Triều Tiên bắt đầu ngấm “đòn” trừng phạt từ Trung Quốc?
Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên trong hai tháng qua, đánh dấu kim ngạch thương mại giữa hai nước rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Trung Quốc xác nhận đã không nhập khẩu than đá từ Triều Tiên trong hai tháng qua.
Theo Washington Post, việc Bắc Kinh xác nhận ngừng nhập khẩu than từ Bình Nhưỡng từ ngày 26.2 đã gây ảnh hưởng mạnh, làm suy yếu năng lực thu ngoại tệ của Triều Tiên thông qua hoạt động xuất khẩu.
Trong tháng Tư, Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa đạt giá trị 99,3 triệu USD từ Triều Tiên. Đây là mức kim ngạch thương mại thấp nhất kể từ thời điểm tháng 6.2014.
99,3 triệu USD cũng là con số thấp hơn 114,6 triệu USD của tháng Ba và thấp hơn rất nhiều so với 167,7 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
“Triều Tiên đang đứng trước mức thâm hụt ngân sách lớn hơn bao giờ hết vì thương mại giảm sút với Trung Quốc”, William Brown, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Georgetown ở Mỹ nhận định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.
Ngoại tệ là một trong những nguồn thu chính của Triều Tiên phục vụ cho chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Phần lớn nguyên vật liệu dùng cho chế tạo vũ khí Triều Tiên vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhưng liệu Triều Tiên làm cách nào để có thể vượt qua viễn cảnh thâm hụt thương mại lớn như vậy? Đây là điều mà các chuyên gia kinh tế đặt dấu hỏi. Bình Nhưỡng hầu như không có liên hệ với hệ thống tài chính toàn cầu.
Video đang HOT
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh đang kêu gọi trừng phạt Triều Tiên nặng nề hơn nữa. Nhưng hiện chưa rõ liệu Trung Quốc có đồng ý với cấm vận dầu mỏ Triều Tiên hay không.
Ngày 23.5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hối thúc Triều Tiên không có thêm các hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.
“Trung Quốc đã làm Triều Tiên tổn thương trong nguồn thu ngoại tệ và có thể sẽ còn khiến Bình Nhưỡng điêu đứng về dầu mỏ”, ông Brown nói. “Vấn đề không chỉ là thương mại mà còn là nguồn cung dầu mỏ mà Bắc Kinh viện trợ miễn phí cho Bình Nhưỡng”.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ca ngợi bước tiến vượt bậc trong công nghệ tên lửa Triều Tiên.
Trung Quốc hiện kiểm soát gần như 100% nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Triều Tiên. Nếu thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ, Triều Tiên sẽ không thể chế tạo đủ nhiên liệu phục vụ trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa.
Đây cũng là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất mà Trung Quốc có thể áp dụng, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2.
Theo các chuyên gia, nếu Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa, việc Trung Quốc ngừng hoặc hạn chế cung cấp dầu mỏ chỉ còn là vấn đề thời gian.
“Nếu Triều Tiên tiếp tục các hành động gây hấn, Trung Quốc sẵn sàng chấp thuận biện pháp cứng rắn chưa từng có của Liên Hợp Quốc, như hạn chế nguồn cung dầu mỏ cho Bình Nhưỡng”, Thời báo Hoàn Cầu viết hồi tháng trước.
Theo Danviet
Liệu Nga có quay lưng vì Triều Tiên phóng tên lửa?
Nga chắc chắn sẽ không hài lòng khi Triều Tiên phóng tên lửa rơi xuống vùng biển ngoài khơi thành phố Vladivostok, nhưng điều này cũng chưa thể khiến Moscow cần tới hành động trừng phạt.
Tổng thống Nga Putin chỉ trích Triều Tiên phóng tên lửa nhưng phản đối mọi hành động đe dọa Bình Nhưỡng.
Trong bài phân tích đăng tải trên NK News, tác giả Anthony V. Rinna đã chỉ ra thách thức của chương trình tên lửa Triều Tiên đối với Nga và khả năng Moscow thay đổi chính sách với quốc gia láng giềng.
