Triệt phá đường dây chuyên làm giả giấy tờ để đi thi hộ
Mới đây, một đường dây làm giả căn cước công dân (CCCD), chứng minh nhân dân (CMND) để đi thi hộ vừa được Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội triệt phá thành công.
Khoảng 9h ngày 3/7, trong phòng thi số 200, điểm thi đánh giá năng lực tiếng Nhật tại Trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội, lực lượng An ninh Công an quận Cầu Giấy phối hợp với Hội đồng thi phát hiện thí sinh mang số báo danh 36.145 mang tên Phạm Văn T., SN 28/4/1979 có dấu hiệu sử dụng CMND giả để vào thi.
Đối tượng Trần Văn Dũng và Đỗ Hữu Hưởng tại Cơ quan Công an.
Ngay lập tức, cơ quan Công an đã mời thí sinh mang tên Phạm Văn T. về trụ sở làm việc. Qua đó xác định làm rõ tên thật của Phạm Văn T là Vũ Duy H. (SN 1990, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). H. được thuê đến thi hộ cho Phạm Văn T. với giá 4 triệu đồng.
Trước đó, ngày 15/2, Công an quận Cầu Giấy cũng phát hiện một trường hợp dùng CCCD giả đi thi hộ, đó là Trần P.A, (SN 2000, trú tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) sử dụng CCCD giả mang tên Trần Q.N, (SN 2002, trú tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên) để thi hộ cho N trong kỳ thi cấp chứng chỉ Vstep của Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các trường hợp thi hộ này đã được bàn giao cho Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Cầu Giấy thụ lý điều tra theo thẩm quyền.
Trước tính chất phức tạp và thủ đoạn của tội phạm, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Cầu Giấy đã báo cáo Ban Chỉ huy Công an quận xác lập chuyên án đấu tranh, nhằm bóc gỡ đường dây làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức, đồng thời ngăn chặn các hành vi sử dụng CCCD, CMND, thẻ sinh viên giả để gian lận trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia 2022.
Video đang HOT
Theo Trung tá Nguyễn Phi Hùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Cầu Giấy, trên địa bàn quận tập trung nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục, cao đẳng, dạy nghề với số lượng học sinh, sinh viên rất đông. Trong quá trình đào tạo, các trường thường xuyên tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, cấp chứng chỉ, đặc biệt các kỳ thi THCS, THPT quốc gia có lượng thí sinh dự thi lớn, thuộc nhiều lứa tuổi, từ nhiều nơi khác nhau về tham dự với hình thức thi tập trung. Các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi làm giả các giấy tờ, tài liệu và sử dụng các giấy tờ giả để thi hộ tại các kỳ thi trên.
Qua điều tra nắm tình hình, trước thời điểm diễn ra các kỳ thi, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Cầu Giấy đã phối hợp chặt chẽ với Đội An ninh và Công an các phường triển khai các biện pháp bảo vệ thi cử; đồng thời tập huấn cho các Hội đồng thi nhận diện phương thức, thủ đoạn gian lận thi cử, nhất là phổ biến về thủ đoạn sử dụng CCCD, CMND hoặc thẻ sinh viên giả của các đối tượng đi thi hộ nhằm qua mặt giám thị phòng thi.
Trung tá Nguyễn Phi Hùng cho biết, thực tế đã chứng minh, trong vụ thi hộ liên quan đến Trần Q.N mà người thi hộ Trần P.A, ngày thi đầu tiên hôm 14/2/2022, giám thị đã không phát hiện CCCD mà Trần P.A sử dụng với tên Trần Q.N là giả. Phải tới ngày thi thứ hai thì sự việc thi hộ mới bị phát hiện.
Ngoài ra, đơn vị cũng đã chỉ đạo CBCS tăng cường rà soát trên không gian mạng, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, theo dõi các hội nhóm đăng thông tin liên quan đến việc làm giả giấy tờ. Từ công tác này, đối tượng Trần Văn Dũng, SN 1994, trú tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã rơi vào “tầm ngắm” của các trinh sát.
Qua điều tra xác định, năm 2019, đối tượng Dũng thuê một cửa hàng có địa chỉ ở 63 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội để mở hiệu ảnh thẻ và ăn ở luôn tại đó. Trong thời gian này, Dũng quen Đỗ Hữu Hưởng, SN 2000, trú tại xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình làm công việc “shipper”. Sau này, khi Dũng chuyển sang “sản xuất” giấy tờ giả, Hưởng đã được Dũng mời làm chân rết chuyên tìm kiếm khách và “ship” giấy tờ giả giao cho khách.
