Triệu tập mẹ kế Nguyễn Võ Quỳnh Trang tới tòa phúc thẩm vụ án hành hạ bé gái 8 tuổi
Nguyễn Võ Quỳnh Trang, mẹ kế của bé gái 8 tuổi bị hành hạ đến chết, dù đã có đơn xin rút kháng cáo nhưng vẫn được triệu tập đến tòa vì là người có liên quan trực tiếp đến vụ án.
Theo dự kiến, ngày mai 28/4, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của luật sư bảo vệ cho bé gái 8 tuổi N.T.V.A., bị mẹ kế Nguyễn Võ Quỳnh Trang và cha đẻ Nguyễn Kim Trung Thái hành hạ đến chết.
Vụ án xảy ra vào tháng 12/2021, tại chung cư Saigon Pearl (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh).
Cha đẻ và “mẹ kế” Thái – Trang tại phiên tòa sơ thẩm tháng 11/2022.
Phiên tòa được mở do có kháng cáo của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại. Theo đó, luật sư của bị hại đề nghị tòa phúc thẩm xem xét thay đổi tội danh từ “ Hành hạ người khác” sang tội “ Giết người” đối với bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái (cha ruột của nạn nhân N.T.V.A.).
Sau phiên sơ thẩm (ngày 25/11/2022), ngoài đơn kháng cáo của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại, ngày 30/1/2023, Nguyễn Võ Quỳnh Trang có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên sơ thẩm Nguyễn Võ Quỳnh Trang bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án tử hình về các tội “Giết người” và “Hành hạ người khác”.
Tuy nhiên, trước khi phiên phúc thẩm diễn ra, Trang đã có đơn xin rút kháng cáo, chấp nhận bản án sơ thẩm với mức án tử hình. Theo đó, Trang đã viết đơn rút kháng cáo vì cảm thấy áp lực, mệt mỏi, không muốn áp lực dư luận làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân.
Video đang HOT
Phiên tòa phúc thẩm liên quan đến vụ án vẫn được mở theo kế hoạch. Mặc dù đã có đơn xin rút kháng cáo nhưng Nguyễn Võ Quỳnh Trang vẫn được triệu tập đến tòa vì là người có liên quan trực tiếp đến vụ án.
Ngoài ra, để phục vụ việc xét xử, TAND cấp cao còn triệu tập 5 nhân chứng gồm người giúp việc, hàng xóm, bảo vệ chung cư, giáo viên và 2 giám định viên pháp y thuộc Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP Hồ Chí Minh đến tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm, những người này từng được triệu tập song chỉ có bảo vệ chung cư có mặt.
Đông đảo người dân đến theo dõi phiên tòa sơ thẩm xét xử Trang – Thái, tháng 11/2022.
Trong phiên xét xử sơ thẩm, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Nguyễn Võ Quỳnh Trang mức án tử hình về tội “Giết người”, 3 năm tù về tội “Hành hạ người khác”, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Nguyễn Kim Trung Thái bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “Hành hạ người khác” và 5 năm tù về tội “Che giấu tội phạm”, tổng hợp hình phạt chung là 8 năm tù
Vụ cháu bé 8 tuổi bị bạo hành: Thời hạn tòa án thụ lý đơn kháng cáo và xét xử phúc thẩm là bao lâu?
Liên quan đến vụ bạo hành bé gái 8 tuổi dẫn đến tử vong, gia đình bị hại đã làm đơn kháng cáo, đề nghị xử lý Nguyễn Kim Trung Thái - bố cháu bé về tội giết người.
Vậy trình tự và thời hạn tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo được quy định ra sao?
Trong đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm, gia đình nạn nhân không đồng tình với tội danh "Hành hạ người khác" mà cấp sơ thẩm đã tuyên đối với Nguyễn Kim Trung Thái và đề nghị cấp phúc thẩm xử lý bị cáo về tội "Giết người".
Lý do được đưa ra là Nguyễn Kim Trung Thái là cha đẻ trực tiếp chăm sóc cho cháu V.A, nhưng đã tàn ác, đang tâm cùng bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang bạo hành cháu trong suốt một thời gian dài với những đau đớn trên cơ thể. Nếu không có sự đồng ý của Thái thì chắc chắn Trang không có cơ hội sát hại cháu.
Do đó, hình phạt đối với bị cáo Thái là quá nhẹ, chưa thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và cũng không đúng với bản chất hành vi phạm tội tàn ác của bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái tại phiên tòa
Ngoài ra, gia đình bị hại cũng đề nghị cấp phúc thẩm giữ nguyên hình phạt tử hình về tội "Giết người", 3 năm tù về tội "Hành hạ người khác" đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang.
Về trình tự và thời hạn tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm, Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật TTHS 2015.
Với Đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật TTHS 2015.
Với Đơn kháng cáo không hợp lệ nhưng nội dung chưa rõ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
Còn với Đơn kháng cáo đúng quy định nhưng quá thời hạn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo, trong 3 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó ghi rõ lý do của việc trả lại đơn. Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành các bước chuẩn bị xét xử và xét xử theo quy định .
Về thời hạn giải quyết phúc thẩm, Điều 242 Bộ luật TTHS 2015 nêu rõ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa phúc thẩm TANDTC phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Chậm nhất 15 ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.
Ngày nhận hồ sơ vụ án là ngày Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ lên Tòa cấp trên để xem xét - Luật sư Hồng Vân nhấn mạnh.
Vụ bé 8 tuổi bị bạo hành tử vong: Kết luận điều tra bổ sung đề nghị truy tố Nguyễn Kim Trung Thái tội gì? Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ vụ án sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Kim Trung Thái (cha ruột bé N.T.V.A, tử vong do bị bạo hành) về tội 'Hành hạ người khác' và 'Che giấu tội phạm'. Liên quan vụ án bé...