Theo đó, việc Nga tăng cường xây dựng quan hệ nồng ấm với Triều Tiên bất chấp căng thẳng trong khu vực đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
Nhiều học giả, chuyên gia đề cập đến khả năng Nga sẽ sớm thay thế Trung Quốc, trở thành đối tác nước ngoài quan trọng nhất của Triều Tiên.
Nhưng triển vọng quan hệ Nga-Triều Tiên đang đối mặt với nhiều thách thức. Hai vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng đã khiến Moscow báo động quân đội. Điều đó cho thấy khả năng Nga cũng có thể bị đe dọa bởi chương trình tên lửa Triều Tiên.
Ngay cả khi Nga và Triều Tiên hiểu rõ tầm quan trọng của việc trao đổi thông tin, để ngăn chặn hành động quân sự nguy hiểm xảy ra, Bình Nhưỡng phần nào không quan tâm đến mối lo ngại an ninh của Moscow, tác giả Anthony V. Rinna phân tích.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thị sát tên lửa trước ngày phóng.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, quả tên lửa Triều Tiên phóng thử ngày 14.5 rơi xuống khu vực cách thành phố Vladivostok của Nga khoảng 500km.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay sau đó lên án vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên nhưng cảnh báo ông phản đối mọi hành động đe dọa Bình Nhưỡng.
"Tôi muốn xác nhận rằng chúng tôi hoàn toàn phản đối việc mở rộng câu lạc bộ các quốc gia sở hữu hạt nhân, bao gồm các bên trên bán đảo Triều Tiên", ông Putin nói. "Nhưng đe dọa Triều Tiên là điều không chấp nhận được".
Giới chuyên gia nhận định, sở dĩ ông Putin đưa ra tuyên bố đa chiều này là vì Nga từ lâu đã chủ trương quan điểm giải quyết hòa bình, thông qua đối thoại về vấn đề Triều Tiên.
Khu vực vùng Viễn Đông của Nga có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Triều Tiên. Đây là nơi cộng đồng người Triều Tiên ở nước ngoài sinh sống đông đảo nhất. Nếu xung đột xảy ra, khu vực này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Giống như Trung Quốc không muốn mạnh tay trừng phạt Triều Tiên, Nga cũng ngần ngại trong các hành động có thể làm ảnh hưởng đến việc xây dựng quan hệ đối tác giữa hai nước, tác giả Anthony V. Rinna nhận định.
Vladivostok là nơi có cộng đồng người Triều Tiên sinh sống ở nước ngoài đông đảo nhất thế giới.
Ngoài ra, việc Nga áp dụng chính sách cứng rắn hơn với Triều Tiên chỉ có lợi cho Mỹ và Moscow không hề mong muốn điều này. Một trong những yếu tố chính xây dựng nên chính sách đối ngoại của Nga là những hành động "gây hấn" và "thiếu trách nhiệm" của Mỹ với Triều Tiên.
Nga luôn cho rằng, chính sách của Mỹ dù đặt mục tiêu đến hòa bình nhưng chỉ đe dọa kích động chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Điều này suy cho cùng rất khó nhận được sự đồng thuận từ Moscow, đặc biệt là việc Washington đưa tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD đến Hàn Quốc, tác giả Anthony V. Rinna phân tích.
Mặt khác, những vụ thử tên lửa đạn đạo, phát triển hạt nhân của Triều Tiên không nhằm vào Nga. Do đó. Moscow phần nào có thể miễn cưỡng chấp nhận các hành động này.
Nếu Triều Tiên có hành động đe dọa hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Nga, liệu Moscow dám đi xa đến đâu trong việc trừng phạt Bình Nhưỡng? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này, tác giả Anthony V. Rinna kết luận.
Theo Danviet
Quốc hội Triều Tiên bất ngờ gửi thư cho Mỹ phản đối lệnh trừng phạt Quốc hội Triều Tiên vừa gửi một lá thư hiếm hoi tới Hạ viện Mỹ để bày tỏ sự phản đối trước gói trừng phạt khắt khe mới mà cường quốc số 1 thế giới áp đặt đối với nước này. Quốc hội Triều Tiên vừa bất ngờ gửi thư phản đối các lệnh trừng phạt tới Mỹ Theo hãng thông tấn xã...