Triển vọng ngành thép trong năm mới
Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
Tiếp tục bứt phá hơn nhờ hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công cũng như thị trường bất động sản nhà ở có thể nóng trở lại. iều này sẽ có tác động tích cực giúp ngành thép đạt mức tăng trưởng hai con số trong năm nay. Tuy nhiên, theo đánh giá, ngành thép vẫn phải xoay xở với cuộc khủng hoảng thừa, tình trạng này sẽ còn kéo dài nếu không có hoạch định về chiến lược phát triển một cách đồng bộ cũng như biết tận dụng các cơ hội xuất khẩu lớn đang mở ra.
Phân xưởng cắt phôi thép tại Nhà máy gang thép Lào Cai.
Tín hiệu hồi phục từ thị trường
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2020 do tác động của dịch Covid-19, gần 50% số doanh nghiệp (DN) thuộc VSA có doanh thu sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong quý I và II. Cụ thể, trong sáu tháng đầu năm 2020, sản xuất thép các loại của các DN thành viên chỉ đạt hơn 11,6 triệu tấn (giảm 8,1% so cùng kỳ năm 2019); tiêu thụ đạt hơn 10,4 triệu tấn (giảm 10,7% so cùng kỳ năm 2019). ặc biệt, xuất khẩu thép các loại chỉ đạt hơn 1,8 triệu tấn (giảm tới 24,6% so cùng kỳ năm 2019). Tuy nhiên, kể từ tháng 7, các DN đã có sự phục hồi đáng kể. Tính chung trong năm 2020, sản xuất thép các loại đạt khoảng 24 triệu tấn (tăng 1% so năm 2019); tiêu thụ thép các loại đạt hơn 21 triệu tấn (giảm 0,9% so năm 2019). Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt gần 8 triệu tấn với trị giá đạt 4,19 tỷ USD đến hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới. Với sự phục hồi rõ rệt của ngành thép ở những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia nhận định ngành thép sẽ còn có triển vọng tích cực trong năm 2021 khi có làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Video đang HOT
Các chuyên gia cũng dự báo nhu cầu thép trong năm 2021 sẽ tăng từ 3% đến 5% so với năm 2020. Khi đó, vật liệu xây dựng nói chung, thép nói riêng sẽ là ngành được hưởng lợi lớn nhất, trong đó có các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai như cao tốc bắc – nam, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành. ặc biệt, thị trường bất động sản, nhà ở được dự báo sẽ “nóng” trở lại trong năm 2021 cũng là yếu tố giúp ngành thép tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, với một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP,… được thực thi, sẽ mang đến kỳ vọng cho ngành thép có thêm thị trường xuất khẩu mới với sự tăng trưởng cao. Ngoài ra, sự phục hồi mạnh mẽ về tiêu thụ trong nước từ cuối quý II-2020 khi hoạt động xây dựng các công trình, nhà ở trở lại bình thường nhờ việc kiểm soát tốt dịch bệnh tại Việt Nam cũng đã giúp các DN ngành thép đảo ngược tình thế.
iển hình là kết quả năm 2020 của Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) cho thấy, DN này đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, thậm chí một số chỉ tiêu chính tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ. Theo đó, Vnsteel đạt doanh thu thuần 78.169 tỷ đồng; trong đó, công ty mẹ đạt 2.488 tỷ đồng (bằng 163,8% kế hoạch năm 2020); lợi nhuận trước thuế đạt 891 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 30 nghìn tỷ đồng (bằng 100% kế hoạch), lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 260 tỷ đồng. Mục tiêu trong năm 2021, Vnsteel sản xuất hơn 2,5 triệu tấn phôi thép, tăng 6,5% so với năm 2020. Tập đoàn Hòa Phát mới đây cũng công bố doanh thu đạt 91.279 tỷ đồng trong năm 2020, tăng 41% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 13.506 tỷ đồng. Riêng quý IV đạt mức lợi nhuận kỷ lục hơn 4.660 tỷ đồng, gấp 2,42 lần so cùng kỳ năm trước.
Cần tận dụng tốt các cơ hội
Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân a đánh giá năm 2020 là một năm đầy biến động đối với ngành thép do dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị co lại, nhu cầu về thép, giá cả sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại do Chính phủ đã có các biện pháp kiểm soát dịch tốt, khiến nhu cầu về thép bắt đầu tăng mạnh, đặc biệt trong quý IV. Trong năm 2021, dự báo Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội lớn khi các DN nước ngoài đẩy mạnh việc đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp, kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo. ồng thời, với các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ, nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ lựa chọn Việt Nam là nơi đặt các trung tâm, nhà máy sản xuất, góp phần thúc đẩy thị trường thép phát triển. ể nắm bắt tốt cơ hội, các DN ngành thép cần tiếp tục bám sát thị trường, thể hiện tốt năng lực cạnh tranh thông qua việc cơ cấu lại sản phẩm để có những điều chỉnh phù hợp, bảo đảm cho việc phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có hoạch định, chiến lược phát triển ngành thép theo chiều sâu, hạn chế cho phép mở thêm những nhà máy sản xuất thép xây dựng mới, hướng các DN đầu tư vào công nghệ để đưa ra thị trường những sản phẩm thép đặc chủng chất lượng cao. Mặt khác, cần tăng cường bảo vệ sản xuất trong nước bằng các công cụ phòng vệ thương mại hiệu quả, mạnh tay xử lý tình trạng gian lận, làm giả, nhái thương hiệu,… để bảo vệ quyền lợi, công bằng cho các DN sản xuất thép chân chính.
