Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra.
Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.
Video đang HOT
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định; điều trị triệu chứng là chủ yếu; đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý.
Việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch…) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam. Người bệnh cần theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, các biện pháp điều trị chung là cách ly tại cơ sở y tế các trường hợp nghi ngờ, xác định theo hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế; cụ thể hóa việc điều trị cho từng người bệnh.
Với thể nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau; chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng; bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải. Cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não… để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức; phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.
Với thể nặng, cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã ban hành.
Thuốc điều trị đặc hiệu được chỉ định những trường hợp:
Người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não…). Người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao…). Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Những người đang có bệnh cấp tính tiến triển. Các thuốc điều trị sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
9 biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong phòng ngừa cúm A
Bác sĩ lưu ý 9 biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong phòng ngừa cúm A.
Đang có hiện tượng gia tăng số lượng các bệnh nhân (nhất là các tỉnh phía Bắc) mắc cúm A trái mùa. Cúm thường sẽ tự khỏi, nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng nghiêm trọng của nó có thể gây tử vong ở nhóm có nguy cơ cao.
Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch và gây nên gánh nặng về kinh tế. Ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.
Cúm và các biến chứng nghiêm trọng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm sốt trên 38 độ C; đau cơ bắp, đau đầu; ho khan; mệt mỏi; nghẹt mũi; viêm họng.
Các biện pháp đơn giản để phòng cúm A
Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng.Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác. Nếu che miệng bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang vật dụng khác.Tránh đám đông: Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng.Vệ sinh và mở cửa thoáng nơi ở, lớp học, phòng làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn.Theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương để được cách ly.Tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị mắc bệnh.Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.Tiêm phòng vaccine cúm mùa. Đây là biện pháp hiệu quả nhất. Tổ chức Y thế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.
6 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ Tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay... là các biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ. Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ...