Triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm
Ngành ngân hàng đang ở trong bối cảnh có sự hỗ trợ của Chính phủ cùng sự hồi phục của nhu cầu trong nước…
Ảnh: QH.
Tỉ lệ nợ xấu không tăng mạnh
Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, nhìn chung các ngân hàng đều có quan điểm tích cực hơn về sự hồi phục của sản xuất công nghiệp và nền kinh tế trong các quý tới nhờ vào các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trạng thái bình thường mới khi hết dịch và sự phục hồi của nhu cầu trong nước.
Hầu hết các ngân hàng đều cho rằng tỉ lệ nợ xấu sẽ không tăng mạnh trong quý II/2020. Theo KIS, trong trường hợp nền kinh tế trở nên tiêu cực hơn do đại dịch diễn ra trên toàn cầu, một phiên bản mở rộng hơn của Thông tư 01 sẽ cứu nguy cho bảng cân đối kế toán các ngân hàng.
Cụ thể, Thông tư 01 được Ngân hàng Nhà nước ban hành hồi tháng 3.2020, Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thơi hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hô trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.
KIS đánh giá lãi suất cho vay thấp hơn từ các gói tín dụng hỗ trợ và việc cơ cấu nợ theo Thông tư 01 sẽ làm NIM 2020 dự kiến sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ.
Do biến động khó dự đoán của COVID-19, các ngân hàng trở nên cẩn trọng hơn trong việc mở rộng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng chủ yếu sẽ tập trung vào các phân khúc được cho là ít bị ảnh hưởng nhất như bán lẻ ở VCB hay khách hàng doanh nghiệp lớn (CIB) ở MBB.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, ngành ngân hàng đang được đặt trong bối cảnh sự hồi phục của nhu cầu trong nước. Trong hành trình từ TP. HCM đến Hà Nội và ngược lại, sân bay đã trở nên đông đúc hơn khi nhiều gia đình đi du lịch trong kỳ nghỉ hè . Tuy nhiên, nhu cầu du lịch sau kì nghỉ hè 2020 vẫn bỏ ngỏ do tình hình khó đoán của COVID-19. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tăng tốc giải ngân đầu tư công trong quý II/2020 với nhiều nỗ lực để cải thiện tỉ lệ giải ngân từ 35% trong quý I/2020 lên 100% cho đến cuối năm 2020. Trong thời gian tới, các địa phương phải báo cáo tiến độ giải ngân cho Chính phủ và Thủ tướng với tần suất 15 ngày một lần.
Kỳ vọng tín dụng toàn hệ thống tăng dưới 10%
Video đang HOT
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank ( VCBS), lãi suất huy động và cho vay đều giảm với tốc độ tương đương, tuy nhiên chỉ số NIM dự báo vẫn giảm nhẹ trong năm 2020 do các ngân hàng không được phép ghi nhận lãi dự thu đối với các khách hàng tái cơ cấu theo Thông tư 01.
Kỳ vọng tín dụng toàn hệ thống tăng dưới 10% năm 2020. Cụ thể, nhu cầu tín dụng suy giảm, các ngân hàng quy mô lớn thận trọng trong việc cho vay mới khiến cho nhu cầu tìm đến các ngân hàng cổ phần có nguồn vốn tốt thể hiện qua chỉ số CAR. Ngân hàng Nhà nước đã nới room tăng tín dụng lên mức 18-22% cho một số ngân hàng bao gồm: TCB, VPB, TPB, VIB, HDB,…
Tới giữa tháng 6.2020, nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01 đạt 172 nghìn tỉ đồng, tương đương 2% tổng dư nợ toàn hệ thống. Ước tính nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước: nợ xấu nội bảng (bao gồm phần bán cho VAMC và phần được tái cơ cấu) vào cuối năm 2020 sẽ ở mức 2,6% – 3% vào trong kịch bản dịch bệnh được kiểm soát trong quý I và 3,7% trong kịch bản dịch bệnh được kiểm soát trong quý II so với con số 1,4% cuối năm 2019.
Theo VCBS, nhóm ngân hàng lớn (AGR, VCB, BID, CTG) chịu áp lực lợi nhuận giảm do phải tiên phong dành nguồn lực hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nhóm ngân hàng cổ phần năng động (ACB, MBB, TCB, VIB, TPB) phân hóa tùy thuộc tình hình kinh doanh và một số ngân hàng vẫn có tăng trưởng về lợi nhuận. Nhóm ngân hàng đang ở trong giai đoạn xử lý nợ xấu (CTG, STB, SHB) sẽ phải mất thêm thời gian xử lý so với kế hoạch ban đầu.
* NIM là chênh lệch giữa thu nhập lãi do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác tạo ra và số tiền lãi phải trả cho người cho vay của họ.
* CAR là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại.
Lãi suất hạ, tín dụng vẫn khó tăng
Mặt bằng lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm, tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, khả năng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt mức tăng trưởng 9 - 10% trong năm nay.
Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm
TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất điều hành hai lần liên tiếp vào tháng 3 và tháng 5/2020, với tổng mức giảm là 100 điểm phần trăm đối với lãi suất tái cấp vốn, cũng như hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn và trần lãi suất cho vay trong lĩnh vực ưu tiên.
Thời gian qua, ngành ngân hàng đã sớm vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng dịch. Đồng thời, các ngân hàng cũng đưa ra nhiều gói kích cầu tín dụng.
Tuy nhiên, dư nợ tín dụng của ngành đến nay mới chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 4%, cho thấy vẫn còn ở mức tương đối thấp.
Vì vậy, theo TS. Trần Du Lịch, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét giảm thêm lãi suất huy động (đầu vào), để làm căn cứ cho các ngân hàng thương mại giảm tiếp lãi suất đầu ra cho một số phân khúc khách hàng nhằm kích cầu tín dụng, tiêu dùng trong nước.
