Triệt phá đường dây cho vay với lãi suất lên đến 720% mỗi năm
Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã phát hiện một nhóm đối tượng đang cho nhiều người dân nghèo trên địa bàn xã Thanh Điền vay với lãi suất lên đến 720%/năm.
Đối tượng Huỳnh Út Tám tại cơ quan công an. (Ảnh: Thanh Tân/TTXVN)
Chiều 4/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Huỳnh Út Tám, sinh năm 1989, trú ấp Xẻo Ngát A, xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang (tạm trú tại ấp Thanh Hùng, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) để điều tra làm rõ hành vi cho vay nặng lãi .
Cụ thể, qua công tác nắm tình hình trên địa bàn xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Công an huyện Châu Thành đã phát hiện một nhóm đối tượng đang cho nhiều người dân nghèo trên địa bàn xã Thanh Điền vay với lãi suất lên đến 720%/năm.
Vào lúc 19 giờ 50 phút, ngày 2/2/2021, tại ấp Thanh Sơn, xã Thanh Điền, lực lượng Công an tiến hành bắt quả đối tượng Huỳnh Út Tám đang thực hiện hành vi cho vay lãi nặng. Tang vật thu tại hiện trường gồm 1 xe môtô, 2 điện thoại di động, trên 32 triệu đồng tiền mặt, cùng 3 quyển tập ghi danh sách người vay tiền.
Tại cơ quan công an, đối tượng Huỳnh Út Tám bước đầu khai nhận khoảng tháng 6/2020, Tám đến xã Thanh Điền, huyện Châu Thành để tạm trú và sử dụng số tiền trên 1 tỷ đồng để cho vay với lãi suất cao, không cần thế chấp.
Video đang HOT
Người vay tiền được chọn hai cách vay là vay trả góp theo ngày (với lãi suất 260%/năm) và vay trả lãi ngày (giữ nguyên gốc, với lãi suất từ 360% đến 720%/năm). Mỗi người vay tiền sẽ được đối tượng Huỳnh Út Tám giải quyết cho vay từ 5 triệu đồng đến 40 triệu đồng và bị tạm giữ một số giấy tờ tùy thân.
Tính đến khi bị bắt quả tang, đối tượng Huỳnh Út Tám đã cho trên 40 người vay, với tổng số tiền cho vay trên 1,2 tỷ đồng, thu lợi bất chính trên 200 triệu đồng.
Hiện, vụ việc đang được Công an huyện Châu Thành tiếp tục điều tra làm rõ./.
Lãnh đạo Ban quản lý lọc dầu Nghi Sơn lấy tiền công lập quỹ đen
Các lãnh đạo tại Ban quản lý dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn gửi tiền công vào ngân hàng nhưng bỏ ngoài sổ sách hơn 20 tỷ đồng từ số lãi có được để chi liên hoan, hội nghị; chi cho các đoàn đến công tác.
TAND TP Hà Nội đang chuẩn bị xét xử vụ án "Lập quỹ trái phép", gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồng xảy ra tại Ban quản lý dự án Công trình liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Ban QLDA Nghi Sơn).
Các bị cáo trong vụ gồm Trần Khắc Hiệp - nguyên Trưởng Ban QLDA Nghi Sơn; Lê Xuân Hoàng - Kế toán trưởng Ban QLDA Nghi Sơn và Nguyễn Mạnh Tấn - nguyên nhân viên phòng Kế toán Ban QLDA Nghi Sơn.
Theo cáo trạng, Ban QLDA Nghi Sơn là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và giai đoạn 2008 - 2011, bị can Tôn Anh Thị được giữ chức Trưởng ban; từ năm 2011, Trần Khắc Hiệp làm Trưởng ban.
PVN giao Ban QLDA xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng cho liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Để thực hiện xây dựng, Ban QLDA Nghi Sơn đã ký hợp đồng với các nhà thầu phụ; những hợp đồng này được thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2017 với tổng giá trị hơn 1.948 tỷ đồng.
Trước khi trả tiền cho các nhà thầu phụ, Tôn Anh Thi và Trần Khắc Hiệp đã lấy 1.600 tỷ đồng từ nguồn trên và 50 tỷ đồng khác từ PVN rót xuống để gửi vào Ngân hàng TMCP Quân đội tại Thanh Hóa (MB Thanh Hóa) và Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Thanh Hóa (OceanBank Thanh Hóa).
Qua đây, các ngân hàng này trả cho Ban QLDA hơn 20 tỷ đồng lãi suất không kỳ hạn nhưng Tôn Anh Thi và 3 bị cáo trong vụ bỏ số tiền này ngoài hệ thống sổ sách để chi tiêu.
Cụ thể, cơ quan truy tố xác định, giai đoạn 2010 - 2011, Ban QLDA Nghi Sơn thu hơn 1,1 tỷ đồng tiền lãi tại MB Thanh Hóa nhưng chỉ có hơn 300 triệu đồng được hạch toán đúng quy định; còn hơn 813 triệu đồng bị để ngoài sổ sách.
Năm 2011 - 2015, khi bị cáo Trần Khắc Hiệp lên làm Trưởng ban, Ban QLDA Nghi Sơn tiếp tục nhận hơn 14,8 tỷ đồng tiền lãi từ MB Thanh Hóa nhưng các đối tượng trong vụ tự ý chi tiêu hơn 14,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, Trần Khắc Hiệp còn gửi hơn 300 tỷ đồng của Ban QLDA Nghi Sơn vào OceanBank Thanh Hóa, thu hơn 6 tỷ đồng tiền lãi. Trong đó, có hơn 1,3 tỷ đồng được chuyển về tài khoản của Ban QLDA, còn hơn 4,7 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản của Lê Xuân Hoàng.
Các bị cáo thừa nhận đã dùng hơn 20 tỷ đồng nói trên cho công tác đối nội, đối ngoại của Ban QLDA. Lê Xuân Hoàng - người sử dụng số tiền này khai đã dùng làm phong bì trong các dịp Lễ, Tết khoảng 16 tỷ đồng; chi liên hoan, tổng kết hơn 1,3 tỷ đồng; chi phục vụ động thổ, khởi công và phục vụ các đoàn công tác đến làm việc hơn 1,2 tỷ đồng.
Bị can Tôn Anh Thi khai, đã chi hơn 813 tỷ đồng từ số tiền ngoài sổ sách cho 2 gia đình có người mất khi giải phóng mặt bằng dự án Nghi Sơn. Việc này đã xin phép ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch PVN nhưng ông Thăng bác bỏ, nói không liên quan.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Bình - nguyên Phó tổng GĐ PVN xác nhận ông Thăng từng yêu cầu bà chỉ đạo Tôn Anh Thi ứng tiền cho gia đình các nạn nhân. Viện KSND Tối cao cho rằng lời khai của ông Thi có căn cứ; việc chi tiền này phù hợp quy chế... nên đã ra quyết định đình chỉ bị can với ông.
Bắt cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt trên 150 tỷ đồng Ngày 13/9, công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa khởi tố 2 đối tượng là cặp vợ chồng lừa đảo nhiều người trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn, chiếm đoạt số tiền lớn rồi bỏ trốn. Với vỏ bọc là cán bộ ngân hàng BIDV và Viettinbank chi nhánh Lạng Sơn, đối tượng Nam đã lừa được nhiều người với số tiền...