Triệu chứng và nguyên nhân gây ung thư thực quản
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới và có tiên lượng nghèo nàn bậc nhất vì khi phát hiện được trên lâm sàng, u thường đã ở giai đoạn tiến triển khó kiểm soát.
Ảnh minh họa.
Thực quản là một ống tiêu hoá chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Ung thư xuất phát từ thực quản bao gồm hai loại chính là:
Ung thư biểu mô vẩy xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và thường xuất phát ở phần trên và giữa thực quản.
Ung thư biểu mô tuyến thường phát triển từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản.
Những dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản
Ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi ung thư thực quản tiến triển, nó có thể gây ra các biến chứng như: Tắc nghẽn thực quản: Ung thư có thể làm cho thức ăn, chất lỏng khó hoặc không thể đi qua thực quản của bạn; Đau; Chảy máu: Mặc dù xuất huyết thường là từ từ, rỉ rã nó có thể đột ngột và nghiêm trọng; Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai hoặc gầy sút cân nhiều.
Nguy cơ gây ung thư thực quản
Các yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản bao gồm:
Di truyền: Trong phần lớn các kết quả điều tra cho thấy, nhiều bệnh nhân bị mắc ung thư thực quản là do di truyền, trong đó tỉ lệ mắc bệnh từ người bố là cao nhất.
Video đang HOT
Thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc các chế phẩm có thuốc lá là nguy cơ chủ yếu gây ung thư thực quản.
Chế độ ăn uống ít trái cây và rau quả. Thực phẩm và nước uống có nhiều Nitrit và Nitrat (là nguồn sinh ra Nitrosamin – chất gây ung thư). Thói quen ăn và uống nhiều đồ nóng và các chất gây cọ sát niêm mạc thực quản.
Rượu: Những người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên có nguy cơ cao bị ung thư thực quản, nguy cơ này đặc biệt cao ở những người sử dung cả rượu và thuốc lá. Các nhà khoa học tin rằng những chế phẩm này làm tăng các tác dụng có hại của nhau trong quá trình gây ung thư thực quản.
Bệnh viêm thực quản Barrett: Loét thực quản kéo dài làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.Tổ chức ở đáy thực quản có thể bị hoại tử nếu dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản hay gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào ở thực quản thay đổi nhiều và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày, đây là một tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến của thực quản.
Các bệnh lý khác gây hoại tử niêm mạc thực quản như nuốt phải chất acide hoặc các chất phụ gia khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Làm gì để phòng tránh ung thư thực quản?
- Không nên ăn những đồ ăn quá nóng, tốc độ ăn cũng không nên quá nhanh vì chúng cũng dễ gây tổn thương cho thực quản.
- Không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc. Không nên hoặc hạn chế ăn những thực phẩm hun khói, chiên dầu mỡ.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả: Hãy thêm các loại trái cây nhiều màu sắc và rau quả vào chế độ ăn của bạn.
- Uống rượu bia có mức độ: Nếu bạn uống rượu, hạn chế bản thân để không quá 1 lon bia ngày nếu là nữ hoặc 2 lon/ngày nếu là nam.
- Tập thể dục thường xuyên không chỉ có thể tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng tránh mắc ung thư thực quản.
3 cách ăn cháo có thể làm đau dạ dày, gây ung thư cần tránh, đáng lo là nhiều người mắc phải
Mùa hè nắng nóng, không có cảm giác thèm ăn thì dùng bữa với một bát cháo là lựa chọn đúng đắn, vừa bổ sung nước, vừa bồi bổ dạ dày.
Tuy nhiên, nếu ăn cháo theo 3 cách này thì không những không có lợi cho sức khỏe mà còn hại dạ dày, thậm chí gây ung thư.
Cháo là một món ăn loãng và đã nấu chín nhừ nên được cơ thể tiêu hóa và hấp thu rất nhanh. Vậy nên, nó thích hợp cho những ai đang ốm, mắc bệnh dạ dày hay các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, cháo chứa nhiều nước, có thể giúp bạn phòng táo bón do ăn thức ăn cay nóng hay uống quá ít nước.
Tuy nhiên, món ăn không quan trọng bằng cách ăn. Dù cháo có tốt cho sức khỏe đến mấy mà được ăn sai cách thì vẫn có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 3 cách ăn cháo có thể gây đau dạ dày, thậm chí dẫn đến ung thư mà nhiều người mắc phải.