TS. Nguyễn Xuân Thành, Trường Đại học Fullbright nhận định, thời gian qua, các nước có dư địa chính sách đã đồng loạt hạ lãi suất điều hành, trong đó có Việt Nam.
Ngành ngân hàng cũng đã nhanh chóng vào cuộc chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 và cũng là để "tự cứu" chính mình. Vì thế, lãi suất khó tăng trong bối cảnh hiện nay, ngược lại khả năng sẽ còn xu hướng giảm.
Kết quả khảo sát của Vụ Dự báo, thống kê (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, có hơn một nửa số ngân hàng tham gia đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tiếp tục giảm trong quý III và cả năm 2020.
Trong đó, các ngân hàng chiếm thị phần lớn trên thị trường đều kỳ vọng lãi suất sẽ giảm tiếp. Bên cạnh đó, các nhà băng cho biết, sẽ tiếp tục giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do Covid-19.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh tín dụng nửa đầu năm tăng thấp (3,26%) và dự kiến chỉ tăng 3,5% trong quý III.
Đến hết năm 2020, giới ngân hàng dự đoán tăng trưởng tín dụng khoảng 10,5% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 14% đề ra đầu năm.
Do tín dụng đầu ra kém, lãi suất huy động thấp dần, tất cả nhóm ngân hàng được khảo sát đều cho rằng, tăng trưởng huy động vốn của năm 2020 có xu hướng giảm.
Huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 3,1% trong quý III/2020 và tăng 8,3% trong năm 2020. Bên cạnh đó, huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm được dự báo tăng trưởng tốt hơn so với kỳ hạn dưới 1 năm.
Ads by AdAsia
Các ngân hàng có thị phần lớn dự báo, lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm tiếp trong nửa cuối năm 2020. Trong hơn nửa đầu năm 2020, hệ thống ngân hàng đã liên tiếp giảm lãi suất huy động và có nhiều đợt điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm kích cầu tín dụng.
Cầu vốn vẫn thấp
Mặc dù lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục giảm, song cầu về tín dụng của doanh nghiệp khó tăng cao. Cũng theo khảo sát của Vụ Dự báo, thống kê, dự báo trong quý III/2020, các hoạt động kinh tế trong nước hoạt động trở lại nhưng các nền kinh tế đối tác lớn của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nên sẽ tiếp tục gây bất lợi tới triển vọng kinh doanh của ngành.
Trong bối cảnh này, vẫn có hơn 50% nhà băng dự kiến cải thiện được lợi nhuận so với quý II năm nay. Nhưng với tăng trưởng tín dụng, các dự báo đưa ra, khả năng chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 10%.
Trung tâm Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa phát hành báo cáo thị trường tiền tệ tuần 13/7- 17/7, theo đó cho rằng, nếu muốn đạt kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 10% thì nửa cuối năm còn lại, tín dụng cần tăng tương đương nửa cuối 2019.
Theo đánh giá của SSI Research, tình trạng dư thừa thanh khoản của từng ngân hàng phụ thuộc lớn vào đầu ra tín dụng. Vì thế, lãi suất tiền gửi có thể phân hóa và kéo rộng khoảng cách giữa các nhóm ngân hàng.
Bà Trần Thị Nguyệt Oanh, Giám đốc phụ trách Khối Khách hàng doanh nghiệp khu vực phía Nam, HSBC Việt Nam phân tích, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của thị trường giảm, kéo theo đầu ra của doanh nghiệp chậm lại.
Một khi đầu ra chậm sẽ tác động kéo theo vòng quay vốn chậm hơn, nên nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp cũng sẽ ít hơn trước đây.
Như vậy, khi nhu cầu vốn lưu động giảm sẽ kéo theo nhu cầu về vốn ngắn hạn giảm, nên tín dụng khó có thể tăng cao.
Cũng theo bà Oanh, với điều kiện thị trường hiện tại, hầu như các doanh nghiệp đều dừng lại các kế hoạch mở rộng đầu tư.
Các doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm để đầu tư và kỳ vọng tình hình sáng sủa hơn mới triển khai. Vì thế, nhu cầu về vốn đầu tư trung, dài hạn từ đó cũng sẽ giảm đi, từ đó tác động lên tăng trưởng tín dụng.
Từ quan sát thực tế, TS. Nguyễn Đức Thành - Chuyên gia kinh tế cấp cao cho rằng, sức cầu của nền kinh tế hiện nay giảm mạnh chính là nguyên nhân khách quan khiến tín dụng toàn ngành ngân hàng chỉ tăng trưởng 3,26% trong 6 tháng đầu năm. Do đầu ra của sản phẩm, hàng hóa khó khăn nên doanh nghiệp không có nhu cầu về vốn.
Vì thế, theo TS Thành, ngành ngân hàng có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuống khoảng 10% sẽ phù hợp hơn với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, cũng như tốc độ tăng trưởng và giá lạm phát đang có nguy cơ tăng lên từ nay đến cuối năm.
Dự báo nhu cầu tín dụng dù có khả năng phục hồi trong những tháng cuối năm, song TS. Cấn Văn Lực cũng dự báo mức tăng trưởng tín dụng cả năm nay của ngành ngân hàng dự kiến ở 9 - 10%.
Ngành ngân hàng: Ưu tiên xử lý vốn cho sản xuất Hết tháng 5, tăng trưởng tín dụng vẫn thấp kỷ lục. Để vực dậy nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19, trong 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục mở rộng vốn cho sản xuất kinh doanh, theo dõi diễn biến lạm phát để điều chỉnh lãi suất. Khách hàng giao dịch tại VPBank chi nhánh Hà Nội....