Triệt phá mạng lưới buôn người đa quốc gia tại châu Âu
Lực lượng chức năng châu Âu ngày 5/3 thông báo đã triệt phá thành công một mạng lưới buôn người đa quốc gia có phương thức hoạt động vô cùng tinh vi.
Chiến dịch truy quét được tiến hành đồng thời tại 4 quốc gia châu Âu gồm Tây Ban Nha, Italy, Romania và Pháp, giải cứu khoảng 30 nạn nhân là công dân Romania và một số nước thuộc Nam Mỹ, bắt giữ 13 đối tượng tình nghi.
Chiến dịch trên được thực hiện sau khi Văn phòng công tố ở thành phố Montpellier (miền Nam nước Pháp) điều tra về các hoạt động buôn người và môi giới mại dâm liên quan một băng nhóm có tổ chức. Theo công tố viên Fabrice Belargent, mạng lưới tội phạm này “đặc biệt tinh vi” với các thành viên chủ yếu là người Romania và Colombia, nhiều cô gái đã bị chúng bắt ép làm gái mại dâm.
Ông Belargent cho biết: “Những đối tượng này tìm kiếm các nạn nhân và vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp để thu hút họ. Sau đó, những đối tượng này giam giữ nạn nhân trong các căn hộ thuê theo mô hình AirBnB, dùng camera để giám sát họ, đồng thời đe dọa họ và cả gia đình họ”.
30 nạn nhân được giải cứu trong chiến dịch này là người Colombia, Dominica, Paraguay và Romania ở trong độ tuổi từ 18 đến 35. Trong số 13 đối tượng tình nghi có 3 người bị bắt tại Pháp, 2 người tại Italy, 2 người tại Romania và 8 người tại Tây Ban Nha. Tất cả những đối tượng này đều nằm trong lệnh bắt giữ của cảnh sát châu Âu và sẽ bị xét xử tại Pháp.
Các cuộc điều tra đối với mạng lưới này đã được triển khai từ tháng 6/2020 khi hai cô gái trẻ người Colombia tìm đến cảnh sát ở Montpellier để khai báo về việc họ đã bị giam giữ và bị ép làm gái mại dâm trong nhiều tuần. Các nhà điều tra sau đó đã phát hiện một mạng lưới có các địa điểm ở Pháp và Barcelona (Tây Ban Nha), với gần như toàn bộ lợi nhuận hoạt động được chuyển đến Romania và Colombia, chỉ có một khoản nhỏ được trích lại cho các cô gái bị chúng ép buộc tiếp khách.
Công tố viên Belargent cho biết băng nhóm này thậm chí còn xây dựng hệ thống luân chuyển nạn nhân giữa các thành phố nhằm gây bất ổn cho họ về mặt tâm lý. Riêng tại Pháp, có ít nhất 17 thành phố nằm trong mạng lưới hoạt động của băng nhóm này.
Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 6/11: Thế giới có gần 49 triệu ca bệnh; Nhiều nước châu Âu siết phong tỏa
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 566.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.200 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã sát mốc 49 triệu ca, trong đó trên 1,23 triệu ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 102.000 ca), Pháp (58.046 ca) và Ấn Độ (47.622 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.006 ca), Ấn Độ (675 ca) và Mexico (635 ca).
Châu Âu
Châu Âu có số ca mắc tăng vọt ở nhiều nước
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 lên xe cứu thương tại Saint Petersburg, Nga ngày 5/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Tính đến 6 giờ sáng 6/11 (giờ Việt Nam), tổng cộng 52 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Âu có trên 11,2 triệu ca mắc, trong đó có trên 282.000 ca tử vong.
Số ca mắc tại châu Âu tăng vọt trong những tuần gần đây sau khi dịch bệnh tạm lắng vào mùa Hè ở Bắc bán cầu. Kể từ đầu tháng 10, khu vực này ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày cao nhất thế giới.
Tuần trước, "lục địa già" công bố 277.000 ca mắc mới trong một ngày, chiếm hơn 50% tổng số 517.000 ca mắc/ngày trên toàn cầu. Tỷ lệ lây nhiễm tuần trước tại châu Âu cũng tăng hơn 20% so với tuần trước đó.
Cửa hàng tại Paris, Pháp, đóng cửa ngày 30/10 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Những nước trong khu vực có số ca mắc mới cao nhất trong 7 ngày qua là Pháp (trung bình 44.000 ca/ngày), Italy (28.600 ca), Anh (22.400 ca), Tây Ban Nha (21.100 ca) và Ba Lan (20.000 ca). Xét về số ca tử vong, tình hình dịch bệnh tại châu Âu còn nghiêm trọng hơn. Số ca tử vong của khu vực này trong tuần qua tăng lên 21.500 ca từ 14.403 ca tuần trước đó, tức là tăng gần 50%.
