Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn khống hàng trăm tỉ đồng
Người vợ cầm đầu đường dây đã thành lập bốn công ty “ảo” cho chồng, con và kể cả… người giúp việc đứng tên để mua bán hóa đơn khống.
Ngày 19-4, Phòng Cảnh sát kinh tế – PC46 (Công an TP Đà Nẵng) cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Thị Anh (ngụ tổ 72, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê) và Nguyễn Thị Ngọc Bê (trú Hòa Cường Nam quận Hải Châu) để điều tra, làm rõ hành vi mua bán trái phép hóa đơn
Đây là đường dây mua bán hóa đơn khống có quy mô lớn với số lượng lên đến hàng ngàn hóa đơn. Trong đó, Trần Thị Anh là người cầm đầu, còn Bê làm “cò” trung gian để hưởng chênh lệch.
Bà Anh đã lập bốn công ty để mua bán hóa đơn trái phép. Ảnh: TT
Theo cơ quan điều tra, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015, Trần Thị Anh đã thành lập bốn công ty nhằm mục đích mua bán trái phép hóa đơn, thu lời bất chính.
Công ty CP Anh Quý Phong do Anh trực tiếp làm giám đốc, còn thành viên góp vốn là hai người con trai. Hai công ty TNHH Trí Phú Quý và Công ty TNHH MTV Xây dựng An Huy Bình do chồng và con trai ruột của Anh làm giám đốc. Ngoài ra, qua điều tra còn phát hiện Anh lợi dụng mượn CMND của chị TTH. (hàng xóm) và cũng là người giúp việc trong nhà để đứng tên thành lập Công ty TNHH MTV Trí Hòa Lợi.
Video đang HOT
Con dấu cùng các loại giấy tờ thu giữ của Anh. Ảnh: TT
Anh khai nhận thành lập các công ty này nhưng không đầu tư cơ sở hạ tầng, điều hành hoạt động kinh doanh như đã đăng ký mà chỉ thông qua các công ty này để thực hiện việc mua bán trái phép hóa đơn GTGT thu lợi bất chính.
Thủ đoạn của Anh là mua vào một số hóa đơn GTGT của một số doanh nghiệp để cân đối, báo cáo với cơ quan thuế, nhằm hợp thực hóa việc bán hóa đơn trái phép của mình. Tuy nhiên, để thu lợi lớn hơn, Anh chủ yếu in ấn hàng ngàn hóa đơn khống, sau đó thông qua “cò” trung gian là Nguyễn Thị Ngọc Bê để bán cho các doanh nghiệp có nhu cầu trên địa bàn TP Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam.
Bước đầu, cơ quan điều tra làm rõ đường dây của Anh đã bán hơn 4.285 hóa đơn GTGT trị giá gần 120 tỉ đồng. Liên quan đến đường dây này, PC46 đang tiếp tục điều tra, làm rõ một số đối tượng khác.
TẤN TÀI
Theo_PLO
Vạch trần thủ đoạn thành lập 20 công ty "ôm" 22 tỷ đồng của nữ quái 8X
Công an TP.Hải Phòng vừa triệt xóa 20 công ty "ma" mua bán 4.500 hóa đơn khống do một "nữ quái" 8X cầm đầu.
Cùng thời gian, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh cũng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng trong đường dây trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn, chiếm đoạt 22 tỉ đồng. Dù các ngành chức năng đã tấn công mạnh nhưng dường như tội phạm buôn bán trái phép hóa đơn GTGT vẫn không có xu hướng giảm?
Trăm phương nghìn kế "rút ruột" tiền thuế
Theo nguồn tin của PV báo ĐS&PL từ Công an TP.Hải Phòng, kẻ cầm đầu đường dây mua bán hóa đơn khống nêu trên là một thiếu nữ tuổi đời còn khá trẻ. Dưới sự điều khiển tinh vi của ả, hàng chục vụ mua bán hóa đơn số lượng lớn đã trót lọt. Việc làm ăn thuận lợi, ả không ngừng mở rộng thị trường, thành lập hàng loạt công ty và thuê nhiều đối tượng đảm nhiệm chức danh giám đốc.
