Triều cường lớn bất thường sau bão số 9 khiến cả khu phố “tháo chạy”
Mặc dù bão số 9 không vào đất liền nhưng vẫn gây sóng lớn kết hợp với triều cường lớn bất thường, khiến người dân cả khu phố Lê Duẩn ( TP Tuy Hòa, Phú Yên) phải khiêng tài sản “tháo chạy”.
Do ảnh hưởng của bão số 9, tối ngày 19/12, sóng biển dâng cao kết hợp với triều cường lớn bất thường đã làm nước biển tràn vào nhà dân tại khu phố Lê Duẩn, khiến nhiều nơi ngập sâu từ 1 m đến 3 m.
Nước biển tràn vào khu dân cư gây ngập sâu (Ảnh: Minh Châu).
Theo người dân, đây là đợt triều cường lớn gây ngập sâu hiếm có tại địa phương này, nên tất cả người dân đều trở tay không kịp. Nhiều tài sản không thể di dời đến khu vực cao hơn dẫn đến hư hỏng.
Bà Lê Thị Hoa trú khu phố Lê Duẫn (phường 6, TP Tuy Hòa) cho biết, đây là đợt triều cường hiếm có từ trước đến nay. Thường những năm trước triều cường, sóng lớn chỉ đánh vào một số nhà nằm sát biển, còn năm nay làm ngập cả khu phố.
Video đang HOT
Người dân bám trụ để giữ tài sản (Ảnh: Minh Nguyệt).
“Triều cường lên cao khoảng 30 phút là sóng lớn xô nước chảy vào ào ào khiến người dân trở tay không kịp. Nước lên quá nhanh, hầu hết người dân không thể di dời tài sản kịp thời” – bà Hoa cho hay.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, lực lượng bộ đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên được điều động để hỗ trợ đưa người dân tại các nhà ở bị ngập nước đến nơi cao ráo, an toàn.
Nhiều vật dụng của người dân như tivi, tủ lạnh, quạt điện… cũng được lực lượng chức năng khẩn trương vận chuyển ra bên ngoài.
Bộ đội hỗ trợ người dân đưa tài sản lên khu vực cao hơn (Ảnh: Minh Châu).
Thượng tá Trần Trung Thủy – Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên cho biết đã điều động 84 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ đưa tất cả người già và trẻ em khu vực bị triều cường gây ngập sâu đến ở tại trụ sở của đơn vị. Ngoài ra, cũng hỗ trợ đưa tài sản của người dân đến các nhà ở cao ráo, an toàn hơn.
Theo ông Cao Đình Huy – Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, thống kê ban đầu hiện có hơn 100 hộ dân tại khu phố Lê Duẩn, phường 6 có nhà ở bị ngập do triều cường xâm thực; vẫn chưa thống kê được thiệt hại do triều cường gây ra.
“UBND TP đang phối hợp với lực lượng bộ đội khẩn trương di dời người dân đến nơi an toàn, tránh các đợt triều cường khác trong đêm, mục tiêu phải đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân” – Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa cho hay.
Bình Thuận: Sóng to, gió lớn làm 8 chiếc thuyền bị trôi dạt và chìm
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, do ảnh hưởng bão số 9, trên vùng biển tỉnh có sóng to, gió lớn và ghi nhận một số thiệt hại do ảnh hưởng của bão làm 8 chiếc thuyền bị trôi dạt và chìm, 1 người tử vong.
Cụ thể, tại xã Chí Công (huyện Tuy Phong) có 3 chiếc thuyền bị trôi dạt, 5 chiếc thuyền bị chìm. Một người bị tử vong được xác định là anh L.V. K. (sinh năm 1983, ngụ xã Chí Công). Nguyên nhân được xác định vào sáng 19/12, anh K. bơi thuyền thúng ra tàu cá để neo đậu lại tàu, nhưng gặp gió to nên thuyền thúng bị lật và anh K. tử vong.
Để đảm bảo công tác phòng, chống bão số 9 hiệu quả, tỉnh Bình Thuận cấm tàu, thuyền, phương tiện vận tải hoạt động và đánh bắt hải sản trên biển từ 6 giờ ngày 18/12. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn các chủ phương tiện, kêu gọi các tàu đang hoạt động trên biển vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn, không đi vào vùng nguy hiểm của bão; hướng dẫn neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền tại các bến bãi, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Các tàu nhỏ công suất dưới 30CV nên kéo lên bờ để bảo đảm an toàn khi bão đổ bộ trực tiếp.
UBND tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương tổ chức kiểm tra các vùng trọng điểm, vùng thường xuyên bị sạt lở khi bão đổ bộ; triển khai ngay kế hoạch sơ tán dân ra khỏi các vùng nguy hiểm ven biển, cửa sông nguy cơ bị sóng biển, triều cường gây nước dâng cao ở các vùng trũng, ngập lụt; cắt tỉa cây xanh, chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, công sở, các khu vực có lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên biển, nhất là tại huyện Phú Quý và Tuy Phong. Công tác ứng phó với bão số 9 phải đảm bảo phòng, chống dịch COVID- 19.
Đối với huyện đảo Phú Quý, UBND huyện chủ động trong mọi tình huống, không để bị động, bị cô lập, chia cắt giữa đảo với đất liền khi bão vào Biển Đông gây ảnh hưởng trực tiếp; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm, thuốc y tế để ứng phó, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn trên biển trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Để chủ động ứng phó bão số 9 đổ bộ, Bình Thuận cũng chuẩn bị phương án di dời, sơ tán hơn 46.900 người ở vùng xung yếu, ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó, huyện đảo Phú Quý cần di dời, sơ tán 219 hộ với 991 khẩu.
Bão số 9 làm một người chết và thiệt hại nhiều tài sản tại các địa phương Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến 17giờ 30 phút ngày 19/12, bão số 9 đã làm 1 người chết tại Bình Thuận do thuyền thúng bị lật; 5 tàu cá bị chìm và 3 tàu cá bị hư hỏng tại nơi neo đậu thuộc tỉnh Bình Thuận. Đảo Song Tử Tây bị...