Triệu chứng nhận biết sớm trẻ bị viêm phổi
Không giống các trẻ lớn, trẻ sơ sinh bị viêm phổi có các triệu chứng khó nhận biết hơn vì thế việc điều trị khó khăn hơn do đã ở những giai đoạn nặng.
Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm (Ảnh minh họa)
Khoảng 4000 trẻ em Việt chết vì viêm phổi mỗi năm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hàng năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu trẻ nhập viện. Dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị, nhưng viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Các số liệu thống kê gần đây cho thấy, viêm phổi đã làm chết 2 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn con số tử vong do bệnh AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do căn bệnh này. Riêng tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và do vậy nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ em mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới và có khoảng 4000 trẻ em chết vì viêm phổi.
Do đó, nếu thấy những dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ cha mẹ nên đưa đến bệnh viện ngay để theo dõi và thăm khám kịp thời đẻ bảo vệ con một cách tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị viêm phổi
Trẻ bị bệnh viêm phổi cần được đưa đến ngay bệnh viện (Ảnh minh họa)
Ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng. Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).
Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
Video đang HOT
Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào: Đó là khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
Sốt – sốt vừa đến sốt cao.
Đau ngực – không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.
Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu oxy.
Thở rít – mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.
Các bậc cha mẹ nên lưu ý dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm phổi và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
8 dấu hiệu quan trọng nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
"Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.
Viêm phổi tiến triển rất nhanh dẫn đến biến chứng nặng, do đó tiêm chủng phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ tử vong do viêm phổi".
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cảnh báo.
Cẩn trọng: Cứ 39 giây sẽ có một trẻ mắc bệnh viêm phổi
Tại sao trẻ thường bị viêm phổi?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng hô hấp nặng khiến các bộ phận chức năng phổi bị tổn thương. Viêm phổi có thể ở một vùng, một vài vùng hoặc toàn bộ phổi. Bệnh có khả năng tiến triển rất nhanh trong thời gian ngắn và gây nhiều biến chứng "khôn lường" như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não, suy hô hấp nặng, viêm màng ngoài tim...
Có nhiều tác nhân gây ra viêm phổi ở trẻ như: vi khuẩn, virus, vi nấm,... Theo thống kê, viêm phổi do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là tác nhân phổ biến nhất. Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Bệnh lây truyền rất nhanh qua đường không khí (ho, hắt hơi) thông qua việc tiếp xúc với người mang vi khuẩn trong người. Trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, hệ miễn dịch kém là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Bác sĩ Chính cho biết, mặc dù có thể phòng ngừa bằng vắc xin và y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng mỗi năm vẫn có hàng triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh rất giống các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác nên phụ huynh khá chủ quan tự ý điều trị cho trẻ bằng thuốc ho, thuốc kháng sinh khi trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi... Không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm phổi ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao.
8 dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ
Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Phụ huynh có thể dựa vào 8 dấu hiệu sau đây để "đoán" bệnh cho trẻ, nếu trẻ có tất cả các biểu hiện trên thì nhiều khả năng bé bị viêm phổi, đặc biệt phụ huynh cần chú trọng 3 dấu hiệu đầu tiên:
1. Thở nhanh, thở dốc liên tục, thở rít, thở khò khè hoặc thở gắng sức. Thở gắng sức là trẻ thở rất khó khăn, cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn, co rút lõm lồng ngực.
2. Ho khan, ho có đờm màu xanh hoặc màu vàng: đây chính là phản xạ rất quan trọng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
3. Sốt vừa đến cao trên 39 độ C, vã mồ hôi và ớn lạnh.
4. Đau tức ngực trong cơn ho và cả sau cơn ho.
5. Mệt mỏi, chán ăn.
6. Buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
7. Mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục.
8. Môi và da xanh xao, nhợt nhạt do không có đủ oxy. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể không còn tỉnh táo, đầu ngón tay và chân thâm tím. Lúc này, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: "Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra, cần tạo môi trường sống lành mạnh, không cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nuôi trẻ bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời,... Đồng thời, tiêm vắc xin chính là giải pháp phòng bệnh tối ưu, an toàn và tiết kiệm nhất để bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh".
Viêm phổi có 2 nhóm do virus và vi khuẩn. Ở nhóm viêm phổi do virus thì virus cúm là tác nhân có thể phòng bằng vắc xin cúm. Ở nhóm viêm phổi do phế cầu, có thể phòng bệnh bằng 2 loại vắc xin, là vắc xin Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và vắc xin Prevenar 13 (Anh) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. Ở nhóm viêm phổi do vi khuẩn Hib, có thể phòng bệnh cho trẻ bằng các vắc xin: 6in1 Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ); 5in1 Pentaxim (Pháp) và Quimi-Hib. Tùy theo từng loại vắc xin mà có phác đồ tiêm chủng khác nhau.
VNVC cam kết cung cấp các loại vắc xin chất lượng tốt nhất tới khách hàng
Là đơn vị tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam đầu tư hệ thống kho lạnh GSP đạt chuẩn, VNVC luôn nỗ lực cung cấp đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin phòng viêm phổi, Quý khách có thể gọi vào hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Bác sĩ chỉ cách bố mẹ phân biệt trẻ ho do mắc bệnh gì Trẻ em có thể bị ho từ 6 đến 12 lần/năm do nhiễm virus, đặc biệt đối với trẻ đi học nhà trẻ (nhất là năm đầu tiên) hoặc nhà có đông anh chị em. Trẻ ho do mắc bệnh gì, bác sĩ chỉ cách bố mẹ phân biệt Bs Phí Xuân Thi, Bác sĩ chuyên khoa Nhi, bệnh viện Sản Nhi Quảng...