Triển vọng phát triển cây dược liệu trên vùng đất phía Tây Nghệ An
Nghệ An có gần 1.000 loài cây dược liệu, trong đó có nhiều cây thuốc quý hiếm có giá trị sử dụng phổ biến.
Cùng với các chính sách hỗ trợ của địa phương, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, cây dược liệu đang dần tìm được chỗ đứng trong cơ cấu cây xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Mô hình trồng cây cà gai leo làm dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, mía.
Từng là Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Con Cuông nhưng với niềm đam mê và mong muốn đưa cây dược liệu trở thành cây trồng giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, anh Phan Xuân Diện đã quyết định xin nghỉ việc ở huyện để dành toàn bộ tâm sức vào việc phát triển cây dược liệu. Từ mô hình ban đầu trông thí điểm cây cà gai leo, cây thìa canh, đến nay, Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát của anh Diện đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu lên 4 ha, đồng thời thực hiện liên kết trồng cây dược liệu với hàng chục hộ dân trong vùng. So với các loại cây trồng khác như mía, ngô, cây dược liệu (trà gai leo, cây thìa canh…) giúp bà con có thu nhập hơn 120 triệu đồng/ha/năm.
Video đang HOT
Anh Phan Xuân Diện, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát cho biết, khi đang công tác tại Phòng Nông nghiệp huyện, anh được giao phụ trách dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn. Điều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An rất phù hợp các loại cây dược liệu phát triển nhưng vấn đề đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Năm 2016, anh quyết định nghỉ làm ở huyện và thành lập công ty để tập trung phát triển cây dược liệu. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, bên cạnh hệ thống cơ sở chế biến hoàn thiện, anh đã phát triển thành công 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, 5 sao dưới dạng trà, bột, cao. Thị trường tiêu thụ mở rộng tới hầu hết các tỉnh thành. Thời gian tới, công ty tiếp tục xúc tiến xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử.
Tại huyện miền núi, biên giới Kỳ Sơn, bà con có tập tục đốt nương làm rẫy khiến những cánh rừng thu hẹp dần. Trong khi trình độ, nhận thức của đồng bào còn nhiều hạn chế, việc lựa chọn cây trồng phù hợp gặp nhiều khó khăn. Cùng với xu thế sử dụng dược liệu từ thiên nhiên, người dân địa phương cùng một số doanh nghiệp đã bắt đầu thí điểm trồng các loại cây dược liệu dưới tán rừng, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, qua đó giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Mô hình trồng cây thìa canh làm dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, mía.
Anh Lầu Bá Trong, ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chia sẻ: Trước đây, ở địa phương không có việc làm, anh phải đi lao động ở các tỉnh phía Bắc. Mỗi tháng, anh có thu nhập 6-7 triệu đồng. Trừ chi phí đi lại, ăn ở, số tiền còn lại rất ít. Năm 2021, khi dịch COVID-19 bùng phát, công ty không có việc làm, anh buộc phải trở về quê. Anh đã may mắn được nhận vào Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống làm việc. Được đào tạo kỹ thuật, làm việc gần nhà, mức lương hơn 8 triệu đồng là niềm mơ ước của nhiều thanh niên trong vùng. Hy vọng thời gian tới, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, tạo việc làm để lao động địa phương không phải đi xa làm ăn nữa.
Ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, Kỳ Sơn là huyện miền núi biên giới, có điều kiện tự nhiên đặc thù. Nhiều xã như Na Ngoi, Mường Lống, Tây Sơn… có khí hậu quanh năm mát mẻ, rất phù hợp với sự phát triển một số cây dược liệu. Thực tế, người dân nhiều địa phương đã tự trồng các loại cây dược liệu như Giảo cổ lam, Sâm Thất diệp nhất chi hoa, Sâm Puxailaileng, Tam thất, Đẳng sâm… cho kết quả tích cực song quy mô còn nhỏ lẻ. Việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng không chỉ giúp bà con có thêm thu nhập mà còn tránh được tình trạng người dân phá rừng làm nương rẫy. Hiện tại, một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư thí điểm cho kết quả khả quan, có thể nhân rộng trong tương lai như mô hình trồng dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống thuộc Tập đoàn TH trồng ở Na Ngoi. Để biến những khó khăn thành lợi thế, Nghị quyết nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng nhân dân huyện Kỳ Sơn đã đưa mô hình phát triển cây dược liệu dưới tán rừng làm mô hình mũi nhọn.
Nhiều thanh niên ở huyện miền núi biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có việc làm nhờ mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng của Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống.
