Triệu tấm lòng hướng về Làng Sen quê Bác
Dù giàu nghèo, dù khác họ tộc nhưng ngày 21/7 âm lịch hàng năm, người dân xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đều cúng giỗ Bác Hồ. Đó là ngày cả lòng dân quê Bác tưởng nhớ người con vĩ đại của quê hương.
Ngày 21/7 (âm lịch) 45 năm trước, Bác Hồ trút hơi thở cuối cùng để về với thế giới người hiền. Kể từ ngày đau thương đó, cùng với người dân cả nước, dân nhân Kim Liên quê Bác để tang, thờ cúng Bác như những nguời thân trong nhà. Năm nay cũng vậy, dù bận bịu với công việc đồng áng nhưng người dân Kim Liên cũng gác hết công việc, bày biện mâm cỗ cúng giỗ Bác Hồ. Thu chớm sang, sen đã bắt đầu tàn thế nhưng trên mỗi bàn thờ trong từng nhà dân, những đóa sen thơm ngát, đẹp nhất được dâng lên cúng Bác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương gửi lẵng hoa kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày giỗ thứ 45 của Người.
Mâm cỗ dâng lên Bác chẳng phải cao lương mỹ vị gì. Đó là mâm xôi từ những hạt nếp người dân vun trồng, đó là con gà trống do chính tay những người nông dân chăm bẵm, đó là những hoa thơm, quả ngọt trong vườn nhà và hơn hết là lòng thành kính, biết ơn vô hạn của người dân Kim Liên đối với người cha già của dân tộc.
Sáng nay 16/8 (tức ngày 21/7 âm lịch), mùi hương thơm lan tỏa từng nhà. Không gian trở nên trầm mặc, thành kính. Mỗi người dân Làng Sen nói riêng, nhân dân Kim Liên và cả quê hương xứ Nghệ đều hướng về căn nhà đơn sơ – nơi Bác Hồ đã trải qua những ngày thơ ấu.
Chị Lưu Thị Huệ (xã Kim Liên) cho biết: “Hầu hết các gia đình ở Kim Liên đều lập bàn thờ hương khói Bác Hồ, gia đình tôi cũng vây. Ngày lễ, Tết, rằm, mùng 1 hay như ngày giỗ hôm nay chúng tôi đều thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ, bày tỏ tấm lòng tri ân của người dân quê hương Làng Sen đối với công lao trời biển của Người”.
Hàng nghìn người dân đã tới Khu di tích Kim Liên trong ngày giỗ thứ 45 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong cái nắng vàng như mật ong của ngày chớm thu, hàng nghìn bước chân từ mọi miền đất nước cũng tụ hội về đây để dâng lên Người lòng thành kính và biết ơn sâu sắc nhất. Từ mảnh đất Cao Bằng xa xôi, ông Lý Minh Sơn cùng gia đình hành hương về Làng Sen nhân ngày giỗ Bác. Trong niềm xúc động, ông Sơn tâm sự: “Cao Bằng quê hương tôi là nơi vinh dự đón Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Hôm nay, kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ đi xa, tôi dẫn các con, cháu của mình về đây để tưởng nhớ Người. Hành trình Cao Bằng – Nghệ An không phải là gần nhưng với chúng tôi, đó là cuộc hành hương về với cội nguồn, về với mảnh đất sinh ra người con vĩ đại Hồ Chí Minh của dân tộc”.
Video đang HOT
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ.
Từ Bắc Ninh, đại gia đình chị Dương Thị Tuyết thuê một chuyến xe, xuất phát từ TP Bắc Ninh lúc 9h tối qua để kịp sáng nay dâng hương, dâng hoa nhân ngày giỗ Bác. “Xúc động lắm. Tôi không ngờ nơi Bác Hồ sinh ra và lớn lên lại đơn sơ như thế này. Đến đây, lại đúng vào ngày giỗ Bác, chứng kiến tình cảm của người dân cả nước, người dân Làng Sen dành cho Bác Hồ thấy xúc động vô cùng và thêm kính yêu Người hơn”.
Cán bộ BQL Khu di tích Kim Liên dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ.
Cũng trong sáng ngày hôm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Nam Đàn và xã Kim Liên cùng dòng họ Nguyễn Sinh, dòng họ Hoàng Xuân đã long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 45 của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thành kính và trang nghiêm nhất. Càng về trưa, cái nắng càng trở nên gay gắt hơn. Giữa khói hương trầm mặc, đoàn người vẫn kiên nhẫn nhích từng bước vào gian thờ chính để dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Bác Hồ. Căn nhà thờ dường như quá nhỏ so với tình yêu, lòng thành kính và biết ơn vô hạn của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Du khách về Làng Sen trong ngày giỗ Bác với bức tượng Bác Hồ và cành huệ trắng.
