Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2
Sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 3 tại nước ta có đến 83% không có biểu hiện lâm sàng.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thống kê trong số 714 bệnh nhân của đợt dịch thứ 3 cho thấy có đến hơn 83% không có biểu hiện lâm sàng. Chỉ có 14% có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Trong đó số bệnh nhân nặng chiếm khoảng 2%.
“Tình hình dịch tễ học lâm sàng cho thấy 80% các ca bệnh hiện nay là bệnh nhẹ, rất khó phát hiện trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Vì thế, chúng tôi điều chỉnh lại hướng dẫn về phân luồng, cách ly, biện pháp phát hiện bệnh ở trong khu vực khám bệnh, chữa bệnh. Các bệnh viện đẩy mạnh xét nghiệm trong bệnh viện, sàng lọc sớm các ca bệnh”, PGS Khuê nhấn mạnh. Bộ Y tế đã có công điện tăng cường với đặc thù của đợt dịch này.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh.
“Bệnh viện phải cảnh giác các trường hợp ho, sốt, khó thở có hoặc không có yếu tố dịch tễ, cần xét nghiệm ngay. Đồng thời, xét nghiệm cho cả người bệnh điều trị nội trú dài ngày, nhân viên y tế”, PGS Khuê lưu ý.
Dẫn chứng lại trường hợp BN 1965 ở Hải Dương, PGS Khuê cho biết bệnh nhân ở nhà 7 ngày, khi vào viện thì đã rất nặng. Bệnh nhân này trước là F2, sau đó F1 được đưa đi cách ly tập trung, 2 lần xét nghiệm âm tính sau đó dương tính. Bệnh nhân có triệu chứng sốt đi khám nhưng cơ sở y tế bỏ sót, đến khi phát hiện ra thì tình trạng bệnh nhân đã nặng.
Tại cuộc họp gần đây, PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã nêu ra những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng vô cùng nguy hiểm tại Hải Dương.
“Trong 1 tuần đã có 6 trường hợp sốt, ho, đau họng, những dấu hiệu điển hình nhất của Covid-19 nhưng không được tổ chức nào phát hiện ra. Đến khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân đến cơ sở y tế mới phát hiện khiến cái giá phải trả là rất lớn”, PGS Dương nói.
Triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2
Video đang HOT
Theo hướng dẫn mới nhất về chăm sóc người bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2, người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Triệu chứng hay gặp khi khởi phát là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
Hầu hết bệnh nhân (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
Khoảng 14% số bệnh nhân diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7- 8 ngày.
Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có hội chứng hô hấp cấp tiến triển, bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Ở trẻ em, đa số trẻ mắc Covid-19 có các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi.
Một số trẻ mắc Covid-19 có tổn thương viêm đa cơ quan: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.
Chủng SARS-CoV-2 ngoài lây truyền từ động vật sang người, còn lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp và qua đường tiếp xúc. Virus cũng có khả năng lây truyền qua đường không khí qua khí dung (aerosol), đặc biệt tại các cơ sở y tế và những nơi đông người và ở không gian kín.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh. Việc sử dụng vắc xin phòng bệnh mới được tiến hành bắt đầu tại một số nước và còn nhiều khó khăn nên các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chủ động như mang khẩu trang, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng tình huống, vệ sinh bề mặt môi trường, giữ khoảng cách, tránh tụ tập đông người… là các biện pháp tối quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2.
COVID-19 bùng phát trở lại, có thể phải làm tới hàng trăm nghìn xét nghiệm
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho rằng, có thể phải làm tới hàng trăm nghìn xét nghiệm đối với Hải Dương và cần thiết sẽ phải mở rộng.
Liên quan đến hơn 80 ca COVID-19 mới được công bố, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, sau khi phát hiện các ca bệnh, Bộ Y tế đã cử các đoàn đến Hải Dương làm việc, tìm hiểu nguyên nhân, truy vết, triển khai việc xét nghiệm.
Đặc biệt, lực lượng chức năng tổ chức các công tác y tế về dịch tễ, điều tra dịch tễ, cách ly, khoanh vùng, điều trị; tổ chức mạng lưới, phân tích dịch tễ, tìm nguyên nhân làm xét nghiệm.
"Hôm qua, chúng tôi đã chỉ đạo các bệnh viện, Vien Ve sinh Dich te Trung uong cử các bác sĩ tới giúp đỡ, đào tạo cho Hải Dương về vấn đề dịch tễ, điều trị và sẵn sàng các biện pháp tích cực nhất. Có thể phải làm tới hàng trăm nghìn xét nghiệm đối với Hải Dương và cần thiết sẽ phải mở rộng", Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho hay.
Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế).
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại và lây nhiễm nhanh chóng, sáng nay, Thủ tướng triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống COVID-19 tại phòng họp thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi Đại hội XIII của Đảng đang diễn ra.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh.
Thủ tướng đề nghị phải công khai thông tin nhưng không để người dân hoang mang bằng cách phổ biến kịp thời các biện pháp, quyết liệt và cụ thể của Chính phủ, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế trong phòng, chống dịch thời gian qua.
Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế, đặc biệt là 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh phải chủ động các biện pháp quyết liệt, như truy vết và khoanh vùng. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị tiếp tục các biện pháp mạnh mẽ để khoanh vùng, cách ly, truy vết thần tốc và dập dịch trên diện rộng.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu khoanh vùng, cách ly, truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh.
"Sau khi nghe báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế, tôi đề nghị phải công khai, nhưng không để người dân hoang mang bằng cách phổ biến kịp thời các biện pháp, quyết liệt và cụ thể của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế trong phòng, chống dịch thời gian qua.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế, đặc biệt là 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh phải chủ động các biện pháp quyết liệt, như truy vết và khoanh vùng. Tôi đề nghị tiếp tục các biện pháp mạnh mẽ để khoanh vùng, cách ly, truy vết thần tốc và dập dịch trên diện rộng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Sáng 28/1, Bộ Y tế công bố 2 ca COVID-19 mới. BN1552 là nu, 34 tuoi, quoc tich Viet Nam, thuong tru tai Kim Đien, xa Hung Đao, TP.Chi Linh, tinh Hai Duong, là cong nhan cong ty TNHH POYUN. Benh nhan co giao tiep gan voi benh nhan nu đuoc phat hien duong tinh sau khi nhap canh Osaka (Nhat Ban).
BN1553 là nam, 31 tuoi, quoc tich Viet Nam, thuong tru tai phuong Hong Ha, TP.Ha Long, tinh Quang Ninh, là nhan vien Cang hang khong Van Đon. Do co bieu hien sot, ho khan, đau hong, benh nhan tu đen benh vien kham.
Benh vien đa lay mau benh pham, ket qua xet nghiem toi 27/1 cua Trung tam Kiem soat Benh tat Quang Ninh khang đinh, benh nhan duong tinh voi SARS-CoV-2.
Hiện cả 2 bệnh nhân này được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội).
Đến 12h cùng này, Bộ Y tế công bố thêm 82 ca COVID-19 trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh. Tất cả đều là trường hợp F1 liên quan tới BN1552 và BN1553.
Hơn 80 người ở Quảng Ninh và Hải Dương nghi mắc COVID-19 Thông tin được ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ. Trong đó Hải Dương có đến hơn 70 ca. Tại ổ dịch này chưa xác định được trường hợp F0. Tại Quảng Ninh là 11 ca. K Ông Lương Ngọc Khuê cho biết thêm, sau khi phát hiện ca bệnh, Bộ Y tế đã...