Việc trồng, phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn những nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương thay đổi tư duy, tập tục sản xuất cũ, có hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển cây dược liệu ở Nghệ An vẫn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng. Theo ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, để phát triển cây dược liệu ở Nghệ An nói chung, trong Khu dự trữ sinh quyển miền Tây nói riêng cần triển khai cả hai hướng: bảo tồn và khai thác có kế hoạch dược liệu trong tự nhiên; phát triển dược liệu dưới tán rừng và trồng tập trung một số loại cây dược liệu cho phép. Như vậy vừa tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, vừa khuyến khích bà conbảo vệ rừng, đồng thời tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để đạt được mục tiêu này, địa phương còn cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa, đặc biệt là phải đẩy mạnh liên kết 4 nhà (Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp và nhà nông). Trong đó, doanh nghiệp phải giữ vai trò then chốt trong hình thành chuỗi khép kín từ khâu chăm sóc, bảo quản, chế biến…
Cà Mau: Dông, lốc làm sập, tốc mái hàng trăm căn nhà, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp
Liên tiếp trong những ngày qua, mưa lớn kèm theo dông, lốc đã gây thiệt hại về nhà cửa và diện tích sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đặc biệt, trong ngày 9/7, dông, lốc làm ảnh hưởng tới hàng trăm căn nhà, hơn 340 ha lúa, hoa màu bị ngã đổ.
Dông, lốc tiếp tục khiến hàng chục ngôi nhà tại xã Tắc Vân, tỉnh Cà Mau bị sập và tốc mái (ảnh tư liệu).
Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có 209 căn nhà trên địa bàn bị sập, tốc mái do mưa lớn kèm theo dông, lốc. Thiệt hại nặng nhất là xã Phong Điền có 13 căn nhà bị sập, 83 căn bị tốc mái; thị trấn Sông Đốc có 63 căn bị tốc mái... Bên cạnh đó, hơn 340 ha lúa Hè Thu và nhiều cây lớn, cụm pano, áp phích bị ngã đổ; ước thiệt hại trên 850 triệu đồng. Tại huyện Cái Nước, thống kê sơ bộ, dông lốc đã làm 178 căn nhà bị sập và tốc mái, ước thiệt hại gần 1,6 tỷ đồng.
Đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Trần Văn Thời và huyện Cái Nước là những địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất tại tỉnh Cà Mau. Trước tình hình trên, chính quyền các địa phương cùng các lực lượng có liên quan khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục ảnh hưởng của thiên tai; đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên giúp bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Chiều 9/7, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, thiệt hại do mưa dông đang được cập nhật. Hiện nhiều nơi trong tỉnh vẫn đang tiếp tục diễn ra mưa lớn kèm dông, lốc. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cũng cảnh báo trên vùng Biển Đông xuất hiện một vùng áp thấp, khả năng trong những ngày tới sẽ phát triển thành áp thấp nhiệt đới, dự báo sẽ gây mưa và xuất hiện dông, lốc, gió giật cấp 7-8, biển động, sóng cao từ 2-3 m, người dân cần tăng cường công tác phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Ninh Bình cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi Dịch tả lợn châu Phi hiện đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Ninh Bình, xuất hiện tại 8/8 huyện, thành phố với trên 6.000 con lợn mắc bệnh đã chết và tiêu hủy. Ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình đang triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Cán bộ Phòng Nông nghiệp và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện

Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Nghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máy

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Có thể bạn quan tâm

1 nam ca sĩ Vbiz bị thủng màng nhĩ, tình trạng hiện tại ra sao?
Sao việt
4 phút trước
Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia
Thế giới
8 phút trước
Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Pháp luật
16 phút trước
Jennie bị fan chê 'quá dẹo', 'thua kém' trước sao khác, không còn chỗ đứng ở HQ
Sao châu á
18 phút trước
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!
Sao âu mỹ
19 phút trước
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam
Sức khỏe
34 phút trước
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?
Netizen
39 phút trước
Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'
Góc tâm tình
1 giờ trước
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
1 giờ trước
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
1 giờ trước