Trả lời cuộc phỏng vấn của hãng AFP cùng ngày, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge cho biết số ca mắc COVID-19 tại châu Âu đang gia tăng với tốc độ nhanh khi chỉ mất vài ngày toàn châu lục đã ghi nhận thêm 1 triệu ca mắc. Bên cạnh đó, ông Kluge cảnh báo số ca tử vong do COVID-19 cũng đang tăng dần.
Video đang HOT
Đức ghi nhận ca mắc mới cao kỷ lục
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 25/10. Ảnh: THX/TTXVN
Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức cho biết số ca nhiễm COVID-19 mới tính theo ngày tại Đức đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh nguy hiểm này bùng phát hồi tháng 3 năm nay.
Trong 24 giờ qua, cả nước Đức đã ghi nhận 21.757 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 619.116 người. Bên cạnh đó, số ca tử vong cũng tăng thêm 162 người sau 24 giờ lên 11.190 ca. Đây cũng là ngày thứ ba liên tiếp viện RKI ghi nhận trên 100 ca tử vong do COVID-19 tại Đức.
Trong khi đó, Văn phòng thống kê liên bang cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng với việc Đức tái áp đặt biện pháp phong tỏa từng phần, bắt đầu có hiệu lực từ hôm 2/11, đã khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với một số mặt hàng vệ sinh và thực phẩm tăng cao trong nửa cuối tháng 10 vừa qua.
Bên cạnh đó, nhu cầu mua nước khử trùng của người dân cũng tăng liên tục trong những tuần gần đây. Cụ thể trong tuần cuối cùng của tháng 10, doanh số bán nước khử trùng tại Đức đã tăng 104% so với mức trước khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn nhiều so với đợt phong tỏa đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 3 với doanh số có lúc tăng gần 8 lần so với trước khủng hoảng. Ngoài ra, người dân Đức cũng đang có xu hướng tích trữ nhiều nguyên liệu làm bánh khi doanh số bán bột mì, men và đường tăng lần lượt 101%, 74% và 63% so với mức trước khi dịch bệnh bùng phát.
Anh phong tỏa toàn bộ khu vực England
Người dân đi mua sắm tại London, Anh, ngày 1/11. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo lệnh phong tỏa toàn khu vực England khi số ca tử vong theo ngày do COVID-19 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5, đồng thời cảnh báo rằng các bệnh viện sớm có nguy cơ bị quá tải.
Theo các biện pháp hạn chế mới có hiệu lực đến ngày 2/12 tới, người dân phải trở lại hình thức làm việc tại nhà nếu có thể và tất cả các cửa hàng, dịch vụ, không thiết yếu phải đóng cửa. Tuy nhiên, các trường học sẽ vẫn hoạt động bình thường.
Anh là một trong số những nước trên thế giới chịu tác động nặng nề của dịch bệnh với trên 1,1 triệu ca nhiễm, trong đó trên 48.000 ca tử vong. Chính phủ Anh áp đặt lệnh phong tỏa đối với vùng England sau khi có quyết định tương tự với các khu vực khác như Scotland, Wales và Bắc Ireland.
Nga có thể cân nhắc kế hoạch phong tỏa
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 28/10. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông không có kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa nhưng giải pháp này có thể được cân nhắc sau khi nước này ghi nhận số ca nhiễm và tử vong theo ngày ở mức cao kỷ lục vào ngày 4/11 vừa qua, với gần 20.000 ca nhiễm và gần 400 ca tử vong.
Ngày 5/11, Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, chính quyền đã quyết định kéo dài hình thức học tại nhà đối với học sinh bậc trung học. Học sinh từ lớp 6 (12 tuổi) trở lên sẽ tiếp tục học trực tuyến trong vòng 2 tuần tới, đến ngày 22/11. Các trường trung học tại Moskva đã triển khai hình thức học tại nhà từ cách đây 3 tuần.
Trong ngày 5/11, Nga ghi nhận 19.404 ca nhiễm mới, trong đó 5.255 ca tại Moskva, và 292 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 29.509 ca.
Italy phong tỏa 4 vùng tâm dịch
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Rome, Italy ngày 2/11. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo dựa trên mức độ lây nhiễm dịch COVID-19, nước này sẽ chia thành 3 khu vực: đỏ, cam, vàng. Trong đó, 4 vùng tâm dịch Lombardia, Piemonte, Calabria, và Valle d'Aosta sẽ thuộc vùng đỏ, tương ứng với biện pháp thắt chặt tối đa phong tỏa toàn vùng.
