Triệu chứng trên mặt cảnh báo ung thư phổi
Ho ra máu được coi là triệu chứng điển hình của ung thư phổi, nhưng nhiều ca có biểu hiện bệnh trên khuôn mặt.
Nhiều người mắc ung thư phổi sẽ bỏ lỡ một số dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh. Họ chỉ nghi ngờ sức khỏe bất ổn khi ho kéo dài, ho ra máu. Tuy nhiên, khi phát triển, ung thư tác động đến cả các bộ phận dường như không liên quan.
Một trong những khu vực như vậy là mặt. Hiện tượng sưng phù mặt xuất hiện ở không ít bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, từ nhiễm trùng do vi khuẩn đến dị ứng, nên bạn cần biết kiểm tra kỹ hơn.
(Ảnh minh họa: Bestlife)
Người mắc ung thư phổi có thể bị đỏ bừng má, thở khò khè. Mặc dù điều này có vẻ kỳ lạ nhưng sự phát triển của khối u trong phổi có thể ảnh hưởng những cơ quan và mạch máu lân cận.
Khối u có nguy cơ gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên cung cấp máu cho đầu và não. Nghiên cứu ước tính rằng 95% các tắc nghẽn như vậy do ung thư phổi hoặc ung thư hạch không Hodgkin.
Các nghiên cứu chỉ ra, triệu chứng khác liên quan tình trạng trên là tĩnh mạch nổi rõ hoặc căng phồng ở cổ và ngực, khó thở, ho, sưng cánh tay. Nếu xuất hiện các triệu chứng này cùng lúc, bạn nên đi khám.
Trong một số trường hợp, mặt sưng và đỏ bừng là dấu hiệu của khối u carcinoid phát triển ở các tế bào nội tiết thần kinh có nhiệm vụ giải phóng và nhận các hormone giúp cơ thể hoạt động.
Video đang HOT
Khi những tế bào này bị ung thư, hoạt động của cơ thể bị gián đoạn dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, bọng mắt và tiêu chảy.
Các triệu chứng khác của ung thư phổi gồm sưng mặt, thường xuyên bị nhiễm trùng, cục máu đông, dịch quanh phổi, mức canxi cao. Bệnh nhân có thể gặp các vấn đề với hệ thần kinh, tắc nghẽn đường thở, khối u ở các bộ phận khác của cơ thể do di căn.
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cho biết, các yếu tố nguy cơ chính của ung thư phổi là hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm không khí, từng mắc bệnh phổi, tiếp xúc với khí radon và tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.
Chàng trai phát hiện ung thư máu từ hai triệu chứng rất thường gặp
Nam thanh niên 24 tuổi đi khám vì đau rát họng kéo dài, rất khó nuốt thức ăn, thường xuyên sốt nhẹ nhưng dùng kháng sinh, kháng viêm mãi không khỏi.
Đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, anh này xin được chỉ định cắt amiđan.
Khám cho nam bệnh nhân, bác sĩ thấy niêm mạc họng của anh bị nề, nhưng không đỏ. Vùng họng mũi, khẩu cái mềm và lưỡi gà có những đám tụ máu, thanh quản nề mọng.
Dù amiđan không đỏ, không quá phát, không có giả mạc bám, nhưng kết quả xét nghiệm máu thấy số lượng giảm.
"Ban đầu, chúng tôi nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị dị ứng đồ uống gây phù Quink vùng hạ họng nên cho sử dụng thuốc chống dị ứng và corticoid", PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói.
Ba ngày đầu dùng thuốc, các biểu hiện đau họng và nuốt vướng của người bệnh giảm. Đến ngày thứ tư, các biểu hiện này lại tăng.
Sau khi đánh giá lại toàn trạng, thấy bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút, da lạnh và trắng nên các bác sĩ đánh giá toàn diện bằng các xét nghiệm.
Kết quả, thầy thuốc phát hiện bệnh nhân có hiện tượng đông máu nội mạch lan tỏa đã gây ra các vùng phù nề một bên do nhiễm vi khuẩn cơ hội liên quan đến giảm số lượng bạch cầu.
Nam thanh niên được xét nghiệm chuyên sâu và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp - một bệnh lý ung thư máu.
(Ảnh minh họa: Bệnh viện K)
Triệu chứng sớm của bệnh
Theo PGS Đào, bệnh lý này do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào. Những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh. Nếu không được điều trị, tế bào ung thư sẽ ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo và liên quan đến suy tủy xương tiến triển.
Bệnh bạch cầu cấp (gồm hai loại chính là dòng tuỷ và dòng lympho) tiến triển nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh được điều trị sớm và đúng cách có thể đẩy lui bệnh.
Thông tin từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cho hay, theo các thống kê mới nhất của châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp trong cộng đồng hiện nay tăng cao so với thống kê của 10 năm trước; từ 3-5 người/100.000 dân đến 8-9 người/ 100.000 dân; và chiếm khoảng 5% tổng số ung thư ở mọi lứa tuổi.
Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ khoảng 1,5/1.
Do các tế bào ung thư có thể lan tràn đi rất xa trong cơ thể nên bệnh có thể gây ra hàng loạt triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
Với các bệnh nhân mắc bệnh lý bạch cầu cấp, các triệu chứng thường gặp nhiều nhất là sốt kéo dài trên một tuần, sốt cao, thất thường và điều trị thuốc kháng sinh hay hạ sốt nhưng không hết.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng mệt mỏi, chán ăn, xanh xao... Một số còn có thể kèm theo vàng da.
Một số triệu chứng đi kèm, ít gặp khác như bụng to, cứng; viêm loét miệng hay vòm họng; khó thở, tim đập nhanh; nốt xuất huyết dưới da nhiều hay mảng bầm da nhiều...
Theo TS Huỳnh Văn Mẫn, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM, trong bệnh bạch cầu cấp, nhiều triệu chứng xuất hiện không những do sản xuất không đủ các loại tế bào máu bình thường trong tủy mà còn do các tế bào ung thư lan tràn khắp cơ thể.
Khi bị giảm các tế bào máu, bệnh nhân ung thư máu dễ bị nhiễm khuẩn. PGS Đào cho hay bệnh nhân ung thư máu có thể dễ bị viêm họng và đáp ứng kém với kháng sinh.
Đó là do chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (như vi khuẩn). Do đó, khi lượng bạch cầu bị giảm sút, cơ thể không đủ khả năng chống đỡ.
Ngoài ra, việc cơ thể giảm các tế bào máu cũng được báo động đỏ bởi các biểu hiện của triệu chứng thiếu máu (do liên quan đến việc giảm số lượng hồng cầu) hay nguy cơ chảy máu (do liên quan đến tình trạng giảm số lượng tiểu cầu).
Khó thở, đau vai và tay - dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi mà bạn cần biết. Ung thư phổi ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh sớm có thể giúp giảm bớt nguy cơ tử vong và phòng tránh các tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Ho nhiều Nếu ho kéo dài...