Triệt sản được 10 tháng, mẹ Hà Nội chỉ ra loạt ưu, nhược điểm và khẳng định chắc nịch: “Biết trước đã làm sớm hơn”
Trong khi sinh mổ lần 2, chị Phương Linh đã quyết định triệt sản để tránh thai.
Triệt sản là phương pháp tránh thai chưa phổ biến ở Việt Nam, thậm chí có nhiều cái nhìn sai lệch nên mọi người còn khá e dè. Nhưng cách đây ít hôm, câu chuyện vị Giám đốc 3 con đi triệt sản nam đã nhận được đông đảo sự chú ý và khiến nhiều người quan tâm hơn về phương pháp tránh thai này, thậm chí còn trở thành đề tài nóng sốt trên MXH.
Bên cạnh vấn đề triệt sản của cánh mày râu, nhiều chị em đã triệt sản nữ cũng hăng hái chia sẻ cảm nhận của bản thân để các mẹ bỉm sữa có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp này. Một trong số đó là chị Ngô Phương Linh (32 tuổi hiện đang sống ở Hà Nội), một bà mẹ 2 con đã triệt sản cách đây 10 tháng.
Chia sẻ những lý do dẫn đến quyết định triệt sản của bản thân, chị Linh đưa ra những gạch đầu dòng:
- Sức khỏe mình yếu, lắm bệnh tật. Bé đầu từ lúc bầu đến lúc mổ đẻ tăng có 2kg. Bé sau còn thảm hại hơn, không tăng cân nào, nghén đến tận lúc lên bàn mổ.
- Gia đình không có điều kiện kinh tế, mỗi lần bầu bí là lại nghỉ làm ở nhà, bao nhiêu gánh nặng kinh tế đều do một mình chồng lo.
Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) là một biện pháp tránh thai đem lại hiệu quả cao. (Ảnh minh họa)
- Mình dễ dính bầu. Sau bé đầu mình đặt vòng nhưng vẫn dính, phải bỏ vì đẻ mổ không thể bầu gần nhau quá được. Đến bé thứ 2 thì đã uống thuốc tránh thai rồi mà vẫn “dính”.
- Tuổi tác cũng ngoài 30 rồi nên nếu lỡ có vấn đề gì thì cũng đành chịu, vì cứ để lỡ thì không có sức mà đẻ, và đâu phải cứ đẻ ra là xong.
- Mọi người hay lo triệt sản xong sẽ thành “đàn ông”, nhưng bản thân mình bình thường cũng không mặn mà chuyện “chăn gối”, nên cũng không phải đắn đo nhiều.
- Tiện thể sinh mổ lần 2 nên mình triệt sản luôn trong lúc mổ, còn nếu không thì ông xã của mình sẽ là người đi triệt sản.
Video đang HOT
Việc triệt sản nữ trong quá trình đẻ mổ giúp chị em đỡ vất vả, đỡ tốn kém hơn. (Ảnh minh họa)
Khi đã tìm hiểu và thống nhất với chồng, hôm mổ đẻ lần 2, chị Linh đăng ký triệt sản luôn. Các bác sĩ khá bất ngờ khi nghe chị nói muốn triệt sản và còn hỏi đi hỏi lại xem có thay đổi quyết định hay không. Sau đó, hai vợ chồng chị Linh ký vào giấy xác nhận.
Quá trình triệt sản diễn ra cùng lúc với việc mổ đẻ nên chị Linh không có cảm nhận gì nhiều, chỉ thấy ca mổ lâu hơn bình thường một chút và không đau đớn. Cũng vì triệt sản cùng lúc với sinh mổ nên chị không mất thêm chi phí nào.
Hiện tại, bé thứ 2 nhà chị Linh đã được 10 tháng tuổi, đồng nghĩa với việc chị đã triệt sản được 10 tháng. Khoảng thời gian đó đủ dài để bà mẹ 2 con cảm nhận được những ưu, nhược điểm của việc triệt sản.
Kể về những sự thay đổi của cơ thể sau khi triệt sản, chị Linh thẳng thắn cho hay: ” Thứ nhất về vấn đề tinh thần, có lẽ do không lo chuyện “dính” bé nữa nên mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Thứ 2, chuyện vợ chồng của mình được cải thiện, đỡ “khô hạn” hơn trước, cũng đỡ bị viêm nhiễm, lông nách mọc ít hơn. Tuy nhiên có một nhược điểm là không biết có phải thoải mái quá không mà mình đang bị tăng cân khá nhiều “.
Cuối cùng, chị Linh khẳng định chị thấy quyết định triệt sản của mình là đúng, và nếu biết trước thế này thì đã triệt sản sớm hơn.
Trên đây chỉ là những cảm nhận cá nhân của chị Linh về vấn đề triệt sản nữ để chị em tham khảo. Triệt sản nữ không phải là phương pháp dành cho tất cả mọi người. Biện pháp này không có chống chỉ định tuyệt đối, nhưng trước khi thực hiện triệt sản nữ, chị em cần xem xét, suy nghĩ kỹ càng và thận trọng.
Trước câu hỏi “đã thắt ống dẫn trứng thì có tháo được không?”, các bác sĩ cho rằng vẫn có cách tháo ống dẫn trứng đã thắt và thủ thuật này được gọi là tái thông tai vòi của buồng trứng. Trong đó, vòi trứng sẽ được nội soi tháo nút thắt hoặc vi phẫu nối liền lại để phụ nữ có thể mang thai và sinh con thêm lần nữa.