Dắt đứa con nhỏ, len qua dòng người vào nhà thờ viếng Bác, anh Vương Đình Lập (Tp Vinh, Nghệ An) cho biết: “Vào ngày giỗ Bác, gia đình tôi không thắp hương ở nhà nhưng hàng năm tôi vẫn dẫn cháu lên đây để thắp hương, tưởng nhớ Bác Hồ. Các cháu còn nhỏ, chỉ biết Bác Hồ qua những thước phim tư liệu, qua những câu chuyện kể. Nhưng về đây, chứng kiến tình cảm, lòng thành kính của mọi người dân dành cho Bác Hồ, hi vọng cháu sẽ chăm ngoan hơn, học giỏi hơn như mong ước của Bác đối với thế hệ tương lai của đất nước”.
Hàng nghìn người dân thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại Khu di tích Kim Liên.
Trong khuôn viên Khu di tích Làng Sen, hoa nhài, hoa ban nở trắng. Nắng tỏa rực rỡ, xiên qua những tán lá xanh. Từng đoàn người vẫn kiên nhẫn tiến từng bước, trên tay nâng niu cành huệ trắng, bó sen hồng, với lòng tiếc thương và biết ơn vô hạn dâng lên vị Cha già dân tộc trong ngày Người đi xa.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hàng trăm người cứu rừng giữa nắng nóng 40 độ C
Sáng nay 4/6, hai vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trên dãy núi Đại Huệ, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Hàng trăm người dân và chiến sĩ bộ đội đã vất vả cứu rừng trong cái nắng như đổ lửa.
Có mặt tại hiện trường vụ cháy rừng lúc 11h trưa 4/6,PV Dân trí chứng kiến cảnh hàng trăm người dân, cán bộ chiến sĩ bộ đội đang hối hả mang theo dao phát, cuốc, xẻng vượt dốc lên đỉnh núi để chữa cháy.
Trước đó, khoảng 9h sáng cùng ngày, một đám cháy rừng bất ngờ bùng phát tại khu vực rừng thông xóm 12, xã Nam Lĩnh (huyện Nam Đàn). Sau gần 1 tiếng đồng hồ chiến đấu với "giặc lửa", đám cháy cơ bản được khống chế thì một đám cháy khác lại xảy ra tại khu vực rừng thông xóm 10.
Vụ cháy rừng thứ hai cách khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan khoảng hơn 1km
Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy đông lực lượng dân quân, thanh niên, người dân trên địa bàn xã để dập tắt đám cháy. UBND huyện Nam Đàn đã huy động thêm các lực lượng quân đội, công an đến đểchữa cháy.
Do đám cháy từ xã Nam Lĩnh chỉ cách khu di tích lăng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ - khoảng hơn 1km nên chính quyền xã Nam Giang đã phải huy động lực lượng làm đường băng cản lửa, đảm bảo an toàn cho khu di tích.
Trao đổi với PV Dân trí, thượng tá Nguyễn Công Thiên - Chỉ huy trưởng, ban chỉ huy quân sự huyện Nam Đàn cho biết: "Do gió phơn Lào thổi mạnh, nhiệt độ cao và lượng thực bì dày khiến việc dập lửa gặp nhiều khó khăn. Từ điểm chân núi lên tới vị trí xảy ra cháy cũng hơn 1km, đường núi dốc nên việc đưa nước lên dập lửa là không thể và chủ yếu dập lửa bằng cành cây, làm đường băng cản lửa".
Đến khoảng 13h30 phút, đám cháy mới cơ bản được khống chế. Hiện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại từ vụ cháy.
Trước đó, khoảng 10h ngày 3/6, một đám cháy từ phía Hương Sơn (Hà Tĩnh) bùng phát, cháy lan sang vùng khe Sâu, xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) cũng làm thiêu rụi hơn 10ha rừng thông, keo.
Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc trung Bộ và Sở NN&PTNT Nghệ An, từ đầu năm đến nay tình hình thời tiết tại Nghệ An rất khắc nghiệt, lượng mưa chỉ đạt 114,3mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm là 164,9mm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 42,8mm. Mức nước các hồ đập giảm mạnh, nhiều nơi đã cạn nước.
Nắng nóng kéo dài khiến 7.000ha cây trồng vụ Xuân bị hạn, chủ yếu diện tích trồng cây màu. Từ đầu năm 2014 đến nay, toàn tỉnh này đã xảy ra 14 vụ cháy, rừng diện tích thiệt hại ước tính trên hơn 100ha rừng các loại.
Hình ảnh hiện trường vụ cháy rừng trưa 4/6 do PV Dân trí ghi lại:
Hai vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trong buổi sáng 4/6 tại xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An)
Hàng trăm chiến sĩ bộ đội được huy động đến hiện trường vụ cháy
Lượng thực bì dày, trời nắng nóng khiến việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Doãn Hòa - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Những người con Nghệ An kỷ niệm sinh nhật Bác tại Thủ đô Ngày 18/5, tại Hà Nội, Hội đồng hương Nam Đàn - Nghệ An gồm đại diện các tầng lớp trí thức, công nhân, con cháu nhiều thế hệ quê hương Bác Hồ đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoà chung các hoạt động nhân kỷ niệm124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ...