Triệu chứng phổ biến cảnh báo đột quỵ ở người trẻ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng đau nửa đầu là triệu chứng xảy ra ở thế hệ gen Y và gen Z khiến họ có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Ước tính mỗi năm có khoảng 40 triệu người Mỹ sống chung với tình trạng đau nửa đầu. Ảnh: New York Post.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các nguy cơ đột quỵ không truyền thống chẳng hạn đau nửa đầu, rối loạn đông máu, suy thận và các bệnh tự miễn có liên quan đến tỷ lệ đột quỵ ở người trưởng thành dưới 45 tuổi, theo New York Post.
Tác giả nghiên cứu chính – Tiến sĩ Michelle Leppert, trợ lý giáo sư thần kinh học tại Trường Y Khoa thuộc Đại học Colorado (Mỹ), cho biết: “Những phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng vì phần lớn chúng tôi tập trung vào các yếu tố nguy cơ truyền thống”.
Trong đó, các yếu tố nguy cơ đột quỵ truyền thống bao gồm huyết áp, cholesterol, cao, tiểu đường type 2, béo phì, ít hoạt động thể chất, lạm dụng rượu, thuốc lá và bệnh tim mạch.
“Chúng ta không nên bỏ qua các yếu tố nguy cơ đột quỵ phi truyền thống và chỉ tập trung vào các yếu tố truyền thống. Cả hai đều quan trọng đối với việc phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ,” tiến sĩ cho biết thêm.
Nhóm của tiến sĩ Leppert đã sử dụng số liệu yêu cầu bồi thường bảo hiểm y tế ở Colorado từ năm 2012 đến năm 2019 để tiến hành nghiên cứu. Họ so sánh thông tin của hơn 2.600 người bị đột quỵ với hơn 7.800 người không bị đột quỵ.
Điều đáng ngạc nhiên là nhóm những người trưởng thành dưới 35 tuổi có nguyên nhân đột quỵ liên quan đến yếu tố nguy cơ phi truyền thống cao hơn (31% nam và 43% nữ) so với các yếu tố nguy cơ truyền thống (25% nam và 33% nữ).
Các nhà nghiên cứu chỉ ra đau nửa đầu là yếu tố nguy cơ đột quỵ phi truyền thống phổ biến nhất ở nhóm tuổi này, chúng dẫn đến 20% số ca đột quỵ ở nam và gần 35% ở nữ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Leppert cho biết :”Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa chứng đau nửa đầu và đột quỵ, nhưng theo tôi, đây có thể là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được tỷ lệ đột quỵ có thể xảy ra do chứng đau nửa đầu là rất cao”.
Chứng đau nửa đầu là một tình trạng rối loạn thần kinh thường gây ra những cơn đau đầu dữ dội. Tổ chức Chứng đau nửa đầu Mỹ ước tính có ít nhất 40 triệu người Mỹ sống chung với tình trạng này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm có hơn 795.000 người Mỹ bị đột quỵ và phổ biến nhất ở độ tuổi 71 đối với nam và 76 đối với nữ.
Tuy nhiên, điều đáng báo động là số ca đột quỵ đang gia tăng ở những người trẻ tuổi. Kid Cudi (40 tuổi) cho biết anh từng bị đột quỵ một lần vào năm 2016 và người mẫu Hailey Bieber (27 tuổi) cũng gặp phải cơn đột quỵ nhẹ vào năm 2022.
“Trên thực tế, nguyên nhân đột quỵ của người trẻ tuổi chủ yếu là các yếu tố nguy cơ phi truyền thống” tiến sĩ Leppert cho biết thêm.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy các yếu tố nguy cơ đột quỵ truyền thống xảy ra nhiều nhất ở người trưởng thành từ 35 đến 44 tuổi, chiếm gần 33% số ca đột quỵ ở nam và khoảng 40% ở nữ.
Với những người từ 45 đến 55 tuổi, huyết áp cao là yếu tố nguy cơ đột quỵ truyền thống phổ biến nhất. Trong khi đó, ở thế hệ X, các yếu tố nguy cơ phi truyền thống chiếm hơn 19% số ca đột quỵ ở nam và gần 28% ở nữ.
9 thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ đột quỵ
Bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh như các loại rau lá xanh, quả mọng, cà chua, dầu ô liu,... vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật đứng thứ ba và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được. Thay đổi lối sống, đặc biệt là dinh dưỡng, có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác.
Tăng cường chế độ ăn uống bằng các thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Pexels
Dưới đây là 9 thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ đột quỵ của một người:
Rau lá xanh
Các loại rau như rau bina, cải xoăn và củ cải Thụy Sĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali và folate, tất cả đều giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
Sô cô la đen
Tiêu thụ sô cô la đen ở mức độ vừa phải có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp do hàm lượng flavonoid của nó.
Cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu có nhiều axit béo omega-3. Điều này giúp giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và giữ cho mạch máu khỏe mạnh.
Quả mọng
Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi rất giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và giảm nguy cơ đột quỵ.
Các loại hạt
Hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh và hạt chia chứa chất béo lành mạnh, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Trái bơ
Bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn và có thể giúp giảm cholesterol "xấu" và giữ cho mạch máu khỏe mạnh.
Trái cây họ cam quýt
Cam, bưởi và chanh có nhiều vitamin C và giúp giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giữ cho mạch máu khỏe mạnh.
Cà chua
Cà chua rất giàu lycopene, một chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giúp điều chỉnh huyết áp và mức cholesterol.
Dầu ô liu
Dầu ô liu nguyên chất chứa chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa, góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ, theo Times Now.
Người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần? Cơn thiếu máu não thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ. Cơn thiếu máu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Vậy người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần? Cơn thiếu máu não thoáng...