Triển vọng tăng trưởng Việt Nam vẫn tích cực
Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế Việt Nam trong buổi họp báo “ĐIểm lại-Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” ngày 1/7, tại Hà Nội.
Theo WB, tăng trưởng GDP trong năm 2019 của Việt Nam dự báo sẽ giảm còn 6,6%. Nguồn: Internet.
Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam, báo cáo của WB đã chỉ ra những điểm sáng như chỉ số giá tiêu dùng có tăng nhẹ trong vài tháng qua, áp lực lạm phát vẫn ở mức vừa phải do tăng trưởng tín dụng có phần chững lại.
Theo WB, tăng trưởng GDP trong năm 2019 của Việt Nam dự báo sẽ giảm còn 6,6%, tốc độ tăng trưởng dù chững lại nhưng vẫn rất tích cực, trong đó, chỉ số lạm phát dự kiến vẫn được duy trì dưới chỉ tiêu lạm phát chính thức là 4%.
Lý giải về điều này, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB Việt Nam cho biết, tăng trưởng gần đây giảm tốc là do tác động dội của những yếu tố bất lợi bên ngoài đối với các ngành kinh tế quan trọng.
Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi bùng phát và giá cả quốc tế suy giảm gây ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Đồng thời, sức cầu bên ngoài yếu đi làm tăng trưởng chững lại ở các ngành chế tạo chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.
Rủi ro tiếp tục gia tăng, do tình trạng bất định toàn cầu tăng lên với khi căng thẳng thương mại tái leo thang và biến động tài chính nhiều hơn. Rủi ro bên ngoài còn trở nên phức tạp hơn khi kết hợp với những nguy cơ dễ tổn thương trong nước, bao gồm chậm trễ trong quá trình củng cố tình hình tài khóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng, gây ảnh hưởng đến cảm nhận của nhà đầu tư và viễn cảnh tăng trưởng. tuy nhiên trong nửa đầu năm 2019, đầu tư, tiêu dùng vẫn tăng rất mạnh; nhu cầu tiêu dùng vẫn tương đối vững trên cơ sở lương tăng và lạm phát thấp.
Nhận định về tăng trưởng GDP trong năm 2019, ông Sebastian Eckardt chia sẻ, tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa được ký kết, tuy những cam kế của Hiệp định khó triển khai được ngay, tuy nhiên Hiệp định sẽ có nhiều tác động tích cực trong việc gia tăng niềm tin của nhà đầu tư, tăng vốn FDI và đẩy mạnh xuất khẩu.
Video đang HOT
Trước những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt, theo WB, Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể điều chỉnh hợp lý chính sách kinh tế vĩ mô trong trường hợp các rủi ro tiếp tục gia tăng dẫn tới nguy cơ suy giảm các hoạt động kinh tế .
Trong bối cảnh kinh tế khôi phục mạnh mẽ hai năm qua, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng hơn. Trong đó, có thể kể đến như kiềm chế tăng trưởng tín dụng và củng cố tài khóa nhằm tạo dựng thêm các khoảng đệm chính sách cần thiết, báo cáo khuyến nghị.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, ông Sebastian Eckardt, cho rằng với những dấu hiệu chững lại, thậm chí là giảm sút các hoạt động kinh tế, Việt Nam nên cân nhắc về các chính sách vĩ mô nhằm tạo thuận lợi cho tăng trưởng, kể cả quan điểm chính sách tiền tệ hỗ trợ nhằm kích thích tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tiếp tục cải cách cơ cấu bao gồm đổi mới khuôn khổ pháp lý, điều hành, cải cách doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng là hết sức quan trọng nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư ngắn hạn cũng như cải thiện tiềm năng tăng trưởng đầu tư trung hạn.
Ông Sebastian Eckardt chia sẻ, để xử lý tình trạng bất định và căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục tăng cường chiều sâu hội nhập thương mại qua các hiệp định song phương và khu vực, chẳng hạn như Hiệp định EVFTA và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương-CPTPP.
Theo tapchitaichinh.vn
Thị trường chứng khoán ngày 2/7: Hình thành xu hướng tăng ngắn hạn
Sau khi giảm về vùng hỗ trợ mạnh xung quanh 940 điểm thì VN-Index đã bật tăng và hình thành xu hướng tăng điểm ngắn hạn, hướng tới vùng 972-975 điểm.
Diễn biến thị trường chứng khoán ngày 1/7
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/7, VN - Index tăng 15,67 điểm lên 965,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 166,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 3.879 tỷ đồng. Toàn sàn có 216 mã tăng giá, 50 mã đứng giá và 100 mã giảm giá.