Năm 2021, trước các cơ hội từ việc hội nhập, đặc biệt là việc thực thi các FTA, ngành thép là một trong những ngành được kỳ vọng có thêm điều kiện thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới. Theo đó, việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các DN ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời việc nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia trong khối có ký các FTA cũng sẽ giúp Việt Nam được hưởng lợi về giá. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận một thực tế, hiện nay các DN thép trong nước vẫn còn hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ dẫn đến việc sản xuất tiêu tốn nhiên liệu, chi phí cao. ó là lý do khiến các sản phẩm thép trong nước khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng nhiều như hiện nay.
Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển ngành thép trong bối cảnh thị trường ngày càng yêu cầu khắt khe, cạnh tranh gay gắt về giá, chất lượng, đòi hỏi các DN ngành thép phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cải tiến năng suất, công nghệ, nâng cao trình độ, kỹ năng người lao động, môi trường làm việc, thị trường,… Bên cạnh đó, phải giải quyết triệt để tình trạng mất cân đối cung – cầu trong nước, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tránh vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại không đáng có. Từ đó, sẽ góp phần nhanh chóng giúp xây dựng ngành thép phát triển đồng bộ, hiện đại, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để các DN mở rộng thị phần trong nước và xuất khẩu.
Nhịp điều chỉnh là cơ hội để nhà đầu tư nâng tỉ trọng cổ phiếu
Chỉ số VN-Index tiếp tục được dự báo thách thức ngưỡng kháng cự 1.200 điểm, sau những lần thất bại ở ngưỡng này.
Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán HSC. Ảnh: Quý Hòa.
Nhịp điều chỉnh là cơ hội để nhà đầu tư nâng tỉ trọng cổ phiếu
Kêt thuc tuân giao dich 18-22.1, chi sô VN-Index giam 27,42 điêm, tương đương 2,30%, đong cưa ơ mưc 1.166,78 điêm. Tuy nhiên, chi sô chi giam điêm tai 2 trên 5 phiên giao dich tuân nay vơi 130 ma tăng va 248 ma giam. VIC, BID va VNM la 3 ma co tac đông tiêu cưc nhât lên VN-Index. Trong khi đo, NVL, BCM va KBC la 3 ma hô trơ tich cưc nhât cho chi sô.
Thanh khoản trên thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá trị giao dịch trung bình đạt hơn 17.100 tỉ đồng/phiên trên sàn HOSE. Và có những phiên giao dịch, hệ thống của HOSE đã báo lỗi ngay từ phiên sáng khi thanh khoản được đẩy lên cao.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thi trường dư báo sẽ chiu áp lưc rung lắc điều chinh trong môt vai phiên đâu tuân và có thê hồi phục tăng điêm về cuôi tuân 25-29.1.
VN-Index nhiều kha năng sẽ tiên đên thư thách vùng đinh cũ quanh 1.200 điêm trong ngắn han. Tuy nhiên, đa hồi phục tăng điêm cua thi trường sẽ có thê sẽ chậm lai va đan xen cac nhip điều chinh trong qua trinh đi lên.
BVSC cho rằng các nhóm cổ phiêu sẽ có sư phân hoá rõ nét hơn theo kêt qua kinh doanh quý IV/2020 cua các doanh nghiệp niêm yêt. Bên canh đo, hoat đông tai cơ câu danh mục cua các quỹ đâu tư theo cac bô chi sô VN30, VNFINLEAD... sẽ tao ra anh hương rõ nét hơn đên diễn biên thi trường trong tuân cuôi tháng 01. Hoat đông này cũng sẽ khiên các cổ phiêu thành phân cua các rổ chi sô có biên đông manh.
Theo đó, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỉ trọng nắm giữ cổ phiêu trong danh mục ơ mưc 40-60% cổ phiêu. Các nha đâu tư tiêp tục tận dụng các nhip điều chinh cua thi trường đê thưc hiện các hoat đông giai ngân nâng tỉ trọng.
Bên cạnh kết quả kinh doanh quý IV/2020 của các doanh nghiệp đang được chờ đón, thị trường chứng khoán Việt Nam còn đón nhận thông tin tích cực khi Standard Chartered (Tập đoàn quốc tế, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính) có đánh giá lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đạt 7,8%.
Cũng theo Standard Chartered, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong khu vực của dòng vốn FDI. Thông tin này đã tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp trong phiên giao dịch cuối tuần 22.1.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thép cũng nhận được thông tin tích cực về giá thép. Cụ thể, theo Hiệp hội thép Việt Nam, giá thép toàn cầu đã ở mức cao trong giai đoạn cuối năm 2020 và phần lớn đà tăng có khả năng tiếp tục kéo dài ít nhất đến nửa đầu năm 2021.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), chỉ số VN-Index diễn biến rung lắc trong biên độ hẹp, hình thành mẫu nến doji trung tính. Vùng kháng cự quanh 1.175 điểm đang tạo lực cản cho chỉ số và đây cũng là ngưỡng chặn cần phải vượt qua để xác nhận cơ hội vượt đỉnh rõ ràng hơn cho thị trường. KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và có thể tiếp tục duy trì một phần vị thế trading đã mua tại vùng hỗ trợ gần, kỳ vọng vào khả năng vượt cản thành công của VN-Index.
Đồng Nai tận dụng lợi thế phát triển dịch vụ logistics Là địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh các ngành kinh tế; trong đó có dịch vụ logistics. Đồng Nai tận dụng lợi thế phát triển dịch vụ logistics. Ảnh minh họa: TTXVN Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác...