Triệt phá đường dây tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài
Ngày 30/6, Phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hải Dương đã thông tin về việc triệt phá đường dây tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài, xảy ra tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng. Trong đó, Nguyễn Văn Tùng (SN 1993, trú tại xã Phú Điền, huyện Nam Sách) bị khởi tố về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”; hai đối tượng gồm Nguyễn Văn Nghi (SN 1981, trú tại xã Cổ Bì, huyện Bình Giang, Hải Dương) và Lục Văn Hoàn (SN 1992, trú tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) về tội “Môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Lục Văn Hoàn, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn Tùng.
Quá trình điều tra có căn cứ xác định: Tùng, Nghi và Hoàn từng xuất cảnh sang Đài Loan (Trung Quốc) lao động. Sau khi về Việt Nam, với mục đích kiếm lời, các đối tượng đã móc nối với nhau, hình thành đường dây tổ chức cho những người đã từng bị Đài Loan trục xuất trốn quay lại Đài Loan để lao động trái phép.
Trong đường dây này, Tùng là người tổ chức, thu gom tiền của người đi; Nghi và Hoàn móc nối với một số đối tượng để đưa người Việt Nam trốn qua đường rừng từ Cao Bằng sang Phúc Kiến (Trung Quốc). Tiếp đó, tổ chức cho họ vượt đường biển từ Phúc Kiến sang Đài Loan. Tháng 3/2023, các đối tượng đã tổ chức thành 2 đợt cho 12 người trốn sang Đài Loan.
Nhóm thứ nhất gồm Vũ Đình Tam (ở Hải Dương), Phạm Văn Trọng, Bạch Xuân Cường (cùng trú tại Nghệ An) và Bùi Văn Dương (ở Bắc Giang). Theo thỏa thuận, 4 người đến Cao Bằng sẽ có người đón, dẫn vượt biên sang Phúc Kiến (Trung Quốc), sau đó lên tàu biển đi Đài Loan, chi phí sang Trung Quốc là 10.000NDT và chi phí từ Phúc Kiến sang Đài Loan là 10.000USD. Sau khi thỏa thuận, Tùng liên hệ với Nghi, Nghi liên hệ với Hoàn để đón và đưa Tam, Cường, Trọng, Dương vượt biên sang Trung Quốc.
Ngày 29/3, nhóm 4 người trên đến Phúc Kiến, Tùng liên hệ với Tam yêu cầu 4 người phải nộp đủ tiền mới cho lên tàu đi Đài Loan. Những người đi đã chuyển tiền vào tài khoản của Tùng theo thỏa thuận.
Video đang HOT
Nhóm thứ hai có 8 người gồm Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Hoàng, Phan Bến, Chu Văn Giang, Hoàng Văn Duẩn, Hoàng Phi Hùng, Lê Thị Hoa (đều trú tại Nghệ An) và Phạm Thị Xuyến (trú tại Hà Nội).
Ngày 27/3, nhóm 8 người đến TP Hải Dương, được Tùng trao đổi chi phí đi Đài Loan gồm 15.000 NDT (chi phí sang Phúc Kiến, Trung Quốc) và 10.000USD (chi phí từ Phúc Kiến sang Đài Loan), cách thức đi như nhóm 4 người trước. Ngày 28/3, nhóm 8 người nêu trên bắt xe ô tô từ Hải Dương đến TP Cao Bằng và liên hệ với một người phụ nữ (không rõ nhân thân, lai lịch) trong đường dây tổ chức trốn sang Trung Quốc và trả tổng chi phí 10.000NDT cho người này.
Ngày 29/3, nhóm 8 người có mặt tại Phúc Kiến, Trung Quốc và gặp nhóm 4 người đi trước. Tùng đã liên hệ với Tam và yêu cầu 12 người nộp đủ mỗi người 10.000 USD cho Tùng thì mới được lên tàu biển đi Đài Loan.
Chiều 1/4, cả 12 người nêu trên được bố trí lên cano, sau đó lên tàu cá sang Đài Loan. Ngày 3/4, khi ở trên tàu cá, cách đất liền khoảng 1km (thuộc Đài Đông, Đài Loan) thì mọi người trên tàu bị Công an Đài Loan bắt, tạm giữ. Sau đó, từ 22/5 đến 31/5, được trục xuất về Việt Nam qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Sau khi vụ việc bị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an phát hiện và chuyển cho Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương thụ lý, Tùng đã lẩn trốn vào Đồng Nai; Hoàn lẩn trốn tại Bắc Giang và xóa các dấu vết liên quan đến việc tổ chức cho người khác trốn sang Đài Loan. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan ANĐT đã phát hiện và kịp thời bắt giữ Nguyễn Văn Tùng khi đang lẩn trốn tại xã Cây Gáo, Trảng Bom, Đồng Nai trong đêm 9, rạng sáng 10/6.