Thủ tướng Conte nêu rõ Lombardy, Piemonte, Calabria và Valle D'Aosta sẽ nằm trong vùng đỏ, Puglia và Sicily thuộc khu vực cam với mức độ nghiêm trọng cao trung bình và các vùng còn lại thuộc khu vực vàng với mức độ nghiêm trọng vừa phải.
Thủ tướng Conte cho rằng: "Nếu Italy áp dụng biện pháp duy nhất trên cả nước sẽ gây tác động tiêu cực kép", trong khi các khu vực nhiều rủi ro cao không được áp dụng các biện pháp hạn chế hiệu quả và các vùng ít nghiêm trọng lại áp dụng các biện pháp hạn chế không phù hợp. Theo đó, 4 vùng tâm dịch Lombardia, Piemonte, Calabria và Valle D'Aosta sẽ ở trong tình trạng phong tỏa, cùng các biện pháp cụ thể.
Trong khi đó, vùng cam và vàng cũng sẽ triển khai các biện pháp thắt chặt tương ứng ngoài lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 22h đến 5h hằng ngày. Sắc lệnh mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 6/11-3/12.
Hy Lạp tái phong tỏa toàn quốc
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch COVID-19 cho người dân tại Athens, Hy Lạp, ngày 20/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 5/11, Hy Lạp quyết định đóng cửa toàn quốc trong 3 tuần để ngăn chặn tình trạng tái bùng phát số ca nhiễm COVID-19. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết những hạn chế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 7/11.
Hy Lạp ghi nhận ít ca nhiễm hơn phần lớn các nước châu Âu khác chủ yếu do lệnh đóng cửa toàn quốc sớm áp đặt khi dịch bùng phát hồi tháng 1. Nước này nới lỏng các hạn chế vào tháng 5. Tuy nhiên kể từ đầu tháng 10, số ca nhiễm tăng mạnh trở lại, buộc Hy Lạp phải tái áp đặt các hạn chế.
Tới sáng 6/11 (giờ Việt Nam), quốc gia Nam Âu này ghi nhận 2.915 ca mới, cao nhất trong 1 ngày từ đầu dịch, đưa tổng số lên 49.807 ca. Cho đến nay, Hy Lạp có 702 người tử vong do COVID-19.
Na Uy áp đặt các hạn chế mới
Trong khi đó, Na Uy cũng áp đặt các hạn chế mới nhằm hạn chế sự lây lan dịch COVID-19. Thủ tướng nước này, Erna Solberg kêu gọi người dân tránh đi lại trong nước và thay vào đó ở nhà càng nhiều càng tốt như một phần của loạt các khuyến cáo và hạn chế mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Bà Solberg nhận định nhiều nước đang nỗ lực xiết chặt các hạn chế đã quyết định đóng cửa trở lại và Chính phủ Na Uy đang chuẩn bị hạn chế thêm nếu các biện pháp này cần thiết để tránh sự sụp đổ của hệ thống y tế.
Số ca nhiễm tăng tại nhiều khu vực của Na Uy, đạt mức kỉ lục trong tuần trước khi ghi nhận 3.118 ca mới, tăng từ 1.718 ca trong tuần trước đó.
Nhiều nước Trung và Đông Âu ghi nhận số ca mắc mới theo ngày cao nhất
Ngày 5/11, nhiều nước đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao kỷ lục.
Bộ Y tế CH Séc cho biết có 15.729 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây là mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Theo đó, tổng số ca mắc COVID-19 tại Séc đã tăng lên 378.716 ca. Với 10,7 triệu dân, Séc hiện là nước có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong làn sóng dịch bệnh thứ hai ở châu Âu này. Theo bộ trên, tổng số ca tử vong tại Séc cũng đã tăng lên 4.133 ca sau khi có thêm hàng trăm ca tử vong mới.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Lviv, Ukraine ngày 30/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Ukraine, cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Maksym Stepanov cho biết nước này ghi nhận số ca nhiễm trong một ngày ở mức cao kỷ lục mới với 9.850 ca trong vòng 24 giờ qua, tăng từ mức 9.524 ca thông báo một ngày trước đó. Tổng số bệnh nhân COVID-19 tại quốc gia Đông Âu này hiện là 430.467 người, trong đó 7.924 người đã tử vong.
