Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cảm cúm ở trẻ
Biếng ăn, quấy khóc, khó thở, viêm phổi, thậm chí tử vong là những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi trẻ bị ho cảm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phát hiện bệnh sớm để điều trị cũng như phòng bệnh cho trẻ một cách tốt nhất.
Triệu chứng của bệnh
Trẻ có đề kháng tốt sẽ hạn chế bệnh cúm hiệu quả
Khi trẻ có các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, ho, viêm họng, chảy nước mũi, ngạt mũi thì trẻ đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đây là hai bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ có nguy cơ mắc hai bệnh này cao hơn khi thời tiết chuyển mùa, nắng mưa, nóng lạnh thất thường.
Bệnh có thể xuất hiện đột ngột với mức độ tiến triển nhanh và dữ dội (cảm cúm) hoặc xuất hiện từ từ và kéo dài (cảm lạnh). Ở giai đoạn nhẹ, bệnh thường chỉ có triệu chứng sốt nhẹ, ho. Sổ mũi dài ngày có thể gây viêm họng, nhức đầu, biếng ăn…. Khi bệnh nặng, trẻ sẽ bị sốt rất cao từ 39 – 40 trở lên kèm theo cảm giác mệt mỏi, đau nhức toàn thân nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón.
Đặc biệt, triệu chứng bệnh ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng nhất là ho. Khi trẻ bị cảm thì ho là cơ chế bảo vệ của cơ thể giúp tống vi khuẩn, vi rus, dịch đờm ra khỏi phế quản, làm sạch đường thở, bảo vệ họng và phổi. Tuy nhiên nếu trẻ ho quá nhiều sẽ khiến trẻ mệt mỏi, nôn trớ và mất ngủ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
Trong trường hợp, trẻ bị sốt cao và ho gây tím tái ở môi, đầu ngón tay, ngón chân và khó thở, thở nhanh, thở dồn dập, có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp trẻ bị bệnh đã rất nặng, cha mẹ cần phải lập tức đưa bé đi viện.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cảm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng xoang… Nguy hiểm hơn, bệnh cảm còn làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính đối với những trẻ bị hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản mãn tính .
Làm gì để phòng bệnh ho cảm ở trẻ
Các chuyên gia y tế cho rằng: vận động đều đặn kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống bệnh cúm hiệu quả.
Video đang HOT
Theo đó, để trẻ có một sức đề kháng tốt, cha mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm và các vi chất tốt cho hệ miễn dịch trong khẩu phần ăn của trẻ như: sữa chua, hoa quả, các loại rau, thịt nạc…
Ngoài ra, việc cho trẻ làm quen với thời tiết và môi trường bên ngoài cũng như khuyến khích trẻ vận động là những biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể trẻ thích ứng tốt hơn với sự thay đổi bên ngoài.
Mặt khác, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số cách phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả như: tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ; tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người để tránh mầm mống gây bệnh; thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, chỗ ở và đồ chơi của trẻ. Cha mẹ cũng nên giữ ấm cho trẻ, nhất là phần cổ, chân và tay; tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ trẻ quá kỹ khiến trẻ bị nóng, ra nhiều mồ hôi gây cảm lạnh.
Khi trẻ chớm bệnh cúm, cha mẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, nằm giường, uống nhiều nước, dùng thức ăn lỏng ấm, bổ, đủ vitamin, giàu vitamin C kết hợp với thuốc hạ sốt, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi, siro để giảm ho… Tuy nhiên, trẻ có những biểu hiện nặng thêm như sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy… cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị cho trẻ kịp thời
Với thành phần chính là Húng Chanh, Quất (Tắc), Mật ong, Siro ho cảm Ích Nhi là sản phẩm duy nhất trên thị trường được sản xuất với công thức dành riêng cho trẻ em và an toàn khi sử dụng.
