Triều Tiên bàn chuyện hạt nhân với Nga
Sau khi đề xuất đàm phán với Mỹ không thành, Triều Tiên đang tính chuyện cầu viện Nga để xoa dịu tình hình và nối lại đàm phán sáu bên.
Ngày 28/6, hãng tin Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay một quan chức ngoại giao cao cấp của Triều Tiên phụ trách chính sách hạt nhân với Mỹ đang lên kế hoạch tới thăm Nga vào tuần tới.
Theo đó Thứ trưởng Ngoại giao Thứ nhất Triều Tiên Kim Kye-gwan sẽ tới Moscow vào thứ Năm tuần sau để thảo luận về việc nối lại hội đàm sáu bên về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Thứ nhất Triều Tiên Kim Kye-gwan
Thứ trưởng Kim từ lâu đã là nhân vật hàng đầu phụ trách thương lượng về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong những năm 1990, Mỹ đã thất bại trong việc “dụ” Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế. Năm 2006, chính quyền của Tổng thống Bush đã đưa ra hình thức đàm phán 6 bên với sự tham gia của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Các cuộc đàm phán 6 bên được tổ chức ở Bắc Kinh này đã đạt được một số thỏa thuận, tuy nhiên Triều Tiên đã xóa bỏ những thỏa thuận này với những bước đi leo thang mang tính kích động. Đến năm 2008, các cuộc hội đàm này bị đình hoãn.
Sau khi Liên Hợp Quốc áp đặt các lệnh cấm vận nghiêm khắc đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của nước này, Triều Tiên đã đề xuất hội đàm cấp chính phủ với Hàn Quốc nhằm xoa dịu tình hình, tuy nhiên kế hoạch hội đàm này đổ vỡ do những bất đồng về cấp đại biểu tham dự đàm phán.
Video đang HOT
Triều Tiên đang tìm cách xoa dịu cộng đồng quốc tế về vấn đề hạt nhân
Sau đó, Triều Tiên đã quay sang Mỹ đề nghị đối thoại, thế nhưng chính quyền Obama lại “làm ngơ” và đòi Bình Nhưỡng đầu tiên phải thực hiện phi hạt nhân hóa rồi mới tính chuyện đàm phán.
Đầu tháng này, ông Kim cũng đã tới Bắc Kinh để gặp gỡ Wu Dawei, quan chức Trung Quốc phụ trách vấn đề Triều Tiên cùng nhiều quan chức cao cấp khác của Trung Quốc.
Theo 24h
Trung Quốc: 3 cách xử với Triều Tiên
Trung Quốc đang loay hoay giữa ngã ba đường trong quan hệ với Triều Tiên để xây dựng khu vực Đông Bắc Á hòa bình và ổn định.
Chuyến thăm Bắc Kinh vào cuối tháng 6 tới đây của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ là dịp quan trọng để hai nước đánh giá lại cấu trúc an ninh vốn rất mong manh ở khu vực Đông Bắc Á. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc cuộc hội đàm không chính thức với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tại đây hai nhà lãnh đạo đã nhất trí hợp tác giải quyết nhiều vấn đề chiến lược, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Đây là một bước tiến lớn giữa hai nước, tuy nhiên vẫn còn quãng đường dài trước mắt để Mỹ và Trung Quốc có thể xây dựng một cơ chế bền vững cho hòa bình và an ninh trong khu vực.
Ông Tập Cận Bình và Obama nhất trí phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Trong khi đó, hồi tháng 5, Ngân hàng Trung Quốc đã chấm dứt giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên theo quyết định của chính phủ Trung Quốc nhằm ủng hộ các lệnh cấm vận thương mại và tài chính của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.
Vì Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên không nằm trong danh sách cấm vận của Liên Hợp Quốc nên động thái này chứng tỏ Trung Quốc đang suy nghĩ lại về mặt chiến lược trong quan hệ với Triều Tiên, nhưng vẫn quá sớm để đưa đến kết luận rằng nước này sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Triều Tiên.
Trong thực tế, hiện nay Trung Quốc chỉ có 3 lựa chọn trong quan hệ với Triều Tiên. Lựa chọn thứ nhất là duy trì quan hệ kiểu "điều nhiệt" với mục đích duy nhất là ngăn chặn Triều Triên trở nên cực đoan. Quan hệ quá nồng nhiệt có thể kéo theo những hậu quả không lường trước được như chiến tranh hay sự can thiệp của nước ngoài. Trái lại, quan hệ quá lạnh nhạt có thể khiến Triều Tiên sụp đổ và gây nên tình trạng hỗn loạn trên biên giới hai nước.