1. Ăn cháo quá nóng
Một trong những quan niệm phổ biến của nhiều người khi ăn cháo là phải "ăn khi còn nóng". Điều này là bởi mọi người cho rằng ăn như vậy mới bổ dưỡng và ngon miệng nhưng thực chất nó lại đang làm hại sức khỏe. Bởi vì biểu mô niêm mạc thực quản của con người rất mỏng manh, dễ bị bỏng khi tiêu thụ thức ăn vượt quá 65 độ C. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, vết bỏng ở niêm mạc thực quản có thể phát triển thành ung thư thực quản.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn thức ăn có nhiệt độ cao trong 25 ngày liên tục có thể gây ra sự tăng sản không điển hình của biểu mô thực quản, hay đây còn được gọi là tổn thương tiền ung thư.
Hơn nữa, thực quản không nhạy cảm với nhiệt độ như miệng, và nó có thể không cảm thấy ngay cả khi bị đốt cháy. Đó là lý do tại sao một số người cảm thấy nóng khi đưa cháo vào miệng nhưng sau khi nuốt lại cảm thấy đỡ nóng hơn.
Vì vậy, tốt nhất bạn đừng nên vội ăn cháo mới nấu, hãy dùng thìa khuấy thêm để tăng tốc độ tản nhiệt và để nguội cháo trước khi ăn. Nói chung, nhiệt độ của thức ăn nên được giữ ở mức 35-40 độ C và nhiệt độ cao nhất không được vượt quá 45 độ C.
2. Ăn cháo với dưa chua
Chỉ ăn cháo không thì sẽ khá nhạt nhẽo với nhiều người, do đó họ sẽ ăn nó với dưa chua. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong các loại dưa chua tương đối cao, ăn lâu dài có thể gây hại cho hệ tim mạch, tổn thương niêm mạc dạ dày, làm người béo lên do tích nước, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hơn nữa, thực phẩm ngâm chua dễ sinh ra nitrit trong quá trình lên men, khi vào cơ thể chất này dễ chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư dạ dày nếu được tiêu thụ trong thời gian dài.
Do đó, dù là cháo hay bữa ăn hàng ngày, tốt nhất bạn nên kết hợp với một số loại rau tươi, thịt và ngũ cốc. Thỉnh thoảng có thể ăn thức ăn ngâm chua, nhưng không nên ăn nhiều và thường xuyên. Đặc biệt dưa chua mới muối có hàm lượng nitrit cao hơn, tốt nhất nên đợi hàm lượng nitrit giảm xuống sau khi đã ngâm 20 ngày rồi mới ăn.
3. Chỉ ăn cháo không
Bác sĩ Zhang Wenhong, Giám đốc Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Fudan (Trung Quốc) đã từng nói " hãy uống ít cháo trong thời gian bị bệnh ". Điều này là do thành phần chính của cháo trắng là tinh bột hồ hóa và nước, còn các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể con người như protein, vitamin, chất xơ... chỉ riêng cháo trắng thì khó có thể bổ sung được.
Hơn nữa, cháo không có các thành phần khác thì khi ăn bạn không cần phải nhai quá nhiều, một mặt không cần trải qua quá trình tiêu hóa ban đầu với enzym amylase trong nước bọt, mặt khác nó sẽ kích thích tiết axit dịch vị sau khi xuống dạ dày. Đối với những bệnh nhân bị trào ngược thực quản và viêm dạ dày tá tràng thì việc ăn cháo lại càng không có lợi cho quá trình phục hồi của bệnh.
Ngoài ra, chỉ ăn cháo trắng không có tác dụng chống đói. Vì thế, khi ăn cháo bạn nên kết hợp với một số loại rau tươi, thịt hoặc thêm các loại hạt thô vào cháo để nấu cùng, không chỉ giúp tăng cường dinh dưỡng mà còn làm phong phú thêm hương vị.
Nguồn và ảnh: CCTV, Kknews
Mùa hè ăn rau dền mát bổ nhưng nhất định phải tránh điều này Ăn rau dền hàng ngày rất tốt nhưng lượng tiêu thụ cho mỗi ngày chỉ nên ở mức vừa đủ, vì nếu ăn nhiều rất dễ gây ra các tác dụng bất lợi cho cơ thể. Rau dền là loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời chứa nhiều hoạt chất sinh học vô cùng quý giá, giúp loại bỏ và...