Triệt để tiết kiệm chi
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá các ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã kinh qua nhiều vị trí công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ…
* Đề xuất các ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh làm Phó Thủ tướng
Năm 2014, theo dự kiến tổng số thu cân đối ngân sách là 782.700 tỷ đồng
với mức bội chi là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP
Sáng qua, 12-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Tờ trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP)Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Tờ trình nêu rõ, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn ông Vũ Đức Đam giữ chức vụ Phó Thủ tướng, giúp Thủ tướng theo dõi chỉ đạo khối văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo. Thủ tướng đánh giá, ông Vũ Đức Đam là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã đảm nhiệm nhiều chức vụ trong VPCP, từng làm thư ký, trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh… trước khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP.
Thủ tướng khẳng định, trong quá trình công tác, ông Vũ Đức Đam luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, có đủ phẩm chất và năng lực để đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Vũ Đức Đam làm Phó Thủ tướng đồng thời phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng hiện tại của ông Vũ Đức Đam.
Video đang HOT
Với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng nhận xét ông Phạm Bình Minh là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã kinh qua các chức vụ trong ngành ngoại giao. Trong quá trình công tác, ông Phạm Bình Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông đã đóng góp tích cực vào thành công trong công tác đối ngoại và quan hệ quốc tế của Việt Nam. “Ông Phạm Bình Minh đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ” – Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Quốc hội xem xét quyết định.
Trước đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ từ 4 lên 5 người với 87,75% số phiếu tán thành. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Quốc hội đã tán thành tăng thêm 1 Phó Thủ tướng, nâng số Phó Thủ tướng trong cơ cấu Chính phủ từ 4 lên 5 người.
Về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, theo kết quả bỏ phiếu kín tại Quốc hội, có 89,2% số ĐB đồng ý. Nghị quyết về việc phê chuẩn đề xuất miễn nhiệm cũng được thông qua với tỷ lệ 90,7% phiếu thuận. Như vậy, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân.
Cũng trong ngày 12-11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 và điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013. Năm 2014, tổng số thu cân đối ngân sách là 782.700 tỷ đồng; tổng số chi cân đối là 1.006.700 tỷ đồng; mức bội chi là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP. Quốc hội yêu cầu Chính phủ tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, cơ cấu lại thu, chi ngân sách, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý Nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc; cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác, không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa chi chuyển nguồn…
Về điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, Quốc hội giao Chính phủ nâng mức bội chi ngân sách để bù đắp số hụt thu ngân sách Trung ương nhưng không quá 195.500 tỷ đồng (tương đương 5,3% GDP ước thực hiện). Ngoài ra, Quốc hội cũng đồng ý giao cho Chính phủ cho phép các địa phương không đủ nguồn bù đắp hụt thu ngân sách được sử dụng không quá 70% quỹ dự trữ tài chính để bù vào số hụt thu ngân sách năm 2013.
Theo ANTD
Tăng từ 4 lên 5 Phó Thủ tướng
Hôm qua, 11-11, Quốc hội đã nghe các tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và tăng số Phó Thủ tướng. Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về các dự án Luật xây dựng (sửa đổi) và Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
bên hành lang Quốc hội
Thêm 1 Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại
Tại phiên làm việc ở hội trường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và Tờ trình về việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, tại kỳ họp thứ nhất, Thủ tướng đã có tờ trình Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức Chính phủ và 4 Phó Thủ tướng. Trong đó nêu rõ việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo công tác đối ngoại, đồng thời trực tiếp làm Bộ trưởng Ngoại giao là rất cần thiết nhưng cần có thêm thời gian chuẩn bị, khi có đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn sau. Theo tờ trình về việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng cho rằng, vào thời điểm hiện nay, việc bổ sung Phó Thủ tướng là cần thiết. Do đó, Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ sung thêm 1 Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Trong buổi sáng, Quốc hội cũng đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra về việc tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Ủy ban Pháp luật đồng ý với đề xuất tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ từ 4 lên 5 người. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại Đoàn ĐBQH về nội dung 2 tờ trình nói trên.