Tương tự, ngày 5/11, Bộ Y tế Bulgaria cho biết nước này ghi nhận số ca nhiễm theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay với 4.054 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 64.591 ca. Trong khi đó, tổng số ca tử vong tại Bulgaria cũng tăng lên 1.466 ca, sau khi có thêm 54 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Theo bộ trên, số người hồi phục hiện là 21.947 người.
Bulgaria thông báo bệnh nhân COVID-19 đầu tiên vào ngày 8/3 và áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc vào ngày 13/3. Tổng số ca nhiễm tại quốc gia này ở mức tương đối thấp với 2.519 ca tính đến ngày 1/6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới bắt đầu tăng nhanh sau khi Bulgaria nới lỏng các biện pháp hạn chế. Dù số ca nhiễm mới tăng mạnh, nhất là trong 4 tuần qua, Thủ tướng Boyko Borissov vẫn cho biết chính phủ không có ý định áp đặt lệnh phong tỏa.
Cũng trong ngày 5/11, Ba Lan đã ghi nhận 27.143 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua - mức cao nhất từ trước tới nay.
Châu Á
Số ca nhiễm mới trong ngày tại Nhật Bản tăng ở mức 4 con số
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Asakusa, Tokyo, Nhật Bản, ngày 4/10. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng tin Kyodo dẫn số liệu báo cáo chính thức cho biết ngày 5/11, Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 trong một ngày vượt 1.000 ca. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 21/8 vừa qua, số bệnh nhân nhiễm mới trong vòng 24 giờ tại Nhật Bản trở lại mức 4 con số.
Thông tin trên được công bố trong khi Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các biện pháp hạn chế và thúc đẩy du lịch trong nước nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang chịu nhiều sức ép do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy, số ca nhiễm mới tại Nhật Bản đang có xu hướng tăng trở lại trong vài ngày qua.
Dịch bệnh tiếp tục lây lan tại Đông Nam Á
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 5/11, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận 7.680 ca mắc COVID-19 và 159 ca tử vong, nâng tổng số người mắc tại ASEAN từ đầu dịch lên 973.444 ca, trong đó 23.511 người tử vong.
Ba quốc gia là Indonesia, Malaysia và Philippines ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 5/11.
Indonesia tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á với 4.065 ca nhiễm mới (cao nhất trong 3 nước nói trên), nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 lên 425.796 người, trong đó 14.348 người đã tử vong.
Bộ Y tế Philippines thông báo thêm 1.594 ca nhiễm và 42 ca tử vong mới. Hiện nước này có tổng số ca nhiễm (389.725 ca) và số ca tử vong (7.409 ca) cao thứ hai Đông Nam Á.
Bộ Y tế Malaysia cùng ngày thông báo có 1.009 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 36.433 ca. Tổng số bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại quốc gia này hiện là 277 người.
Tình hình tại Myanmar cũng không mấy khả quan khi ghi nhận 995 ca mắc mới và 22 ca tử vong trong ngày 5/11. Tổng số ca mắc ở Myanmar đã là 57.935 ca, trong đó 1.352 người chết.
Châu Mỹ
Trên 102.000 ca mắc mới tại Mỹ
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ ngày 8/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận trên 102.000 ca nhiễm mới COVID-19. Đây là số ca nhiễm mới hằng ngày cao nhất từ trước đến nay tại Mỹ.
Theo đó, với tổng cộng trên 9,9 triệu ca mắc và trên 240.000 ca tử vong, Mỹ tiếp tục là quốc gia có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.
Kỷ lục ghi nhận kỷ lục số ca nhiễm mới hằng ngày được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ đang chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống với nhiều diễn biến kịch tính.
Mỹ Latinh cần nâng cao cảnh giác trước làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại châu Âu
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 5/11, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) khuyến cáo các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh cần nâng cao cảnh giác trước làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại châu Âu.
Đại diện PAHO Jarbas Barbosa nhấn mạnh các quốc gia Mỹ Latinh phải duy trì các biện pháp giãn cách xã hội, đồng thời cân bằng các tác động về kinh tế và xã hội, bởi vì không quốc gia nào miễn nhiễm với làn sóng COVID-19 thứ 2.
Mỹ Latinh hiện là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19, với trên 11,4 triệu ca nhiễm, trong đó có trên 400.000 ca tử vong.
AFP: Châu Âu trở thành tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 Theo thống kê của hãng tin AFP (Pháp) dựa trên số liệu của các cơ quan y tế, châu Âu đã trở thành tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất trên thế giới. Tính đến 11h GMT (tức 18h giờ Việt Nam) ngày 5/11, tổng cộng 52 quốc gia và vùng lãnh thổ...