Tiếp tục mở rộng điều tra, ngày 12/6, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương đã bắt giữ Nguyễn Văn Nghi ở Cổ Bì, Bình Giang; ngày 14/6, bắt Lục Văn Hoàn khi đang lẩn trốn tại Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 11/6, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hải Dương khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can. Vụ án đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.
Bắt tạm giam ông trùm người nước ngoài điều hành 6 công ty cho vay lãi nặng
Tối 26/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 2 tháng với Maksim Zubkov (SN 1982, quốc tịch Liên bang Nga; ngụ quận 7, TP Hồ Chí Minh) về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Qua điều tra, Cơ quan CSĐT xác định Maksim Zubkov là người điều hành toàn bộ hoạt động của 6 công ty gồm: Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ, Công ty TNHH Gofingo, Công ty Infobot, Công ty Infinity, Công ty Solution Lab và Công ty Bảo Tín Kim Long, để hoạt động cho vay tiền qua các trang web. Mức lãi suất mà các công ty này cho vay, thấp nhất là 183%/năm, cao nhất lên đến 2.555%/năm.
Tại cơ quan điều tra, Maksim Zubkov khai Công ty TNHH Gofingo Việt Nam được thành lập bởi 2 tập đoàn có trụ sở tại nước ngoài. Từ tháng 7/2019, Maksim Zubkov được thuê làm đại diện pháp luật của Công ty Gofingo Việt Nam với mức lương 140 triệu đồng/tháng.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Maksim Zubkov.
Maksim Zubkov chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động cho vay tại 6 công ty nêu trên, trong đó có 3 công ty chịu trách nhiệm vận hành chính việc cho vay là Công ty Gofingo xây dựng và quản lý các trang web senmo.vn và thantaioi.vn; Công ty Infobot quản lý hệ thống hotline tư vấn và chăm sóc khách hàng vay tiền trên các nền tảng trang web trên; Công ty Phúc Lộc Thọ sẽ tiến hành giải ngân tiền vay cho khách hàng và thu hồi tiền vay của khách.
Vào đầu tháng 3/2023, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công an quận Bình Thạnh đã tiến hành kiểm tra hành chính 6 công ty nói trên. Tất cả các công ty đều đặt trụ sở tại các tầng 7, 8, 11 tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh.
6 công ty do "ông trùm" Maksim Zubkov quản lý, điều hành đều đặt trụ sở tại các tầng 7, 8, 11 tòa nhà Thủy Lợi 4, quận Bình Thạnh.
Đáng nói, cả 6 công ty có đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ, tư vấn quản lý... nhưng lại đều có chung bộ máy tổ chức, nhân viên làm việc chung. Các công ty núp bóng dịch vụ cầm đồ, nhưng thực chất là tổ chức cho vay tín dụng tiêu dùng trái quy định bằng hình thức trực tuyến thông qua các website như: senmo.vn, thantaioi.vn, caydenthan.vn...
Cơ quan Công an đã tạm giữ một số người tại 6 công ty trên, đồng thời niêm phong nhiều máy móc, tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
Theo điều tra, 6 công ty có mô hình hoạt động rất quy mô, phân chia nhiệm vụ cụ thể như: Quảng cáo, tìm kiếm khách hàng; tư vấn vay, hướng dẫn người vay thao tác trên các trang website cho vay trực tuyến; kiểm tra, xác minh thông tin người vay; duyệt vay, thu hồi nợ...
Cơ quan Công an đã khởi tố 22 người là giám đốc, trưởng nhóm, nhân viên... của 6 công ty.
Từ hồ sơ thu thập được, Cơ quan Công an điều tra sơ bộ 42 người vay có 247 giao dịch đã hoàn tất thủ tục về mặt dân sự. Qua đó, xác định, nhóm đối tượng cho vay với lãi suất thấp nhất cho một giao dịch là 183%/năm, cao nhất cho một lần giao dịch là 2.555%/năm (gấp 10 - 128 lần so với lãi suất cho vay cao nhất trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự), thu lợi bất chính hơn 442 triệu đồng.
Bước đầu, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố 22 người là giám đốc, trưởng nhóm, nhân viên... của 6 công ty trên, về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan Công an xác định, Maksim Zubkov điều hành tất cả hoạt động của 6 công ty nên đã khởi tố, bắt tạm giam về tội danh trên
Giám đốc trả "nhầm" lương chiếm đoạt tài sản, lĩnh 7 năm tù Ngày 26/6, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Lưu Thị Ngọc Hằng (SN 1985, trú tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) 7 năm tù và bị cáo Nguyễn Thu Hằng (SN 1990, trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội) 3 năm tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo bản án sơ...