Triều cường dâng cao bất ngờ gây nhiều thiệt hại tại huyện đảo Cù Lao Dung
Triều cường lớn, dâng cao bất ngờ vào rạng sáng 18/10 đã gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và lưu thông của người dân trên địa bàn huyện đảo Cù Lao Dung ( tỉnh Sóc Trăng).
Một đoạn đường tại xã Đại Ân 1 ( huyện Cù Lao Dung) bị sạt lở do triều cường.
Hiện, chính quyền huyện Cù Lao Dung đang khẩn trương triển khai các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, đồng thời chủ động ứng phó với các đợt triều cường được dự báo là đạt đỉnh trong vài ngày tới.
Ngay trong sáng 18/10, ông Lê Minh Đương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cù Lao Dung đã có mặt để kiểm tra tình hình thực tế và chỉ đạo công tác khắc phục tại các đoạn đường và đê bị vỡ do triều cường gây ra tại xã Đại Ân 1. Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn huyện Cù Lao Dung bị ảnh hưởng nặng trong đợt triều cường này.
Ông Lê Minh Đương cho biết, triều cường tháng 10 này gần đạt đỉnh của con nước các năm trước, do vậy mà gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống đê, bờ bao của người dân. Ngành chức năng huyện đã đưa các phương tiện cơ giới chuyên dụng để hỗ trợ công tác khắc phục trên tinh thần nhanh nhất, hiệu quả nhất cho đến khi tất cả các đoạn đường và đê bị ảnh hưởng được khắc phục xong.
Video đang HOT
Theo người dân địa phương, triều cường dâng khoảng 2 giờ ngày 18/10 rất lớn, bất ngờ nên dù đã có sự chuẩn bị từ trước, nhưng do nước dâng nhanh, ngập cả tuyến lộ giao thông nên người dân đành bất lực nhìn nước tràn vào ruộng mía và vườn cây ăn trái, vuông tôm.
Ông Bùi Văn Mỗng ở ấp Sáu Thử, xã Đại Ân 1 cho biết, con nước lên quá nhanh và cao, gây thiệt hại lớn đến ao tôm của gia đình. Tuy nhiên, đoạn đê bị vỡ trước nhà đã được ngành chức năng tích cực khắc phục nên người dân đã yên tâm về tài sản và tính mạng.
Phương tiện cơ giới được đưa vào sử dụng để sớm khắc phục sự cố sạt lở do triều cường.
Ông Nguyễn Văn Đắc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung cho biết, đúc rút kinh nghiệm của những năm trước, trước đợt triều cường gây thiệt hại này, ngành chức năng của huyện đã chủ động, tích cực phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền và đã đưa ra những cảnh báo về triều cường sẽ dâng cao và gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, để giúp người dân có sự chủ động trong ứng phó. Tuy vậy, vì nước dâng quá nhanh và quá cao, gây tràn, ngập các tuyến lộ bê tông chưa được nâng cấp, các bờ bao của người dân nên đã làm ảnh hưởng không ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện.
Theo thống kê ban đầu, triều cường lớn, dâng cao đã làm ảnh hưởng và hư hại đến 15 đoạn đê, đường giao thông nông thôn, trên 1.500 mét bờ bao, cùng hơn 70 ha hoa màu của người dân tại huyện đảo Cù Lao Dung.
Ông Lê Minh Đương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cù Lao Dung cho biết, hiện thời tiết vẫn đang diễn biến rất xấu, trời mưa liên tục, dự kiến trong những ngày tới mực nước sẽ nhích lên tiếp tục làm vỡ bờ bao làm hư hại nhiều diện tích sản xuất người dân.
Để chủ động và làm giảm thiểu các thiệt hại cho người dân, UBND huyện phối hợp với Ban Quản lý Dự án 2 của tỉnh Sóc Trăng (đơn vị đang thực hiện các công trình trọng điểm tại huyện Cù Lao Dung) sẵn sàng phương tiện và lực lượng để hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục các sự cố.
Hà Tĩnh: Chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên diện rộng
Do ảnh hưởng không khí lạnh kết hợp với rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ nên từ ngày 15/10 đến 18/10 tỉnh Hà Tĩnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, cần phải đề phòng sạt lở đất ở vùng niềm núi.
Lũ dâng cao ở huyện Vũ Quang
Trước diễn biến mưa lớn như vậy ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thông tin, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở khu vực vùng núi, đặc biệt tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.
Ghi nhận tại huyện Hương Khê chiều ngày 16/10, ông Lê Quang Vinh - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện đã trực tiếp đến các khu vực nguy cơ sạt lở bờ sông cao như xã Lộc Yên, Hương Xuân, Gia Phố, Hương Trạch, Hương Thủy để kiểm tra. Tại các hộ gia đình nằm điểm xung yếu phải lên phương án di dời để đảm bảo an toàn người và tài sản.
Ngoài các điểm yếu bờ sông thì huyện hương Khê có 2 tuyến đường nằm có nguy cơ sạt lở về mùa mưa này rất cao; tuyến Đường mòn HCM nối với trung tâm xã Hương Thủy và Hương Trạch đi Hương Lâm, Hương Liên. Ngay trong chiều hôm nay chúng tôi sẽ thông báo tới UBND xã và thôn xóm đi trực tiếp kiểm tra hiện trường để xây dựng phương án di dời sớm nhất - ông Vinh cho biết thêm.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch huyện Vũ Quang cho biết; "Trước diễn biến thời tiết mưa lũ như hiện nay, huyện Vũ Quang đã có thông báo đến tận các địa phương rà soát các điểm xung yếu thường xuyên xảy ra sạt lở, đồng thời lên phương án di dời người dân ở vùng trũng tránh xảy ra lũ quét. Thời tiết vẫn tiếp tục mưa to huyện sẻ cắt cử cán bộ, dân quân địa phương túc trực sẵn sàng ứng cứu người dân khi cần thiết".
Tại huyện Hương Sơn, Bộ đội biên phòng cửa khẩu Cầu Treo ngoài việc tăng cường giữ vững an ninh vùng biên họ đang trực tiếp kiểm tra các điểm xung yếu trên tuyến đường Quốc lộ 8A để có hướng dẫn đến lưu lượng xe đi lại giữ nước bạn Lào-Việt Nam.
Được biết, trên tuyến Quốc lộ 8A đoạn qua xã Sơn Kim 2 đến khu vực cửa khẩu Cầu Treo thường xuyên xảy ra sạt lở nên lưu lượng xe tham gia giao thông qua lại rất nguy hiểm, chúng tôi sẽ đặt biển cảnh báo dọc tuyến để lái xe nắm được.
Trà Vinh: Thứ dừa đặc sản cơm vừa dẻo vừa thơm tăng giá mạnh bởi thương lái tranh nhau mua Hơn tuần nay, giá dừa sáp tại tỉnh Trà Vinh được thu mua tại vườn từ 100.000 - 120.000 đồng/trái (tùy trọng lượng trái dừa), tăng từ 20.000 - 25.000 đồng/trái so với tháng 6 âm lịch do nhu cầu của rất nhiều du khách từ các nơi ngoài tỉnh đến huyện Cầu Kè trong dịp lễ hội Vu Lan và dịp Trung...