Triệt phá đường dây trộm tài sản tại khu vực kho hàng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Tối 10/12, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết Công an quận Tân Bình phối hợp Công an tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Bình Dương đã triệt phá đường dây trộm cắp tài sản xảy ra tại kho hàng S.C (quận Tân Bình), bắt giữ 5 đối tượng.
Những kẻ bị bắt gồm: Trần Văn Trọng (SN 1987; thường trú huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Huỳnh Long Duy (SN 1991;), Nguyễn Văn Dương (SN 1992), Huỳnh Long Hảo (SN 1993; cùng thường trú huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; nơi ở hiện nay: TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), Nguyễn Văn Cường (SN 1977; thường trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; nơi ở hiện nay TP Dĩ An, Bình Dương).
Trước đó, ngày 26/11, Công an quận Tân Bình nhận được tin báo của chị P.T.H.P (SN 1988, hiện ngụ tại quận 4) là đại diện Công ty B.P Sóc Trăng (địa chỉ KCN An Nghiệp, An Hiệp, Châu Thành, Sóc Trăng) về việc Công ty B.P bị trộm hơn 3.000 sản phẩm (nằm trong lô hàng hơn 17.000 sản phẩm túi đeo) của công ty được vận chuyển từ Sóc Trăng đến kho hàng S.C (quận Tân Bình) chờ làm thủ tục đưa lên máy bay xuất đi nước ngoài. Giá trị của số hàng bị mất hơn 600 triệu đồng.
Các đối tượng trong đường dây trộm cắp.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công an quận Tân Bình phối hợp các đơn vị liên khẩn trương xác minh, truy bắt đối tượng gây án. Nhận thấy tài sản thiệt hại có giá trị lớn, đồng thời qua các biện pháp nghiệp vụ, bước đầu xác định các đối tượng gây án ở nhiều địa phương, Đại tá Mai Hoàng – Phó Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo Công an quận Tân Bình xác lập chuyên án để tập trung lực lượng triệt phá.
Tại cơ quan Công an, trước những tài liệu, chứng cứ thu thập được, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội.
Bước đầu xác định các đối tượng đã lợi dụng sơ hở của các công ty xuất khẩu hàng đi nước ngoài tại khu vực kho hàng thuộc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để cấu kết với tài xế của các xe tải chở hàng, dùng các thủ đoạn mở ốc khoen khóa cửa của các thùng hàng xe tải mà không làm ảnh hưởng đến “seal” niêm phong của các công ty để mở được thùng xe tải chứa hàng.
Các đối tượng đặt in trước băng keo niêm phong thùng hàng của các công ty để sau khi rạch thùng hàng lấy tài sản thì niêm phong lại bằng băng keo này nhằm che mắt đại diện công ty khi kiểm hàng để tránh bị phát hiện.
Các đối tượng thực hiện việc trộm cắp trên đường vận chuyển hàng hoặc tại sân đỗ chờ công ty vận chuyển thuộc khu vực kho hàng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Video đang HOT
Các đối tượng đã dùng các thủ đoạn mở ốc khoen khóa cửa của các thùng hàng xe tải mà không làm ảnh hưởng đến “seal” niêm phong của các công ty để mở được thùng xe tải chứa hàng.
Nguyễn Văn Cường là tài xế chạy xe tải chở hàng. Cường và Huỳnh Long Duy có quen biết nhau. Ngày 17/11, do cần tiền tiêu xài nên Duy nảy sinh ý định trộm cắp tài sản; Duy đề nghị Cường thông báo cho Duy khi có chuyến hàng tiếp theo để Duy lấy trộm hàng đem bán lấy tiền rồi chia đôi với Cường. Cường đồng ý. Duy đã rủ thêm Huỳnh Long Hảo và Nguyễn Văn Dương để thực hiện hành vi phạm tội.
Ngày 24/11/2022, sau khi được Cường thông báo có chuyến chở hàng, các đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội như trên.
