Triệu người dân đến New York đón giao thừa bất chấp lo ngại an ninh
Hơn 1 triệu người dự kiến tụ tập tại Quảng trường Thời đại (TP New York, Mỹ) để chào mừng năm mới bất chấp an ninh đang được thắt chặt cao độ.
Theo Reuters ghi nhận, khoảng 7 giờ sáng giờ VN, dòng người đã đổ xô tới khu vực. Họ đứng bên ngoài hàng giờ để chờ đón năm mới với lễ truyền thống thả quả cầu pha lê ở Quảng trường Thời đại vào đêm giao thừa.
Một người dân đeo kính thể hiện số năm 2016
Sau vụ tấn công kinh hoàng Paris và vụ xả súng ở California mới đây, cảnh sát đã ban bố các biện pháp an ninh đặc biệt.
Khoảng 6.000 sĩ quan cảnh sát được điều động tới khu vực vào đêm giao thừa với sự giúp đỡ của cảnh sát tuần tra, chó nghiệp vụ, máy dò bức xạ và các thiết bị công nghệ tinh vi khác.
Khoảng 6.000 cảnh sát được huy động tại đêm đón giao thừa
“Tôi luôn muốn đến đây nhưng chưa bao giờ có cơ hội”, James Gomez, 39 tuổi, ở bang Connecticut, nói. Anh đã cùng bạn của mình đi “tiền trạm” mong tìm được chỗ xem tốt.
Video đang HOT
Gomez mặc dù cũng tụ tập đến Quảng trường Thời Đại như bao người song vẫn không khỏi lo lắng vì khu vực này có thể là mục tiêu của một cuộc tấn công. “Tôi thấy lo sợ” – Gomez thừa nhận.
Trong suốt buổi tối chờ đến khoảnh khắc giao thừa, người dân đã thưởng thức màn trình diễn của các ca sĩ nổi tiếng như Carrie Underwood và Jessie J.
Quả cầu pha lê trên nóc nhà One Times Square sẽ được thả vào 23 giờ 59 (giờ Mỹ)
Quả cầu pha lê trên nóc nhà One Times Square cáo 3,6 m, nặng gần sáu tấn, được phủ bên ngoài với 2.688 hình tam giác pha lê và 32.256 đèn LED. Người dân New York đang đếm ngược thời gian để đợi đến 23 giờ 59 chứng kiến quả cầu pha lê được thả xuống.
Ngọc Như
Theo_PLO
Các nhà hoạt động nữ sẽ băng qua biên giới liên Triều
Một nhóm các nhà hoạt động quốc tế sẽ đi băng qua Khu Phi Quân sự (DMZ) chia cách biên giới Triều Tiên với Hàn Quốc để kêu gọi hai bên xóa bỏ căng thẳng, bất chấp những lo ngại về an ninh tại khu vực này.
Các nhà hoạt động nữ quốc tế cùng các đại biểu khác thăm Mangyongdae, nơi sinh của cố lãnh đạo Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng hôm 20/5. Ảnh: AP
Theo AP, sự kiện hiếm có trên sẽ diễn ra vào ngày mai.
30 phụ nữ từ 15 quốc gia đến thủ đô Bình Nhưỡng từ hôm 19/5. Họ sẽ không đi xuyên qua ngôi làng biểu tượng Panmunjom, nơi thỏa thuận đình chiến liên Triều được ký kết năm 1953, vì giới chức Hàn Quốc và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm về an ninh ở khu vực này cho biết không thể đảm bảo an toàn cho nhóm.
Thay vào đó, các nhà hoạt động sẽ đi theo con đường nối liên Triều đến khu công nghiệp Kaesong, đặc khu kinh tế chung của Triều Tiên và Hàn Quốc nằm gần biên giới.
Các thành viên của nhóm cho hay họ cảm thấy việc băng qua DMZ là một bước đột phá.
"Chúng tôi đã mua vé một chiều đến Bình Nhưỡng, thậm chí không biết có cần bay trở lại Bắc Kinh hay không", Leymah Gbowee, một nhà hoạt động người Liberia từng đoạt giải Nobel, nói. "Chúng tôi không chỉ nhận được những lời chúc cho chuyến vượt biên lịch sử này, mà còn kết nối cả hai chính phủ liên Triều. Đó là một thành công".
Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt kỹ thuật vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-1953 chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến thay vì hiệp ước hòa bình. Biên giới dọc DMZ là một trong những nơi căng thẳng nhất trên thế giới. Hai nước rất ít liên lạc trực tiếp với nhau và việc công dân của bất kỳ bên nào băng qua DMZ đều bị xem là phạm tội.
Khu DMZ (kẻ sọc) nằm ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trên bộ. Đường kẻ màu đen là đường sắt và liên lạc viễn thông giữa hai bên. Đường Giới hạn Phía bắc (vạch đỏ) chia cắt Triều Tiên và Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Đồ họa: BBC
Cuộc vượt biên của nhóm phụ nữ quốc tế nhằm mục đích khuyến khích đối thoại và thu hút quốc tế đến sự cần thiết phải chính thức chấm dứt chiến tranh liên Triều cũng như chia cắt trên bán đảo Triều Tiên.
Sự kiện này gây ra tranh cãi và được nhìn nhận khác nhau ở Triều Tiên và Hàn Quốc. Hôm 21/5, truyền thông Triều Tiên đưa tin trong hội nghị hòa bình với đại diện các nhóm phụ nữ của nước này, các nhà hoạt động quốc tế đã lên án Mỹ là "một vương quốc khủng bố" và "lạm dụng nhân quyền".
Tuy nhiên, Christine Ahn, một nhà hoạt động Mỹ gốc Hàn và là thành viên ban tổ chức, bác bỏ thông tin trên.
Trong khi đó, các học giả Hàn Quốc cho rằng hoạt động của họ không giúp cho Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và cải thiện hồ sơ nhân quyền.
"Chúng tôi thực hiện những gì chúng tôi đề ra, thay mặt các phụ nữ của Triều Tiên và Hàn Quốc băng qua DMZ. Họ không thể đi nên chúng tôi phải đi", Gloria Steinem, 81 tuổi, một biểu tượng của Mỹ trong phong trào nữ quyền, nói. "Hơn 60 năm im lặng không có ích gì. Tại sao không thử kết nối mọi người?".
Sau khi vượt biên, nhóm phụ nữ dự kiến tổ chức một cuộc đi bộ và hội nghị hòa bình khác ở Hàn Quốc.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông bất chấp Trung Quốc xua đuổi Washington cho biết sẽ tiếp tục việc tuần tra trên biển và trên không ở vùng biển quốc tế bất chấp việc bị hải quân Trung Quốc cảnh báo "rời đi ngay". Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Airheadfly Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm qua khẳng định máy bay trinh sát của...