HNX - Index tăng nhẹ 0,58 điểm lên mức 104,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 29 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 362 tỷ đồng. Toàn sàn có 70 mã tăng giá, 58 mã đứng giá và 61 mã giảm giá.
Trên HOSE, khối ngoại đã quay đầu bán ròng 4,66 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng đạt 107,86 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại mua ròng trên 76 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 1,69 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: SHS)
Nhận định thị trường ngày 2/7
Công ty Chứng khoán Sài gòn - Hà Nội
Diễn biến tích cực từ cuộc gặp Mỹ Trung trong khuôn khổ của G20 cùng với việc ký kết hiệp định EVFTA vào cuối tuần qua đã có tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trên toàn thị trường. Chỉ số VN-Index ( 1,6%) có phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 đến nay, tuy nhiên thanh khoản trong phiên hôm nay lại không thực sự thuyết phục.
Trên góc độ kỹ thuật, phiên tăng này đã giúp VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự 963 điểm (MA50) và phía trước của chỉ số sẽ là vùng kháng cự mạnh hơn trong khoảng 970-975 điểm (cạnh trên của kênh giá giảm từ tháng 3 đến nay). Thanh khoản cũng sẽ cần có sự cải thiện để cho thấy sự breakout vùng này (nếu có) là đáng tin cậy.
Nhà đầu tư đang giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải nên quan sát kỹ diễn biến thị trường trong phiên tiếp theo và có thể giải ngân thêm nếu VN-Index có sự bứt phá khỏi ngưỡng 975 điểm với động lực tốt.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt
Đồ thị nến của VN-Index cho thấy sự hưng phấn cao độ khi xuất hiện "gap" tăng điểm và giá đóng cửa là giá cao nhất trong phiên. Sau khi giảm về vùng hỗ trợ mạnh xung quanh 940 điểm thì VN-Index đã bật tăng và hình thành xu hướng tăng điểm ngắn hạn, hướng tới vùng 972-975 điểm (tương ứng đường SMA(100) và biên trên của kênh giảm giá trung hạn). Các chỉ báo kỹ thuật đang có sự phục hồi nhẹ. Chỉ báo RSI tăng trở lại trên ngưỡng 50, chỉ báo MACD cũng vừa kịp tăng trở lại để vẫn nằm trên đường tín hiệu.
Khuyến nghị: Các chỉ số tăng điểm trở lại để hình thành xu hướng tăng ngắn hạn. Tuy nhiên xu hướng trung hạn vẫn đang là điều chỉnh giảm. Rủi ro hiện tại là không quá lớn và nhà đầu tư có thể tập trung vào đồ thị của các cổ phiếu riêng lẻ thay vì quá quan tâm tới các chỉ số chung.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự 970-975 điểm trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, sau 2 phiên hồi phục mạnh từ vùng hỗ trợ 935-940 điểm, thị trường có thể sẽ sớm xuất hiện các nhịp rung lắc, điều chỉnh khi tiếp cận vùng cản này trong một vài phiên kế tiếp.
Về diễn biến các nhóm ngành, dòng tiền đang có sự trở lại ở nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn, qua đó được kỳ vọng sẽ giúp các cổ phiếu thuộc nhóm này tiếp tục tăng điểm trong những phiên tới. Một số cổ phiếu đáng chú ý như MWG, FPT, VHM, BVH, VJC... Trong khi đó, nhóm ngân hàng với sự dẫn dắt của VCB dự kiến sẽ tiếp tục có diễn biến khởi sắc, đặc biệt là một số cổ phiếu giảm sâu và đang hồi phục trở lại như TCB, VPB, BID... Còn các cổ phiếu dầu khí vẫn đang tiếp cận các vùng cản gần và có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực chốt lời ngắn hạn.
Nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc, điều chỉnh của thị trường để nâng tỷ trọng danh mục lên mức 40-45% cổ phiếu trong giai đoạn này. Có thể thực hiện các hoạt động bán trading một phần vị thế ngắn hạn khi thị trường tiếp cận vùng 970-975 điểm.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lê Hải (Tổng hợp)
Theo phapluatplus.vn
WB: Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh bất ổn tăng Ngành dịch vụ đạt kết quả kinh doanh tốt - dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước và đặc biệt là tiêu dùng tư nhân vẫn tăng bền vững. Tỷ lệ nợ/GDP giảm từ mức đỉnh 63,7% năm 2016 xuống còn 58,4% năm 2018. Tăng trưởng kinh tế gần đây giảm tốc đó tác động từ yếu tố bất lợi bên ngoài....