Bão số 9 làm một người chết và thiệt hại nhiều tài sản tại các địa phương
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến 17giờ 30 phút ngày 19/12, bão số 9 đã làm 1 người chết tại Bình Thuận do thuyền thúng bị lật; 5 tàu cá bị chìm và 3 tàu cá bị hư hỏng tại nơi neo đậu thuộc tỉnh Bình Thuận.
Đảo Song Tử Tây bị gãy đổ 2 cột gió và 90 % cây xanh, 27 tấm pin mặt trời bị hư hỏng; tốc mái 500 m2 nhà tại đảo Song Tử Tây và đảo Đá Nam.
Hiện tại, các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Thuận còn 44 trọng điểm, vị trí đê điều xung yếu, 15 công trình đê, kè đang thi công dở dang. Ven biển miền Trung có 129 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm với 171,7km, trong đó Bắc Trung Bộ có 52 điểm với 70km, Nam Trung Bộ có 77 điểm với 101,7 km.
Để tiếp tục ứng phó với bão số 9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão tiếp tục thực hiện Công điện số 1737/CĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 26/CĐ-QG ngày 16/12/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 9, gió mùa Đông Bắc và tình hình mưa lũ, nhất là tại khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa.
Video đang HOT
Các tỉnh, thành phố tiếp tục kiểm đếm, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện, tàu, thuyền di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, tùy theo diễn biến của bão hoặc vào nơi tránh trú, nhất là các tàu đang ở tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa; kiên quyết không để người trên tàu, thuyền, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ, đặc biệt là các khu vực trên đảo; kiểm tra, sẵn sàng mọi tình huống ứng phó đảm bảo an toàn về người và công trình giàn khoan trên biển; sẵn sàng triển khai phương án di dời, sơ tán dân đặc biệt là tại các nhà ở có nguy cơ cao mất an toàn, phương án đảm bảo an toàn hồ chứa nước, đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
*Ngày 19/12, Trưởng phòng cảnh báo rủi ro thiên tai, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Vũ Anh Tuấn cho biết, bão số 9 tiếp tục đi chuyển lên phía Bắc và có hướng lệch dần lên phía Đông Bắc. Theo hướng di chuyển này, trọng tâm bão sẽ hướng về khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Ảnh hưởng của bão số 9 khiến sóng biển ở Phú Yên dâng cao, mạnh. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Đêm 19/12, toàn bộ vùng biển ngoài khơi các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên – Huế đến Phú Yên và vùng biển ven bờ tiếp tục duy trì gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12. Sáng 20/12, bão sẽ gây gió mạnh cấp 10-12, giật cấp 14 ở quần đảo Hoàng Sa. Trên đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên tiếp tục có gió cấp 6, giật cấp 8; các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên – Huế đến Đà Nẵng có gió cấp 5, giật cấp 7.
Trước đó, theo số liệu quan trắc được của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên gió giật cấp 6, riêng Quy Nhơn (Bình Định) gió cấp 6, giật cấp 7; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió cấp 7-8, giật cấp 9. Cùng với đó, các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hoà xuất hiện mưa to đến rất to, một số điểm tại các khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã có lượng mưa trên 100 mm.
Ứng phó bão số 9: Quảng Nam khẩn trương triển khai các giải pháp hạn chế thiệt hại
Trong 2 ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 9, tại tỉnh Quảng Nam đã có mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở đồng bằng.
Dự báo từ nay đến ngày 21/12, các địa phương trong tỉnh Quảng Nam tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to. Tổng lượng mưa ở các địa phương vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía nam tỉnh phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi trên 200 mm; các địa phương vùng núi phía bắc phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở đồng bằng.
Để ứng phó với bão số 9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công điện chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các giải pháp để hạn chế thiệt hại.
Theo đó, trong 2 ngày qua, ngư dân tỉnh Quảng Nam đã chủ động đưa tàu thuyền vào nơi an toàn để tránh bão. Ông Nguyễn Thanh Trà, thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, huyện Nú Thành cho biết: Khi nghe tin có bão số 9 đang tiến vào bờ, tôi đã cùng các thuyền viên đưa thuyền vào âu thuyền này tránh bão, nhiều thuyền khác cũng đang bắt đầu đưa thuyền vào bờ.
Tại âu thuyền An Hòa, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, từ chiều 18/12 đến nay, các ngư dân cấp tập đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu. các thuyền lớn sắp xếp nối thành một hàng neo vào trụ cột, các thuyền nhỏ được người dân đưa lên bờ để đảm bảo an toàn.
Sáng 19/12, tại đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, do ảnh hưởng bão số 9 có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Gió lớn kèm theo sóng biển đang uy hiếp đến nhiều nhà dân sát biển tại thôn Bãi Làng.
Bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp cho biết: Hiện tại gió bão giật rất mạnh, kèm theo sóng biển cao, phủ lên bờ và đến cả những nhà dân thôn Bãi Làng. Để bảo đảm an toàn tính mạng cho bà con, chúng tôi đang di dời người dân có nhà sát biển đến nơi an toàn. Đồng thời, cắt cử lực lượng giúp bà con ở sát biển vận chuyển đồ đạc để không bị sóng biển cuốn đi.
Ngoài bão gió và sóng biển lớn, tại đảo Cù Lao Chàm đang có mưa to, nước mạnh cuốn trôi đất đá trên núi xuống các nhà dân sát chân núi. Ứng phó với bão số 9, từ chiều 18/12, các lực lượng của xã đảo Tân Hiệp đã phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng trên đảo triển khai giúp bà con chằng chống nhà cửa, đồng thời đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú, riêng các thuyền nhỏ được đưa lên bờ an toàn.
Quảng Ngãi: Hoàn thành di dời, sơ tán dân tại 22 xã ven biển và huyện Lý Sơn trước 10 giờ ngày 19/12 Ngày 18/12, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Các cơ quan chức năng đã thông báo và hướng dẫn cho 47 tàu với 360 lao động đang hoạt động trên các vùng biển tránh trú bão an toàn. Người dân dùng bao cát để gia cố phần mái tôn. Ảnh: Lê Ngọc...