Triều Tiên bất ngờ tiết lộ chức vụ em gái Kim Jong-un
Chức vụ của em gái Kim Jong-un bất ngờ được KCNA tiết lộ trong một bản tin ngày 27/11.
Ngày 27/11, Triều Tiên đã bất ngờ tiết lộ chức vụ chính thức của em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, người được cho là một trợ lý thân cận và rất có ảnh hưởng đối với anh trai mình.
Người em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong-un
Cô gái trẻ 26 tuổi Kim Yo-jong lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng trong tang lễ của cha mình là cố Chủ tịch Kim Jong-il vào hồi tháng 12/2011.
Kể từ đó, cô thường xuyên xuất hiện trong đoàn quan chức tháp tùng anh trai Kim Jong-un tham dự các sự kiện chính trị lớn và các chuyến kiểm tra thực địa, tuy nhiên báo chí Triều Tiên tuyệt đối không hề nhắc đến chức vụ chính thức của cô.
Điều đó đã thay đổi khi vào ngày 27/11, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA bất ngờ gọi Kim Yo-jong là “phó trưởng ban” một ban trong Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đầy quyền lực.
Chức vụ này được KCNA đưa ra khi đưa tin về chuyến thăm của ông Kim Jong-un tới một xưởng phim hoạt hình do cố Chủ tịch Kim Nhật Thành sáng lập. Trong chuyến thăm này, ông Kim hối thúc các nhà làm phim hoạt hình Triều Tiên sáng tác những tác phẩm “thực sự theo đường lối của đảng”.
Video đang HOT
Kim Yo-jong được cho là sinh năm 1987 và đã từng sang Berne, Thụy Sĩ để sống và học tập cùng các anh trai dưới cái tên “Kim Yong-sun”. Cô về nước năm 2000, khi mới chỉ hoàn thành lớp 6.
Không rõ Yo-jong học trung học và đại học ở đâu, nhưng có tin đồn cho rằng cô từng quay lại châu Âu lấy bằng đại học sau khi mẹ qua đời năm 2004. Các anh trai cô trong khi đó đều theo học các khóa đặc biệt ở Đại học Quân sự Kim Nhật Thành.
Kim Yong-jong là một “phó trưởng ban” trong Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên
Hồi tháng 9 vừa qua, nhiều nguồn tin cho hay Kim Yo-jong đã kết hôn với một quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên.
Theo ông Michael Madden, chuyên gia nghiên cứu tình hình Triều Tiên, cố Chủ tịch Kim Jong-il từng rất tự hào khoe với bạn bè về tư duy chính trị sắc bén của con gái. Hồi tháng 10, một số nguồn tin Hàn Quốc thậm chí còn cho rằng chính Yo-jong đã đứng ra điều hành đất nước trong thời gian anh trai Kim Jong-un vắng mặt vì phải phẫu thuật mắt cá chân.
Nhiều chuyên gia về Triều Tiên nhận định rằng sự nghiệp của Kim Yo-jong sẽ vẫn tiếp tục lên cao, và cô gái này có thể trở thành một nhân vật hậu thuẫn đắc lực cho anh trai giống như người dì quyền lực Kim Kyong-hui.
Bà Kim Kyong-hui là một nhân vật thân cận của anh trai, cố Chủ tịch Kim Jong-il trong nhiều thập kỷ, và bản thân bà cũng giữ các chức vụ quan trong trong Đảng, thậm chí còn được phong đại tướng vào năm 2010.
Tuy nhiên, bà Kim Kyong-hui gần như đã biến mất trên chính trường kể từ khi người chồng Jang Song-taek bị xử tử hồi năm ngoái với hàng loạt tội danh nghiêm trọng, trong đó có tội phản bội.
Theo Khampha
LHQ muốn điều tra tội "chống lại nhân loại" của Triều Tiên
Ủy ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vừa thông qua nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền của Triều Tiên, theo AFP, đây là bước đi mang tính bước ngoặt, đặt cơ sở cho khả năng đưa chế độ Bình Nhưỡng ra toà quốc tế vì tội ác chống lại loài người.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nghị quyết yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các lãnh đạo Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế đã được thông qua với111 phiếu thuận, 55 phiếu trắng và 19 phiếu chống.
Cuộc bỏ phiếu vào ngày 18.11 đã khiến Triều Tiên tức giận và tuyên bố nó đã phá hủy các cuộc đàm phán nhằm cải thiện nhân quyền với EU.
Sau khi Hội đồng bảo an thông qua, nghị quyết sẽ được đưa ra bỏ phiếu trước Đại hội đồng vào tháng 12. Nhưng liệu Hội đồng Bảo an có tiếp tục đưa lãnh đạo Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế hay không vẫn là câu hỏi, vì Trung Quốc và Nga có thể dùng quyền phủ quyết.
Trong cuộc bỏ phiếu hôm 18.11, cả Nga và Trung Quốc đều bỏ phiếu chống, cùng với một số nước như Cuba, Iran, Syria, Belarus, Venezuela, Uzbekistan và Sudan.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và nhóm thân tín.
Nghị quyết lên án Triều Tiên được lập bởi hơn 60 nước, gồm báo cáo dài 400 trang công bố vào tháng 2.2014 với nội dung buộc tội Triều Tiên vi phạm nhân quyền.
Các nước đã tiến hành một cuộc điều tra kéo dài suốt một năm. Họ tổng hợp lời khai của những người Triều Tiên sống lưu vong và ghi nhận lại sự tồn tại của một mạng lưới nhà tù đang giam giữ khoảng 120.000 người. Nhiều trường hợp bị tra tấn và xử tử.
Đại diện Bình Nhưỡng đã đưa ra cảnh báo về hậu quả của cuộc bỏ phiếu. Những tháng gần đây, Triều Tiên đã tiến hành một chiến dịch vận động ngoại giao nhằm ngăn chặn bản nghị quyết tiếp tục đi xa hơn.
Theo Thanh Niên
Hành trình hiểm nguy của người Triều Tiên đào tẩu Để đến được Hàn Quốc, người Triều Tiên đào tẩu phải giao phó số phận của mình cho những tay buôn người chuyên nghiệp với bao hiểm nguy rình rập. Ngồi trong một chiếc taxi đậu bên cạnh dòng sông Áp Lục, biên giới giữa Trung Quốc với Triều Tiên, ông Lee lấy tay xoa cằm và kể lại câu chuyện đào tẩu...