Hiện Công an quận Tân Bình đang tiếp tục điều tra xử lý vụ án theo đúng quy định của pháp luật
Bị cáo Tất Thành Cang đưa ra 3 kiến nghị, bật khóc khi nói về đồng phạm
Bị cáo Tất Thành Cang mong HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình, đồng thời cho rằng đồng phạm bị đề nghị mức án quá nặng.
Chiều 14-10, luật sư và các bị cáo trong vụ bán rẻ 2 dự án KDC Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà bè, TP HCM) và KDC Ven Sông (phường Tân Phong, quận 7, TP HCM) gây thất thoát hơn 735 tỉ đồng của Nhà nước tiếp tục bào chữa trước HĐXX sơ thẩm TAND TP HCM.
Muốn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM) nhận trách nhiệm liên quan sai phạm chuyển nhượng đất tại dự án KDC Phước Kiển mà cáo trạng của VKSND TP HCM xác định thiệt hại là 202, 6 tỉ đồng.
Tuy nhiên, bị cáo cho rằng cần trình bày rõ hoàn cảnh khách quan dẫn đến sai phạm của các bị cáo tại dự án này để HĐXX xem xét.
Các bị cáo tại phiên xét xử.
Bị cáo Tất Thành Cang nói rằng để vụ án được xét xử đúng, cần thiết phải giải quyết dứt điểm những tồn đọng ở dự án KDC Phước Kiển. Theo bị cáo, hiện Công ty Tân Thuận đang quản lý 32 ha đất liên quan sai phạm tại KDC Phước Kiển nhưng UBND TP chưa chọn được chủ đầu tư. Tài sản này cũng chưa được Văn Phòng Thành ủy TP HCM, Thường vụ Thành ủy TP HCM xác lập tài sản cố định để quản lý theo quy định.
Từ đó, bị cáo kiến nghị HĐXX 3 phương án giải quyết. Thứ nhất, HĐXX cần có văn bản tới Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM để có chỉ đạo thu hồi 32 ha đất dự án KDC Phước Kiển vì phần đất này không có chức năng làm nông nghiệp theo quy định luật đất đai. Để từ đây, UBND TP tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư và triển khai quy hoạch theo đúng kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, tránh để treo các trường hợp đất nông nghiệp xung quanh.
"Đây là vấn đề rất nóng, rất bức xúc trong nhân dân" - bị cáo Tất Thành Cang nhấn mạnh.
Phương án thứ 2, bị cáo kiến nghị tiếp tục để Công ty Tân Thuận đấu thầu chủ đầu tư để phát huy 32 ha đất này. Bị cáo tự nhận định kiến nghị này không khả thi bằng kiến nghị đầu tiên.
Phương án 3, bị cáo cho rằng nên để một doanh nghiệp khác làm chủ đầu tư và Công ty Tân Thuận nhận lại chi phí bồi thường phù hợp quy định pháp luật.
"Những kiến nghị này của bị cáo cũng là trăn trở khi xử lý hậu quả đầu tư tràn lan trong các dự án bất động sản..." - bị cáo Tất Thành Cang nói.
Đối với cáo buộc "bút phê" cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng "giá rẻ" (đơn giá 1,29 triệu đồng/m2) đất bồi thường tại dự án KDC Phước Kiển gây thất thoát tài sản Nhà nước, bị cáo Tất Thành Cang nói rằng việc xác định giá này nằm ngoài mong muốn chủ quan của mình.
"Ngay khi phát hiện chênh lệch, bị cáo đã rất quyết tâm chỉ đạo làm rõ để khắc phục. Chênh lệch lãi suất khi hủy hợp đồng nằm ngoài ý chí chỉ đạo của cá nhân bị cáo và Ban thường vụ Thành uỷ. Vì tháng 5-2018, tại kết luận 302, Ban Thường vụ Thành ủy đã khẳng định việc hủy hợp đồng đầu tư giữa Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai không gây thiệt hại về kinh tế cho Đảng bộ Thành phố. Sau đó, quá trình thanh tra, kiểm tra lại phát hiện khoản chênh lệch lãi suất" - bị cáo nói.