Đặc biệt, trong khi đa số sản phẩm trên thị trường sử dụng đường mía để tạo vị ngọt, thì siro ho cảm Ích Nhi lại sử dụng đường phèn kết hợp với mật ong vừa có tác dụng giảm ho, long đờm vừa tạo vị thơm ngon dễ uống.
Để được tư vấn về sức khỏe trẻ em, độc giả vui lòng gọi 04.3995.3901; truy cập website: http://ichnhi.vn hoặc www.facebook.com/ichnhi.vn
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Theo TNO
Bí kíp 'sống còn' khi con nằm điều hòa
Muốn con không ho, không ốm khi nằm điều hòa, mẹ cần tuân thủ đúng những lời khuyên này.
Điều hòa dường như đã trở thành "vật bất ly thân" đối với trẻ nhỏ trong mùa hè. Ngay cả với những em bé sơ sinh cũng đã có thể được nằm điều hòa ngay từ khi mới sinh ra. Điều hòa có tác dụng làm mát không khí, tạo sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nó cũng là cơ hội để gió lạnh nhân tạo kéo dài nhiều giờ hay sự chênh lệch nhiệt độ nóng - lạnh giữa bên ngoài và bên trong phòng "tấn công" sức khỏe trẻ.
Để không lo con ốm, ho khi nằm điều hòa, mẹ cần tuân thủ đúng những lời khuyên này
Nhiệt độ điều hòa thích hợp
Thân nhiệt của trẻ em không giống người lớn, chính vì vậy nhiệt độ phòng phù hợp cho người lớn chưa chắc đã khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, vì vậy, nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được và dễ dẫn đến rôm sảy. Vậy nhưng nếu để lạnh quá cũng rất dễ khiến con bị ho, cảm. Thông thường trong các phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện luôn có mức nhiệt độ từ 27-29 độ C.
Một mẹo nhỏ nữa cho mẹ, khi trẻ nằm điều hòa, nên để mức nhiệt độ theo quy tắc: Khi người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
Cho con uống nhiều nước
Uống nhiều nước chưa bao giờ là lời khuyên thừa. Việc đáng lo ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu. Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp...thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.
Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý thêm một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ, đó là nên ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.
Khi bật điều hòa cho trẻ, người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh. (ảnh minh họa)
Không bật điều hòa 24/24
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Qui tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng "hạ gục" sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi... có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu.
Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng
Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
Kỹ năng xử lý đúng khi con gặp các bệnh về điều hòa
Viêm họng: Nếu trẻ bị ho nhẹ, viêm họng mới chớm khi nằm điều hòa, mẹ có thể cho bé uống chanh đào mật ong, quất ngâm đường phèn, lê hấp đường hay cam nướng muối tinh...đều có tác dụng chữa bệnh.
Nghẹt mũi: không khí khô lạnh dẫn đến nghẹt mũi là khó chịu nhất cho trẻ nhỏ. Để giảm nghẹt mũi mẹ cần thường xuyên xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của bé. Một phương pháp nữa, đó là xông hơi mũi cho bé bằng cảm xuyên hương theo hướng dẫn này. Chỉ cần lưu ý nhiệt độ nước không quá 50 độ và khoảng cách nước - mũi bé không nên quá gần để tránh bỏng.
Ngoài ra, mẹ có thể massage mũi con bằng cách lấy ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp mũi bé từ trên xuống dưới, làm nhiều lần trong ngày cũng có thể giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Cảm lạnh, sốt: Khi con đã bị cảm lạnh hay sốt tức là lúc hệ thống miễn dịch đã cần phải hoạt động hết công suất. Nếu bé bị lặp đi lặp lại, sốt cao hơn 3 ngày kèm theo các biểu hiện ớn lạnh, đau đầu hay co giật thì mẹ cần đưa con đi khám bác sỹ ngay lập tức.
Theo VNE
Rất nguy hiểm khi trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi Một số trường hợp trẻ bị ngộ độc do thuốc nhỏ mũi trong thời gian gần đây đã khiến không các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng cho sự an toàn của con em mình. Thực tế, hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi đều do sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của bố mẹ. Không nên...