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ phải dựa vào một số yếu tố sau đây trước khi đồng ý chỉ định ca phẫu thuật tái thông ống dẫn trứng cho nữ bệnh nhân: Tuổi tác, phương pháp thắt ống dẫn trứng đã thực hiện trước đây, sức khỏe tổng thể, tình trạng chung của buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng, chiều dài của vòi trứng còn lại, tiền sử thai kỳ…
Triệt sản từ năm 22 tuổi, 20 năm sau sững sờ phát hiện có bầu
Triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng được xem là phương pháp tránh thai triệt để và hiệu quả nhất dành cho phụ nữ.
Thông thường, những người không còn nhu cầu sinh thêm con mới lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên, không có biện pháp tránh thai nào đảm bảo 100% và trường hợp của bà mẹ dưới đây là một minh chứng.
Sau khi sinh mổ 2 bé đầu lòng, bà mẹ này đã quyết định triệt sản bằng cách thắt ống dẫn trứng.
Chị Una Tomlinson (hiện tại 48 tuổi, sống tại Nottingham, Anh) sinh con gái đầu lòng vào năm 1994, khi mới 21 tuổi và con trai thứ 2 sau đó 1 năm. Cả hai lần sinh của chị đều là sinh mổ và gặp một vài biến chứng khi mang thai, sinh con nên Una đã quyết định triệt sản để tránh thai hoàn toàn.
" Cả hai con đầu của tôi đều gặp vấn đề về sức khỏe giống nhau khi chào đời nên tôi nghĩ triệt sản là một ý kiến hay. Dù lúc đó còn khá trẻ nhưng đã có đủ con trai, con gái nên tôi không chần chừ thực hiện luôn. Sau khi ký vào một mẫu đơn đăng ký, tôi được triệt sản và bác sĩ cho biết thủ thuật có tỉ lệ thành công là 99,99% nên cực kỳ yên tâm ", chị Una kể lại.
Chị Una đã triệt sản từ năm 1995 sau khi sinh con trai thứ 2.
Sau đó, bà mẹ 2 con đã ly hôn rồi cưới chồng mới vào năm 2001. Anh Paul chưa từng có con nhưng khi nghe chị Una chia sẻ hoàn cảnh của mình vẫn vui vẻ chấp nhận và chăm sóc cho hai con đầu của chị như con ruột.
Nhưng rồi vào năm 2014, khi chị Una 41 tuổi, cuộc sống của cả gia đình đã thay đổi hoàn toàn khi chị bỗng dưng phát hiện mình mang bầu.
"Tôi đã thử đến 5 chiếc que thử thai mà vẫn không tin nổi. Tôi liên tục thắc mắc tại sao mình triệt sản rồi mà lại có thể có bầu được", chị Una nói.
Phải đến khi được chồng đưa đi khám và bác sĩ xác nhận, chị Una mới tin mình thực sự đã mang bầu sau gần 20 năm triệt sản. Sau đó suốt 9 tháng mang thai, chị luôn lo lắng không biết con có thể chào đời khỏe mạnh được không. Và câu trả lời khiến chị Una cũng như cả gia đình vô cùng hạnh phúc là con gái thứ 3 đã chào đời khỏe mạnh vào tháng 2/2015. Đến nay, cô bé đã gần 6 tuổi.
Chị bất ngờ mang thai vào năm 2014 và sinh con khỏe mạnh.
Sau khi sinh con, chị Una đã phản ánh việc mình triệt sản vẫn mang bầu đến Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS). Buổi thăm khám sau đó cho thấy các kẹp dùng để thắt ống dẫn trứng trong cơ thể chị đã biến mất, một cái thậm chí còn "lạc" vào tận bàng quang.
Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Una muốn cảnh báo những bà mẹ thực hiện biện pháp tránh thai bằng cách thắt ống dẫn trứng vẫn nên đề phòng. Thêm vào đó, chị mong muốn các bác sĩ khi tư vấn biện pháp này không nên khẳng định quá chắc chắn về hiệu quả của nó.
Ưu nhược điểm của biện pháp tránh thai bằng cách triệt sản
Ưu điểm
- Hiệu quả tránh thai cao, phẫu thuật một lần có tác dụng tránh thai vĩnh viễn. Sau phẫu thuật an toàn có tác dụng tránh thai ngay và không có tác dụng phụ.
- Về bản chất, quá trình rụng trứng vẫn diễn ra, không ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Không ảnh hưởng đến giới tính, tính cách, sức khỏe và sinh hoạt tình dục.
Nhược điểm
- Phải nằm viện và thực hiện cuộc phẫu thuật.
- Cần có cơ sở y tế được trang thiết bị đủ điều kiện và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về triệt sản nữ khi phẫu thuật.
- Chi phí phẫu thuật đắt tiền.
- Khó phục hồi khả năng sinh đẻ.
- Dễ xảy ra tai biến nếu không tuân thủ quy trình phẫu thuật chặt chẽ.
Mổ đẻ tới 6 lần: Giới hạn nào cho chị em phụ nữ Ngày nay, tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngoài lý do bắt buộc mà mẹ bầu được chỉ định phải "mổ bắt con", đã có nhiều trường hợp sản phụ và gia đình chủ động lựa chọn sinh mổ với quan niệm mong muốn...