Triệu hồi kỷ lục 7 triệu xe, GM tổn thất 1,2 tỷ USD
General Motors (GM) vừa thông báo triệu hồi toàn cầu với số lượng xe lên đến 7 triệu chiếc, kỷ lục mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Túi khí Takata tiếp tục khiến GM chịu tổn thất lớn – Ảnh: Channel 3000.
Chiến dịch triệu hồi lần này của GM tập chung toàn bộ vào dòng xe thể thao đa sụng (SUV) và bán tải. Theo hãng tin CNN, nguyên nhân khiến GM phải triệu hồi xe xuất phát từ lỗi túi khí, vấn đề đã làm ít nhất 17 người thiệt mạng tại Mỹ.
Video đang HOT
Đợt triệu hồi có quy mô lớn nhất trong lịch ngành công nghiệp ô tô thế giới này dự kiến tiêu tốn của GM khoảng 1,2 tỷ USD (tương đương 1/3 lợi nhuận sau thuế của GM trong năm 2020) để khắc phục rủi ro chết người liên quan tới túi khí do nhà sản xuất Takata cung cấp. Hiện Takata (công ty của Nhật Bản) đã phá sản.
Có gần 6 triệu chiếc bán tải và SUV tại Mỹ nằm trong danh sách triệu hồi này, số còn lại phân bố ở nhiều thị trường khác trên toàn cầu, thuộc các thương hiệu con của GM như Chevrolet, Cadillac, GMC, sản xuất tronggiai đoạn từ năm 2007 đến 2014.
Takata phá sản vẫn chưa hết bê bối, phát hiện lỗi liên quan dây an toàn
Dù đã phải tuyên bố phá sản và bán mình cho một doanh nghiệp Trung Quốc vì vụ bê bối lỗi túi khí, nhưng Takata giờ đây lại bị nghi ngờ thiếu trung thực về chất lượng dây an toàn do hãng sản xuất.
Công ty Mỹ Joyson Safety Systems (JSS) - doanh nghiệp đã mua lại Takata vào năm 2017 - đang điều tra xem Takata có đánh lừa các nhà sản xuất ô tô về độ an toàn của dây đai do hãng sản xuất hay không.
Lỗi này đã bị phát hiện và báo cáo vào tháng 4/2018, tức là từ trước khi JSS thâu tóm Takata.
JSS cũng cho biết hiện họ đang xem xét các dữ liệu liên quan trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây theo phương pháp thử nghiệm từng sản phẩm. JSS khẳng định: "Đây là một cam kết quan trọng. JSS đang đẩy nhanh tiến trình điều tra để sớm xác minh được nguyên nhân, đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp."
Cho đến nay, JSS cho biết họ vẫn không xác định được bất kỳ vấn đề nào trong khoảng thời gian điều tra. Tuy nhiên, hãng vẫn sẽ tiếp tục điều tra thêm. Nguồn tin nội bộ cho biết, JSS từ trước đó đã ghi chú rằng đây là một vấn đề "cần hết sức cẩn trọng."
Mặc dù đến nay, mới chỉ có Toyota tỏ ra lo ngại vi phạm tiêu chuẩn an toàn của dây an toàn, nhưng trên thực tế vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào.
Một thông báo mới đây từ hãng Toyota Australia cho biết: "Chúng tôi đã được thông báo rằng các cuộc điều tra của JSS đang được tiến hành và chưa có lỗi cụ thể nào được xác định."
Hãng Toyota cũng cho biết: "An toàn của khách hàng là ưu tiên hàng đầu nên công ty cũng đang điều tra độc lập để xác định xem lỗi dây an toàn ảnh hưởng tới những dòng xe nào, hay gây tác động và có nguy cơ ra sao."
Hiện tại, chủ các dòng xe bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối mới cũng không được khuyên dừng sử dụng xe.
Trong lần thống kê gần nhất, có khoảng 180 nghìn chiếc xe trên tổng số 4 triệu xe trong lưu thông vẫn chưa thay túi khí Takata bị lỗi.
General Motors mua lại đại lý không chịu bán xe điện Nếu các đại lý Cadillac không chịu đầu tư tối thiểu 200.000 USD để chuyển sang bán xe điện, hãng mẹ GM sẽ trả hơn gấp đôi để mua lại. Trước đó, General Motors (GM), hãng mẹ của thương hiệu hạng sang Cadillac, từng khẳng định rằng các đại lý cần chi ít nhất 200.000 USD cho những thay đổi cần thiết để...