên bố cho biết thêm: “CHDCND Triều Tiên không quan tâm đến bất kỳ sự liên hệ hay đối thoại nào với Mỹ chừng nào nước này còn theo đuổi chính sách thù địch và đường lối đối đầu của mình”.
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra vài giờ sau khi Hàn Quốc và Mỹ tổ chức cuộc tập trận không quân chung trên Hoàng Hải với sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược B-1B và các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35B của Không quân Mỹ.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield ngày 1/2 cho biết nước này sẽ tiếp tục làm việc với các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) để buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về các hành động khiêu khích bằng tên lửa. Ngoài ra, nhà ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của Washington đối với những nỗ lực cải tổ HĐBA LHQ.
Triều Tiên hai ngày liên tiếp chỉ trích Mỹ gửi xe tăng cho Ukraine
Ngày 29/1, ngày thứ hai liên tiếp Triều Tiên tiếp tục chỉ trích quyết định của Mỹ về gửi xe tăng tới Ukraine.
Binh sĩ Mỹ điều khiển xe tăng M1 Abrams tham gia cuộc tập trận do NATO dẫn đầu tại Oppdal, Na Uy ngày 1/8/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời ông Kwon Chung-keun, Giám đốc phụ trách các vấn đề Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cho biết cáo buộc của Mỹ rằng Triều Tiên đã cung cấp vũ khí cho Nga là tin đồn vô căn cứ để biện minh cho việc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Ông nói rõ: "Mỹ đang nỗ lực cung cấp vũ khí tấn công như xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine bằng bất cứ giá nào, bất chấp mối quan tâm và chỉ trích chính đáng của cộng đồng quốc tế".
Ông Kwon Chung-keun nói thêm rằng những tuyên bố vô căn cứ về các thỏa thuận vũ khí giữa Triều Tiên và Nga là sự khiêu khích nghiêm trọng không bao giờ được phép và tiếp tục khiêu khích sẽ mang lại kết quả thực sự không mong muốn.
Trước đó một ngày, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, đã lên án Mỹ vì cam kết cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine, tuyên bố rằng Mỹ đang "vượt ranh giới đỏ" để giành quyền bá chủ bằng chiến tranh ủy nhiệm.
Tháng 12/2022, Nhà Trắng cho rằng Triều Tiên đã hoàn thành chuyển giao vũ khí ban đầu gồm tên cho một công ty quân sự tư nhân ở Nga là Tập đoàn Wagner để củng cố lực lượng Nga ở Ukraine.
Phản ứng liên tiếp từ Triều Tiên diễn ra sau khi ngày 25/1, Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams trong vài tháng tới cho Ukraine. Quyết định trên được Tổng thống Joe Biden công bố trong bài phát biểu tại Nhà Trắng trong bối cảnh nước này trước đó không mặn mà với ý tưởng triển khai xe tăng M1 Abrams vốn khó bảo trì tới Ukraine, nhưng đã thay đổi chiến thuật nhằm thuyết phục Đức gửi những chiếc xe tăng Leopard 2 dễ sử dụng hơn tới quốc gia Đông Âu này.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ cung cấp xe tăng M1 Abrams thông qua quỹ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép chính quyền Tổng thống Biden mua vũ khí từ ngành công nghiệp nước này, thay vì lấy từ kho vũ khí hiện có của Mỹ, dù việc này sẽ mất thời gian hơn. Mặc dầu vậy, các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết việc chuyển giao các xe tăng M1 Abrams sẽ phải mất nhiều tháng chứ không phải vài tuần và động thái này của Washington là nhằm trang bị cho nền quốc phòng lâu dài của Ukraine.
Các binh sĩ Ukraine sẽ được huấn luyện sử dụng xe tăng Abrams ở một địa điểm chưa được xác định. Là loại vũ khí cực kỳ phức tạp và đắt tiền, xe tăng Abrams rất khó bảo trì và gây ra thách thức về tiếp tế hậu cần vì vận hành bằng nhiên liệu phản lực. Tổng chi phí của một chiếc xe tăng Abrams có thể khác nhau và có thể lên tới hơn 10 triệu USD cho mỗi chiếc xe tăng khi bao gồm cả việc huấn luyện và bảo trì.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, mở đường cho các quốc gia khác như Ba Lan, Tây Ban Nha và Na Uy cung cấp xe tăng Leopard cho nước này.
Quyết định của Mỹ và Đức được đưa ra trong bối cảnh các nước phương Tây đang giúp Ukraine chuẩn bị cho một cuộc phản công tiềm tàng vào mùa xuân nhằm đẩy Nga ra khỏi các vùng lãnh thổ hiện do Moskva kiểm soát.
Triều Tiên chỉ trích Ukraine là 'bấu víu vào Mỹ' Bộ Ngoại giao Triều Tiên chỉ trích Ukraine sau khi Kiev cắt đứt quan hệ với Bình Nhưỡng vì công nhận độc lập hai vùng Donetsk và Lugansk, tố Ukraine cố bấu víu vào Mỹ, thúc đẩy chính sách thù địch với Triều Tiên. Đại sứ Triều Tiên tại Nga Sin Hong Chol (trái) trao thư công nhận độc lập "Cộng hòa nhân...