Quá trình theo dõi, Cơ quan điều tra bước đầu xác minh, "nữ quái" đứng sau đường dây này là Vũ Thị Hải Yến (SN 1981, ở Phương Lưu 1, Đông Hải, Hải An, Hải Phòng). Chỉ cần khách có nhu cầu mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào cho doanh nghiệp, Yến và đồng bọn sẵn sàng xuất "giúp" mà chỉ cần trả 8% giá trị hóa đơn, thấp hơn cả khoản thuế GTGT 10% phải nộp cho Nhà nước. Để tạo "niềm tin", các công ty do Yến thành lập sẵn sàng "trưng" cho khách Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thông báo phát hành hóa đơn, thậm chí cả bản báo cáo thuế hàng tháng. Trong vòng chưa đầy 5 tháng, đường dây của Yến thực hiện trót lọt nhiều vụ mua bán hóa đơn với số lượng lớn, làm thất thu của Nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Sau hàng tháng trời nắm bắt, củng cố tài liệu, cách đây ít ngày, các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP.Hải Phòng đã quyết định tung mẻ lưới triệt phá. Quá trình khám xét, Cơ quan điều tra thu giữ 18 con dấu của 18 doanh nghiệp, 7 bộ máy vi tính, 115 quyển hóa đơn cùng nhiều công cụ, phương tiện khác. Qua đấu tranh khai thác, lực lượng chức năng tiến hành bắt giữ Vũ Thị Hải Yến và 8 đối tượng khác (cùng cư trú trên địa bàn các quận, huyện ở Hải Phòng). Tại cơ quan công an, Yến khai nhận, từ năm 2010 đến nay, ả thuê người làm giám đốc và cùng các đối tượng khác thành lập tổng cộng 20 công ty để thực hiện hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT.
Cũng trong khoảng thời gian trên, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng trong đường dây trốn thuế, mua bán trái phép hoá đơn, qua đó chiếm đoạt của Nhà nước hơn 22 tỉ đồng. Đầu mối đầu tiên của vụ án là Đỗ Quang Hưng (36 tuổi, trú ở xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội). Gã thuê người thành lập 3 công ty "ma", không hoạt động kinh doanh mà nhằm hợp thức hoá nguồn hóa đơn GTGT đầu vào cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu thập được nhiều tài liệu, chứng cứ thể hiện, khoảng tháng 10/2012, Hưng thành lập công ty CP Kim khí và vận tải Bá Hùng. Để qua mặt các cơ quan chức năng, Hưng thuê Tăng Bá Trình (34 tuổi, trú ở xã Uy Nỗ, Đông Anh), làm giám đốc. Cho đến khi bị phát hiện, Hưng đã chỉ đạo Trình kê khai khống 29 hóa đơn GTGT mua hàng của một công ty ở Vĩnh Phúc với tổng doanh số gần 95 tỉ đồng, thuế GTGT gần 9,5 tỉ đồng. Ngoài ra, Trình và công ty Bá Hùng còn giao dịch 36 hóa đơn GTGT với một công ty khác ở Hà Nam, với tổng doanh số hơn 129 tỉ đồng.
Cũng liên quan đến hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trước đó, Công an quận 7 (TP.HCM) đã triệt phá thành công đường dây in ấn, mua bán hóa đơn GTGT, thu giữ hơn 14.000 tờ hóa đơn GTGT được in ấn trái phép và hàng trăm triệu đồng để phục vụ điều tra. Tương tự, Công an TP.Hải Phòng cũng triệt phá một đường dây cực lớn, bắt giữ 3 đối tượng chủ chốt, thu giữ hơn 5.000 hoá đơn. Trong đường dây này, các đối tượng thành lập và mua lại 18 công ty, tiến hành buôn bán hóa đơn GTGT lên tới 1.500 tỉ đồng.
Làm sao để triệt tận gốc?