Đặc phái viên Triều Tiên Choe Ryong-hae đến Bắc Kinh
Không rõ những diễn biến gần đây trong quan hệ giữa hai nước như việc Tập Cận Bình đón tiếp đặc phái viên Triều Tiên Choe Ryong-hae một cách lạnh nhạt có nằm trong chính sách quan hệ "điều nhiệt" của Bắc Kinh hay không, hay đó chỉ là sự điều chỉnh trong chiến lược đối với Triều Tiên của Trung Quốc.
Lập trường có vẻ cứng rắn đối với Triều Tiên là một lý do khiến Trung Quốc chấp nhận quay trở lại đàm phán với Hàn Quốc, tuy nhiên hành động này có thể khiến chính phủ Triều Tiên quay trở lại trạng thái đối đầu ngay khi Trung Quốc nới lỏng "vòng kim cô" của mình. Vậy nên lựa chọn kiểu "nóng thì quạt, lạnh thì ủ" này chỉ càng làm cho những vấn đề tồn tại trên bán đảo Triều Tiên càng thêm nhức nhối.
Lựa chọn thứ hai của Trung Quốc là "bình thường hóa" quan hệ với Bình Nhưỡng. Trong dư luận Trung Quốc gần đây đã xuất hiện nhiều nhân vật kêu gọi Trung Quốc thay đổi mạnh mẽ quan hệ với Triều Tiên. Một trong những nhân vật đó là Deng Yuwen, Phó Tổng biên tập tờ Study Times, tạp chí của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc với bài viết nhan đề "Trung Quốc nên từ bỏ Triều Tiên."
Nhiều ý kiến kêu gọi Trung Quốc "bình thường hóa" quan hệ với Triều Tiên
Bình thường hóa quan hệ ở đây có nghĩa là tái sắp xếp quan hệ song phương từ mô hình quan hệ kiểu phụ thuộc một cách bất thường như hiện nay, trong đó 90% hoạt động thương mại của Triều Tiên là qua Trung Quốc, thành mô hình quan hệ đối xứng giữa hai quốc gia láng giềng về mặt chính trị và kinh tế.
Theo quan điểm này, Triều Tiên sẽ phải đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác để đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.
Còn lựa chọn thứ ba là tăng cường quan hệ với Triều Tiên, đồng thời đưa ra kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, việc tăng cường quan hệ đồng minh và hợp tác kinh tế với Bắc Kinh không phải khi nào cũng có lợi cho Triều Tiên. Cũng giống như Mỹ đã từng ngăn cản cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee phát triển vũ khí hạt nhân vào những năm 1970, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ phải tăng cường kiểm soát đối với Triều Tiên, mà điều này lại đi ngược lại với lý tưởng "chủ thể" (tự lực tự cường) của Triều Tiên.
Trung Quốc sẽ phải kiềm chế Triều Tiên theo đuổi tham vọng hạt nhân
Trong thời điểm hiện nay, không ai biết chắc chính phủ Trung Quốc sẽ chọn đi theo con đường nào trong 3 con đường trên.
Con đường thứ nhất không hứa hẹn bất cứ triển vọng tích cực nào trong thực tiễn. Nếu Trung Quốc duy trì thái độ và sức ép kiên định như hiện nay đối với Triều Tiên thì nhiều khả năng nước này sẽ lựa chọn con đường thứ hai. Điều này sẽ mở ra một giai đoạn quan hệ quốc tế đầy mới mẻ ở Đông Bắc Á trong đó Triều Tiên sẽ phải tích cực quan hệ hơn với các nước láng giềng để tồn tại. Còn con đường thứ ba tuy không có vẻ khả thi nhưng cũng rất đáng xem xét.
Nếu Trung Quốc lựa chọn con đường thứ hai và thứ ba chứng tỏ nước này đang đảm nhiệm nhiều trách nhiệm quốc tế hơn trong việc hướng tới xây dựng khu vực Đông Bắc Á ổn định bền vững, còn nếu lựa chọn con đường thứ nhất, điều đó thể hiện Trung Quốc đang tẩy chay trách nhiệm và nghĩa vụ của một cường quốc mới nổi trên trường quốc tế.
Theo 24h
Trung Quốc giục nối lại đàm phán sáu bên về Triều Tiên Ngày 20/6, Trung Quốc tỏ ý hy vọng các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ được nối lại trong một ngày gần đây. Xe chở các quan chức Triều Tiên sau khi kết thúc phiên hội đàm ngày 19/6 tại Bắc Kinh giữa hai thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên và Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN. Tại...