Từ những dẫn chứng về bối cảnh khách quan dẫn đến sai phạm, bị cáo Tất Thành Cang mong HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Xin xem xét cho các đồng phạm
Bên cạnh tự bào chữa cho bản thân, bị cáo Tất Thành Cang đã xin HĐXX xem xét thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Phạm Văn Thông (cựu Phó Chánh văn phòng Thành ủy TP HCM).
Bị cáo Tất Thành Cang nói rằng VKSND TP HCM đã đề nghị mức quá nặng đối với bị cáo Thông, mặt khác cáo trạng chưa ghi nhận gia đình ông Thông có công với cách mạng.
"Trước giải phóng, gia đình anh Thông là lao động nghèo bên bờ kênh Nhiêu Lộc nhưng là cơ sở cách mạng rất kiên cường, nuôi giấu các anh chị cán bộ Thành đoàn trong kháng chiến. Nhiều đồng chí, nhiều anh chị vượt qua được hàng rào của giặc để kháng chiến trong nội thành. Từ những bữa cơm có được từ thu nhập của người đạp xích lô, sau này nhiều anh chị trở thành cán bộ cốt cán của TP và Trung ương" - bị cáo Tất Thành Cang nói.
Bị cáo Tất Thành Cang tại phiên xét xử.
Bị cáo còn nói rằng do biết bị cáo Thông từ năm 1997 nên có thể đánh giá được bị cáo Thông là cán bộ rất mẫn cán, rất trung thực. "Duy chỉ có điều tính anh Thông rất hiền, rất lành dẫn đến câu chuyện quán xuyến đối với nội bộ có những lúc còn nương tay, thiếu chặt chẽ" - bị cáo nói.
Từ những điều đã dẫn chứng, bị cáo Tất Thành Cang kiến nghị HĐXX "xem xét tối đa những điều kiện có được" để đưa ra bản án nhân văn đối với bị cáo Thông.
Ông Tất Thành Cang đã bật khóc khi nói những lời trên.
Với 8 bị cáo còn lại trong vụ án (là các cá nhân từng làm việc tại Văn phòng Thành ủy TP HCM, Công ty Tân Thuận), bị cáo Tất Thành Cang mong những người này cũng nhận thấy trách nhiệm của mình để tự khắc phục.
"Những người ngồi đây cũng là cảnh tỉnh cho đội ngũ cán bộ đang công tác hiện nay. Mong VKS và HĐXX quan tâm, xem xét công tâm, khách quan và có bản án nhân văn nhất, tạo điều kiện để các bị cáo sớm có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng" - bị cáo Tất Thành Cang nói.
Đối với thông tin tòa án đã kê biên tài sản của mình, bị cáo Tất Thành Cang nói "rất lúng túng" vì theo như bản luận tội của VKSND TP HCM, sai phạm ở dự án KDC Phước Kiển đã khắc phục hậu quả hoàn toàn.
"Nhưng nếu nói có thiệt hại thì bị cáo và gia đình cũng tự nguyện để trả tiền bồi thường. Nhưng phải làm trước khi tòa tuyên thì bị cáo mới được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ. Vậy phải thực hiện như thế nào, bị cáo xin ý kiến HĐXX hướng dẫn nộp tiền khắc phục để xem như tình tiết giảm nhẹ" - bị cáo Tất Thành Cang nói.
Bắt chi cục phó Chi cục Thi hành án dân sự Đà Lạt Ngày 13-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bắt ông Nguyễn Ngọc Thiện, chi cục phó Chi cục Thi hành án dân sự Đà Lạt, về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Chi cục Thi hành án dân sự Đà Lạt vướng nhiều đơn thư tố cáo sai phạm trong...