Một điểm dễ nhận thấy, sau thời gian có vẻ "án binh", gần đây, tội phạm buôn bán hoá đơn GTGT dường như đang có dấu hiệu "hồi phục" bằng những chiêu thức mới vô cùng tinh vi hòng qua mặt cơ quan chức năng. Hàng loạt doanh nghiệp ảo được lập ra không phải vì mục đích kinh doanh mà chủ yếu để buôn bán hóa đơn, chiếm đoạt số tiền cực lớn. Thông qua hoạt động này, các mặt hàng nhập lậu được hợp thức hóa đầu vào, nghiễm nhiên tuồn ra thị trường, gây ra không ít hệ lụy đối với nền kinh tế. Vậy, nguyên nhân do đâu khiến tội phạm buôn bán trái phép hóa đơn GTGT có xu hướng "nở rộ"? Đâu là biện pháp để tróc tận gốc hành vi vi phạm này?
Mổ xẻ dưới góc độ pháp lý, Ths. Luật sư Hồ Ngọc Hải - Giám đốc công ty Luật TNHH MTV Công Phúc cho rằng, do pháp luật quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh khá thông thoáng, tạo thuận lợi cho những người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, nhưng cũng là kẽ hở để tội phạm lợi dụng, thực hiện hành vi trái pháp luật như thuê người đứng tên thành lập hàng loạt doanh nghiệp... tiến hành mua bán hóa đơn GTGT. Sau khi thành lập DN, các công ty này tiến hành mua bán hóa đơn và nộp báo cáo thuế hàng tháng đầy đủ với cơ quan quản lý thuế tạo nên hệ thống doanh nghiệp ảo, công ty "ma", gây lỗ hổng nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước.
Theo LS.Hải, việc giao quyền tự chủ cho các tổ chức, doanh nghiệp in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cũng là "môi trường" để loại tội phạm này phát triển. Với những doanh nghiệp làm ăn gian dối, đây chính là kẽ hở để lợi dụng. "Nếu hóa đơn do bộ Tài chính phát hành sẽ rất khó làm giả. Nếu làm giả cũng dễ bị phát hiện ngay bởi giấy in hóa đơn do bộ Tài chính phát hành là loại đặc biệt, đằng này doanh nghiệp tự in và phát hành hóa đơn nên việc quản lý không đơn giản", LS.Hải nói.
Trong khi đó, ĐBQH Trần Ngọc Vinh - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cảnh báo, hành vi lập doanh nghiệp ảo, mục đích chỉ để mua, bán hóa đơn... là hết sức nguy hiểm. Do đó, theo quan điểm của ĐBQH Vinh, các ngành chức năng phải thường xuyên rà soát, 3 hoặc 6 tháng một lần để xem doanh nghiệp có hoạt động đúng chức năng hay không. Ngành thuế cũng phải kiểm tra việc đóng thuế của doanh nghiệp này. "Nếu 1-2 tháng mà không đóng thuế, có thể có vấn đề. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm sau khi phát hiện đơn vị có vấn đề", ĐBQH Vinh nói.
Có doanh nghiệp đã "chết" nhưng vẫn... "hoạt động" Lý giải cho nguyên nhân dẫn đến tội phạm mua bán hóa đơn có dấu hiệu gia tăng, ĐBQH Trần Ngọc Vinh nhấn mạnh: "Theo tôi, do chế tài chưa nghiêm, chưa quyết liệt trong thanh, kiểm tra. Thậm chí, sau khi đã thanh, kiểm tra, một số vụ việc vẫn chưa làm đến nơi đến chốn, dẫn đến tội phạm này có dấu hiệu lan tràn". Một trong những nguyên nhân khác, theo ĐBQH Vinh là do lợi nhuận cao nên đối tượng phạm tội bất chấp để phạm pháp. Có những doanh nghiệp đã "chết", địa chỉchẳng biết ở đâu nhưng vẫn "hoạt động".
ANH ĐỨC - ĐOÀN TÂN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bà trùm đường dây ma túy "khủng" ở TP.HCM thoát án tử Do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên bà trùm đường dây ma túy "khủng" ở TP.HCM là Lê Thị Ngọc Tuyền bị tuyên phạt tù chung thân Sau 2 ngày xét xử và nghị án, sáng 13/4, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ đường dây mua bán trái phép chất ma túy với khối lượng "khủng". Nhưng do đang nuôi...