Theo khai nhận của Trần Văn Dũng, sau khi mở hiệu chụp ảnh thẻ nhưng luôn ế ẩm, Dũng đã lên mạng xã hội tìm hiểu và phát hiện nhiều người có nhu cầu đặt hàng làm giấy tờ giả. Dũng tìm cách chuyển hướng kinh doanh, nhanh chóng mua các loại máy móc, thiết bị để làm giả trên mạng xã hội. Đồng thời, Dũng tham gia vào nhóm hội kín chuyên giới thiệu, trao đổi làm giả giấy tờ để tăng tìm kiếm nguồn khách.
Khi có khách muốn làm giả CCCD, CMND hay thẻ sinh viên, Dũng yêu cầu họ cung cấp thông tin, hình ảnh thẻ cần làm giả cùng các thông tin, ảnh chân dung, sau đó sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính cắt ghép, chỉnh sửa thông tin hình ảnh theo yêu cầu, in ra và dùng máy ép nhiệt, máy cắt phôi để hoàn thiện thành phẩm. Với khả năng, trình độ chỉnh sửa ảnh tinh vi, điêu luyện của mình, Dũng đã được một số khách nhanh chóng đặt hàng.
Với mỗi chiếc thẻ được làm giả, Dũng sẽ thu từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng tuỳ thuộc vào “độ tinh xảo” của các loại giấy tờ. Sau đó, Dũng thuê Hưởng mang đi “ship” cho khách với giá 100 nghìn đồng/thẻ. Sau khi biết được việc làm ăn của Dũng, Hưởng cũng lên mạng xã hội tự tìm kiếm khách hàng rồi giới thiệu cho Dũng làm giấy tờ giả, sau đó Hưởng trực tiếp bán giấy tờ giả cho khách để hưởng chênh lệch.
Trong khi tổ công tác theo dấu đường dây chuyên làm giấy tờ giả do Trần Văn Dũng cầm đầu, thì cán bộ điều tra vụ thi hộ của Trần P.A và Trần Q.N cũng báo cáo kết quả điều tra ban đầu về đối tượng nhận làm giả giấy tờ vụ này cũng là Trần Văn Dũng. Từ những thông tin trùng khớp này, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Cầu Giấy đã triển khai lực lượng bắt giữ Dũng, thu toàn bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan. Qua điều tra xác định, Trần Văn Dũng đã làm giả hơn 100 thẻ các loại.
Từ kinh nghiệm khi điều tra vụ việc trên, Trung tá Nguyễn Phi Hùng cho biết, một số trường thẻ sinh viên có tích hợp với thẻ ngân hàng sẽ khiến các đối tượng khó khăn hơn trong việc làm giả thẻ. Vì vậy, chỉ huy Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Cầu Giấy khuyến cáo các trường nên đồng bộ hai loại thẻ này để tránh hành vi gian lận thi cử trong các kỳ thi do nhà trường tổ chức.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Dũng và Đỗ Hữu Hưởng về hành vi làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức và tiếp tục điều tra mở rộng.
Công an vào cuộc vụ 2 trường hợp thi hộ tại quận Cầu Giấy
Ngày 7/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết đang điều tra hai trường hợp thi hộ trong kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Sư phạm Hà Nội.
Theo cơ quan Công an, khoảng 9h ngày 3/7, tại phòng thi số 200, điểm thi đánh giá năng lực tiếng Nhật của trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội, lực lượng An ninh - Công an quận Cầu Giấy phối hợp với Hội đồng thi phát hiện thí sinh mang số báo danh 36145 mang tên P.V.T (sinh năm1979) có dấu hiệu sử dụng giấy chứng minh nhân dân giả để vào thi.
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, cơ quan công an đã làm rõ P.V.T. tên thật là V.D.H (sinh năm 1990, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo đó, V.D.H được thuê đến thi hộ cho P.V.T. với giá là 4 triệu đồng.
Trước đó, ngày 14 và 15/2, lực lượng Công an cũng phát hiện 1 trường hợp sử dụng căn cước công dân mang tên N.T.P.A (sinh năm 2000) để thi hộ.
Qua xác minh, người này tên N.T.Q.N (sinh năm 2002), hiện đang là sinh viên của một trường đại học ngoại ngữ.
Hiện hai trường hợp này đang được điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thủ khoa xuất sắc: Lo học Sư phạm khó xin việc chỉ đúng với người thụ động! Với GPA đạt 3.87/4.0, Nguyễn Tú Uyên đã trở thành thủ khoa tốt nghiệp của Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nguyễn Tú Uyên (sinh năm 1999, Hải Phòng) khá bất ngờ khi nhận được danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp của Trường Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2021. Chia sẻ với...