Theo Văn phòng Quốc hội, sáng nay, 12-11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và đề xuất tăng số Phó Thủ tướng Chính phủ. Cùng ngày, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ và Tờ trình về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam.
Đóng cửa doanh nghiệp nếu tái phạm nhiều lần
Chiều 11-11, tại phiên thảo luận tổ, cho ý kiến vào dự án Luật xây dựng (sửa đổi), ĐB Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) cho rằng, quy định về cấp phép xây dựng phải cụ thể, rõ ràng hơn nữa. "Các tiêu chí phải cụ thể, đảm bảo tính khả thi, giảm rủi ro cho doanh nghiệp, người dân, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng áp dụng luật tùy tiện, gây rắc rối cho người dân khi làm thủ tục xin cấp phép xây dựng". ĐB Nguyễn Minh Quang nói: "Dự luật có quy định điều kiện để được cấp phép xây dựng là "phù hợp với quy hoạch", vậy những nơi chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch treo thì làm thế nào? Phải điều chỉnh quy định này để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có thể xây dựng, cải tạo công trình, nhà ở".
Băn khoăn khái niệm "xây dựng tạm" trong dự luật, ĐB Lê Trọng Sang (đại biểu TP.HCM) cho rằng, phải làm rõ nếu không các địa phương sẽ đẩy khó về cho người dân. Có khi, đây còn là kẽ hở phát sinh tiêu cực khi áp dụng trong thực tế. Theo ĐB Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam, cấp phép xây dựng phải chặt chẽ nhưng cũng phải đảm bảo thông thoáng để không tái diễn cảnh xin-cho "hành" dân, "hành" doanh nghiệp.
Về dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), ĐB Phạm Huy Hùng cho rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường đang còn nhức nhối nên việc sửa luật là cần thiết: "Ô nhiễm xuất hiện khắp nơi. Các dòng sông bị ô nhiễm nặng nhất. Nước thải sinh hoạt, nước thải khu công nghiệp chưa qua xử lý, rác thải... đều bị tống xuống các dòng sông nên ô nhiễm rất kinh, mùi không chịu nổi...". ĐB Phạm Huy Hùng kiến nghị, sửa luật phải đảm bảo hình thành văn hóa bảo vệ môi trường, "cột chặt" hơn nữa trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp. "Mọi dự án đều phải đảm bảo yếu tố môi trường. Chế tài xử phạt phải nghiêm khắc hơn nữa để phòng ngừa vi phạm. Mức phạt hiện nay nhẹ quá, không thấm vào đâu nên không đủ răn đe đối tượng vi phạm. Doanh nghiệp tái phạm nhiều lần phải rút giấy phép, đóng cửa ngay...". Cũng đồng tình nâng chế tài xử lý, ĐB Nguyễn Văn Phụng (TP Hồ Chí Minh) nói: "Những vụ nghiêm trọng như Vedan, Hào Dương chỉ bị xử phạt hành chính mà chưa truy cứu trách nhiệm hình sự. Dự luật phải quy định rõ hơn vấn đề này để tăng tính răn đe".
Lạm phát giữ ở mức 7%
Ngày 11-11, Quốc hội họp phiên toàn thể để thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,8%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khoảng 10%, tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2% (riêng các huyện nghèo giảm 4%), số giường bệnh trên một vạn dân đạt 22,5 giường... Mục tiêu tổng quát năm 2014 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh trạnh của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện môi trường kinh doanh... Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được nêu ra là kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai...
Theo ANTD
Trước giờ miễn nhiệm, PTT Nguyễn Thiện Nhân không phát biểu Sáng nay 11/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc trước QH tờ trình đề nghị miễn nhiệm ông Nguyễn Thiện Nhân và tăng số Phó Thủ tướng. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết còn gần 3 năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ này, trước yêu cầu công tác của QH và Chính phủ, việc điều chỉnh cơ cấu nhân sự đã...